Chuyện gì xảy ra nếu Kim Jong Un qua đời ? (RFI Tiếng Việt)
Rất khó để xác tín thông tin từ một chế độ độc tài gần như cô lập với thế giới bên ngoài như Triều Tiên. Nhưng dù sức khỏe của Kim Jong Un có diễn ra như thế nào thì người dân Triều Tiên vẫn phải tiếp tục gánh chịu một chế độ độc tài độc hại đến mức cực đoan. Nhân bàn về vấn đề Triều Tiên, chúng ta nên ôn lại một bài học lịch sử. "Vào mùa hè 1950, chế độ Bắc Triều Tiên mở cuộc tổng tiến
công hòng thôn tính quốc gia Nam Cao Ly, bây giờ gọi là Hàn Quốc. Chỉ
trong một thời gian ngắn họ đã đẩy lùi được quân đội Hàn Quốc xuống tận
cùng phía Nam. Nhưng sau đó gặp sự phản công rất mạnh của quân đội Liên
Hợp Quốc, chủ yếu là Hoa Kỳ. Trong một thời gian rất ngắn quân đội Bắc
Triều Tiên hầu như đã bị tiêu diệt và khi bị dồn tới tận sông Áp Lục thì
chỉ còn khoảng 10 ngàn người mà thôi. Lúc đó Trung Quốc đã quyết định
nhảy vào cứu vãn chế độ Triều Tiên. Họ đã gửi gần 2 triệu quân. Phải nói
là quân đội Triều Tiên từ đó thuần túy là quân đội Trung Quốc. Và sau
đó họ đỡ đầu chế độ Triều Tiên, sử dụng Triều Tiên như một căn cứ quân
sự, một phần của họ, để làm những điều họ không muốn thế giới buộc tội
họ vì đã làm."
Vậy phải hiểu là dù Kim Jong Un vẫn tiếp tục lãnh đạo hay một phe cánh nào giành lấy được quyền bính đều phải được sự hậu thuẫn của quan thầy CSTQ đằng sau. Nhưng dần dần thế giới đã nhìn ra điều này. Càng ngày càng có nhiều quan sát viên, nhiều chính phủ nhận định những việc chế độ Triều Tiên làm thực ra là làm theo chỉ thị ngầm của Trung Quốc. Chế độ độc tài hiện tại của Triều Tiên chắc chắn sẽ sụp đổ khi chế độ CSTQ vì khủng hoảng mà không còn đủ khả năng chống lưng nữa. Nhưng tương lai của Triều Tiên như thế nào, liệu có một kịch bản như bức tường Berlin 1989 để hợp thành Cao Ly hay không thì cần một sự sáng suốt, dũng cảm của Nam Hàn và liên minh các nước dân chủ.
Các chính khách ở Mỹ và trên toàn châu Á đang quan tâm đến thông tin « tình báo » cho rằng « Lãnh tụ tối cao » Kim Jong Un (Kim Chính Ân) có thể « đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm » sau một cuộc phẫu thuật tim. Bằng cớ chủ yếu là ông Kim không thể xuất hiện trong dịp lễ lớn « Ngày của Mặt Trời » thứ Tư tuần trước - ngày lễ sinh nhật của ông nội Kim Jong Un là « Lãnh tụ vĩ đại » Kim Il Sung (Kim Nhật Thành).
Sự vắng mặt của Kim Jong Un rất đáng chú ý. Ông Kim được trông thấy lần cuối cách đó bốn ngày, trong một hội nghị của đảng Lao Động Triều Tiên. Tuy nhiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng mấy ai biết được sự thật, còn bên ngoài thì lo tìm kiếm những thông tin được hé lộ.
Có rất nhiều giả thiết được đưa ra, dựa theo một hay nhiều nguồn tin. Một số không đề cập đến vụ phẫu thuật, số khác cho biết các bác sĩ Pháp đã được mời sang để giải phẫu tim, cả giả thiết Kim Jong Un bị nhiễm virus corona chủng mới cũng được đưa ra.
Phủ tổng thống Hàn Quốc thông báo : « Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào để xác nhận tin đồn về sức khỏe của chủ tịch Kim Jong Un như một số báo chí đã loan ». Tóm lại, chả ai biết.
Nhìn vào thì dường như không có chuyển động nào về phía quân đội hay lực lượng an ninh cho thấy một sự bất ổn chính trị hay đấu tranh quyền lực. Trong quá khứ, Kim Jong Un đã từng biến mất trong suốt 40 ngày, rồi sau đó tái xuất hiện với một cây gậy – ông ta đã được phẫu thuật chân.
Cho dù không có sự bất ổn nào trong lúc Kim Jong Il bị bệnh, có lẽ ông ta đã cảm thấy cái chết đến gần. Sau khi hồi phục, ông chỉ định Kim Jong Un làm người kế vị và bắt đầu sửa soạn cho việc nối ngôi. Kim con chỉ có vài năm để chuẩn bị trước khi Kim cha qua đời tháng 12/2011, và thời gian này rõ ràng chưa đủ. Sự chuyển giao quyền lực diễn ra êm thấm, và Kim Jong Un củng cố được quyền hành, mặc dù đa số những người hướng dẫn cho Jong Un do người cha chỉ định cuối cùng đều mất tích hoặc chết.
