Chất liệu nhân xã trở nên rách nát dưới ách cai trị độc tài của đảng CSVN. Văn hóa và đạo đức bị xuống cấp một cách trầm trọng khi mỗi người đều cố gắng luồn lách bằng các giải pháp cá nhân cho mình, mà bỏ qua những giá trị nền tảng. Không ai không phẫn nộ trước hiện tình bi đát của nền giáo dục ở Việt Nam.
Sơn LaChị Nguyễn Thị Thuỷ khai chỉ nhờ xem điểm nhưng không ngờ con trai được tăng 17,75 điểm, đỗ vào trường công an.
Chiều 22/5, trong phiên xử vụ gian lận điểm thi THPT 2018, TAND tỉnh
Sơn La làm rõ hành vi "nhờ nâng điểm hay xem điểm" và đưa nhận tiền. Năm
người làm chứng khi bị xét hỏi đều khẳng định chỉ nhờ người trung gian
hoặc trực tiếp các bị cáo xem điểm trước cho con, cháu trong kỳ thi THPT
2018. Không ai thừa nhận có thoả thuận hoặc đưa tiền.
Chị Nguyễn Thị Thuỷ (người làm chứng) cho biết có con trai tham dự kỳ
thi THP2018 nên nhờ bị cáo Trần Văn Điện (giáo viên) xem trước điểm.
Chị biết Điện có thể có mối quan hệ nên "cứ nhờ vậy, được thì tốt, không
thì thôi". Chị sau đó cũng không được bị cáo Điện thông báo lại kết quả
và cũng không hứa hẹn hay trao đổi gì về vật chất.
Con trai chị Thuỷ được 28,1 điểm ba môn Toán, Lý, Tiếng Anh và đỗ vào
trường công an nhân dân. Tuy nhiên sau khi chấm thẩm định thí sinh này
bị hạ 17,75 điểm nên bị buộc thôi học.
"Chị nghĩ sao về số điểm bị hạ này?", chủ toạ hỏi. Chị Thuỷ đáp chỉ
nhờ xem điểm nên rất ngạc nhiên khi con "bị giảm điểm nhiều như thế" sau
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chấm thẩm định.
HĐXX cho hay, con trai chị Thuỷ được nâng 17,75 điểm cho ba môn nên
sau khi chấm thẩm định đã bị trả về đúng điểm thực chất. Bị hạ số điểm
khá cao nhưng con trai chị không khiếu nại về kết quả chấm thẩm định
này.
Phụ huynh Nguyễn Thị Thuỷ. Ảnh: Phạm Dự.
Trùng với lời khai của chị Thuỷ, bị cáo Điện cho rằng chỉ nhờ bà
Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng,
Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La) xem điểm cho con chị Thuỷ cùng ba thí
sinh khác chứ không nhờ nâng điểm. Cho rằng có đến nhà như bà Nga khai
nhưng ông Điện khẳng định chỉ đến chơi chứ không đưa tiền cảm ơn. Ông
cũng không biết các thí sinh mà ông nhờ xem điểm trước được nâng điểm
cho đến khi cơ quan điều tra thông báo.
"Bị cáo suy nghĩ gì khi nhờ xem trước điểm mà các thí sinh lại được
tăng điểm?", chủ toạ hỏi. Ông Điện đáp rằng cũng không biết tại sao lại
như vậy vì chỉ nhờ xem điểm. "Điểm này ở trên trời rơi xuống nên bị cáo
không biết, đúng không", chủ toạ ngắt lời. Ông Điện nhỏ giọng nói "đúng
ạ" và định trình bày thêm song bị mời về chỗ.
Ngược lại lời khai của ông Điện, bị cáo Nga khẳng định trước kỳ thi
THPT ông Điện đến nhờ bà nâng điểm giúp cho bốn thí sinh. Sau khi nâng
điểm thành công, ông Điện đến nhà đưa cho bà Nga 1,04 tỷ đồng tiền cảm
ơn của gia đình bốn thí sinh. "Số tiền này bị cáo đã nộp một tỷ cho Cơ
quan điều tra còn 40 triệu bị cáo Huynh đang vay nên yêu cầu anh Huynh
nộp lại cho công an", bà Nga nói.
Theo cáo trạng, trước kỳ thi THPT 2018, ông Điện gặp bà Nga nhờ nâng
điểm cho bốn thí sinh, trong đó có con trai chị Thuỷ. Sau khi có kết quả
các trường hợp nhờ đều được nâng điểm, Điện đã đến gặp đưa cho bà Nga
1,04 tỷ đồng tiền cảm ơn của các gia đình. Bị cáo Lò Văn Huynh (Phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo
dục) khai nhận nâng điểm cho con trai bà Lò Thị Trường (làm tự do) với
giá 300 triệu đồng; nhận của Nguyễn Minh Khoa một tỷ đồng để nâng điểm
cho 4 thí sinh đủ điểm đỗ vào trường công an. Khi sự việc bị phát giác,
ông Khoa yêu cầu Huynh đưa lại một tỷ đồng để trả lại cho gia đình các
thí sinh. Huynh sau đó đưa 1 tỷ đồng cho Lê Thanh Sơn (em vợ) để nhờ gửi
lại cho Khoa nhưng sau đó đã nộp lại số tiền này cho cơ quan điều tra.
Tuy nhiên sau khi bị khởi tố bổ sung về tội Nhận hối lộ, ông
Huynh lại thay đổi lời khai và cho rằng một tỷ đồng này là tiền bán đất
và tiết kiệm gia đình cho Sơn vay để mua đất làm nhà.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga tại toà chiều 22/5. Ảnh: Phạm Dự.
Trả lời thẩm vấn tại toà chiều nay, ông Huynh phủ nhận đã cầm của
Khoa một tỷ đồng, nói lúc đầu do "nhận thức chưa đầy đủ nên thừa nhận
cho xong chuyện". Khi vụ án được điều tra bổ sung, ông Huynh nghĩ là
khai đúng sự thật sẽ được giảm nhẹ. Ông Huynh đề nghị HĐXX trả lại số
tiền này.
Về cáo buộc nhận 300 triệu đồng từ Lò Thị Trường để giúp nâng điểm cho con trai bà này, ông Huynh thừa nhận.
Đối chất sau đó, anh Lê Thanh Sơn (em vợ Huynh) cho biết nộp một tỷ
đồng cho Cơ quan An ninh điều tra "do thương anh nên muốn khắc phục hậu
quả". Tuy nhiên sau khi nộp, anh mới nhận ra đây là việc làm không đúng,
đã đẩy anh trai vướng vòng lao lý. Anh Sơn đề nghị HĐXX tuyên trả lại
cho mình một tỷ đồng này.
"Anh phải có căn cứ chứng minh nguồn gốc số tiền này thì HĐXX mới có
lý do để trả lại", HĐXX nói. Anh Sơn khẳng định rằng số tiền này do vợ
chồng ông Huynh cho vay để mua đất làm nhà chứ không liên quan gì vụ án.
Trước kia anh khai đây là tiền nhận hối lộ của ông Huynh là không đúng.
Dự kiến trong một tuần từ ngày 21/5, TAND tỉnh Sơn La đưa 12 bị cáo ra xét xử về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, Nhận hối lộ, Đưa hối lộ.