Việc chuyển giao quyền lực duy nhất trước đó tại Bắc Triều Tiên là vào năm 1994, khi Kim Il Sung qua đời. Ông ta không nối ngôi ai cả, mà được Liên Xô chỉ định. Vào cuối Đệ nhị Thế chiến, Hồng quân chiếm đóng nửa nước phía bắc bán đảo Triều Tiên, trước đó do quân Nhật chiếm giữ. Là thủ lãnh du kích có uy tín, Kim Il Sung siết chặt quyền kiểm soát và giữ được ngôi vị sau vụ xâm lăng miền nam bất thành. Nhờ có Trung Quốc can thiệp, ông củng cố quyền hành và sau đó khôn khéo hóa giải tất cả các lực lượng đối lập, đặc biệt là phe thân Trung và phe thân Nga, tiến tới nắm quyền tuyệt đối.
Kim Il Sung bắt đầu chuẩn bị cho con trai lên nối ngôi trong nhiều năm trời, qua việc hất cẳng những nhân vật đối lập tiềm năng, đưa Jong Il lên làm tổng bí thư đảng, nhờ đó có quyền bổ nhiệm các quan chức và điều hành đất nước. Kim Jong Il được chính thức chỉ định làm người kế vị vào năm 1980. Có tin cho rằng thực ra Jong Il đã nắm quyền rộng rãi thay cha từ trước đó, nhưng khó kiểm chứng những thông tin này.
Rõ ràng không có lực lượng nào chống lại Kim Jong Il sau cái chết của Kim Il Sung. Jong Il dành cho người em cùng cha khác mẹ - một đối thủ tiềm năng - một chế độ lưu đày sang trọng với việc cử đi làm đại sứ Bắc Triều Tiên lần lượt ở nhiều nước châu Âu. Chính sách « quân đội trên hết » của Kim Jong Il chừng như nhắm vào việc duy trì lòng trung thành của lực lượng có thể đe dọa chế độ của ông (và ông không hề có kinh nghiệm, khác với người cha).
Như vậy nếu Kim Jong Un qua đời hoặc trở nên tàn phế, lần đầu tiên Bắc Triều Tiên công khai có cuộc tranh giành quyền lực kể từ 72 năm qua (nếu tính cả thời kỳ Liên Xô chiếm đóng là 75 năm). Và đây sẽ là cuộc chuyển giao đầu tiên mà một thành viên của gia tộc có ít cơ hội chiến thắng.
Các con của Kim Jong Un còn quá nhỏ và không được công chúng biết tới. Vợ ông thường thấy xuất hiện, nhưng không có quyền lực chính trị nào. Người anh Kim Jong Chul (Kim Chính Triết) không hề có ý định chấp chính, thế nên Kim Jong Il mới chọn con trai út Kim Jong Un làm người kế vị.
Em gái của Jong Un, cô Kim Yo Jong (Kim Dư Chính) đóng vai trò quan trọng và mới được thăng chức, nhưng quyền lực của cô phụ thuộc vào người anh. Nếu Kim Jong Un qua đời, khó thể tin rằng cô có thể nhân cơ hội này bước lên ngôi vị cao nhất, đặc biệt là trong một xã hội trọng nam khinh nữ như Bắc Triều Tiên. Những người phụ nữ có ảnh hưởng chính trị quan trọng xưa nay đều là vợ hay chị, em gái của nhà lãnh đạo.
Ngay cả những nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất cũng khó thể khóa chặt cánh cửa quyền lực. Sau khi Joseph Stalin chết năm 1953, các ủy viên Bộ Chính trị đã cùng nhau chống lại Lavrentiy Beria, người lãnh đạo bộ máy an ninh mật vụ từ nhiều năm, bị nghi là sẽ thâu tóm quyền hành. Phía quân đội cũng trợ giúp nhóm này.
Một sự lãnh đạo tập thể có thể diễn ra trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên dù mọi người mong như vậy hơn là độc tài cá nhân, theo với thời gian chế độ sẽ trở nên bất ổn. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên luôn chịu đựng sự thống trị của một con người duy nhất kể từ khi được thành lập cho đến nay. Ngay cả Hàn Quốc dân chủ cũng từng quen lệ thuộc vào một tổng thống có quyền uy bao trùm cả hệ thống. Hơn nữa, với tính chất toàn trị của chế độ Bắc Triều Tiên, những nhân vật có tham vọng chính trị phải dòm ngó ngôi vị cao nhất : đứng thứ nhì không thể an toàn !
Kết quả có thể là một cuộc chiến kéo dài đầy bất ổn. Cho dù người ta hy vọng vào một người kế vị tân tiến và tự do, đây là giả thiết ít có khả năng xảy ra nhất. Tốt nhất có thể là một sự chuyển đổi kéo dài, trong đó không ai mạo hiểm chọc giận các tầng lớp ăn trên ngồi trước và các phe phái thống trị, đừng nói gì đến việc có đủ thẩm quyền để áp đặt giải trừ vũ khí hoặc những cải cách khác gây bất bình. Điều này khiến cho các cuộc đàm phán Kim-Trump bị dở dang, không thể kết thúc được.
Trên thực tế, một sự kiện tương tự đã diễn ra vào năm 1994. Kim Il Sung sẽ phải gặp gỡ tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam (Kim Vịnh Tam). Tuy nhiên nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên qua đời hai tuần trước đó, và quan hệ giữa hai nước Triều Tiên nhanh chóng xấu đi. Kim Jong Il sau đó đã gặp người kế nhiệm tổng thống Kim Young Sam là ông Kim Dae Jung (Kim Đại Trung), nhưng cuộc tiếp xúc này không mang lại nhiều lợi ích về lâu về dài. Cuộc gặp thượng đỉnh sau đó với người kế nhiệm của ông Kim Dae Jung cũng vậy. Mười một năm trôi qua trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh liên Triều giữa Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Trường hợp xấu nhất trong chuyển đổi quyền lực là một cuộc đấu tranh kịch liệt giữa các phe phái, một sự sụp đổ thô bạo của hệ thống chính trị Bắc Triều Tiên. Kết quả là luồng người tị nạn ồ ạt, các vũ khí nguyên tử, hóa học và sinh học được buông lỏng, các trận đánh vượt ra ngoài biên giới và áp lực khiến cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều can thiệp. Cách đây bảy năm, chuyên gia Bruce Bennett khi chuẩn bị một báo cáo chi tiết cho Rand Corporation về khả năng Bắc Triều Tiên sụp đổ, đã cảnh báo : « Có một khả năng hợp lý là chế độ toàn trị Bắc Triều Tiên sẽ kết thúc trong tương lai gần, và rất có thể kèm theo bạo lực, biến động đáng kể ».
Tất nhiên tất cả những suy đoán trên đây có thể vô ích. Dù sự vắng mặt của Kim Jong Un cho thấy có điều gì đó không ổn, thì sự cố dường như không lớn lắm, và cuộc sống ở Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục như trước.
Điều này có thể không tốt cho người dân Bắc Triều Tiên, nhưng một sự chuyển đổi lộn xộn lại còn tồi tệ hơn. Một sự sụp đổ chế độ không nhất thiết diễn ra một cách êm ái hay được thay thế bằng một chế độ khác hòa dịu hơn.
National Interest kết luận, bây giờ tất cả những gì người dân Bắc Triều Tiên cũng như thế giới có thể làm là chờ đợi. Và hy vọng rằng tập mới nhất của bộ phim đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên kết thúc một cách hòa bình.
Nguồn tin: RFI Tiếng Việt
Vậy phải hiểu là dù Kim Jong Un vẫn tiếp tục lãnh đạo hay một phe cánh nào giành lấy được quyền bính đều phải được sự hậu thuẫn của quan thầy CSTQ đằng sau. Nhưng dần dần thế giới đã nhìn ra điều này. Càng ngày càng có nhiều quan sát viên, nhiều chính phủ nhận định những việc chế độ Triều Tiên làm thực ra là làm theo chỉ thị ngầm của Trung Quốc. Chế độ độc tài hiện tại của Triều Tiên chắc chắn sẽ sụp đổ khi chế độ CSTQ vì khủng hoảng mà không còn đủ khả năng chống lưng nữa. Nhưng tương lai của Triều Tiên như thế nào, liệu có một kịch bản như bức tường Berlin 1989 để hợp thành Cao Ly hay không thì cần một sự sáng suốt, dũng cảm của Nam Hàn và liên minh các nước dân chủ.
Hoa đặt trước tượng Kim Il Sung và Kim Jong Il |
Sự vắng mặt của Kim Jong Un rất đáng chú ý. Ông Kim được trông thấy lần cuối cách đó bốn ngày, trong một hội nghị của đảng Lao Động Triều Tiên. Tuy nhiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng mấy ai biết được sự thật, còn bên ngoài thì lo tìm kiếm những thông tin được hé lộ.
Có rất nhiều giả thiết được đưa ra, dựa theo một hay nhiều nguồn tin. Một số không đề cập đến vụ phẫu thuật, số khác cho biết các bác sĩ Pháp đã được mời sang để giải phẫu tim, cả giả thiết Kim Jong Un bị nhiễm virus corona chủng mới cũng được đưa ra.
Phủ tổng thống Hàn Quốc thông báo : « Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào để xác nhận tin đồn về sức khỏe của chủ tịch Kim Jong Un như một số báo chí đã loan ». Tóm lại, chả ai biết.
Nhìn vào thì dường như không có chuyển động nào về phía quân đội hay lực lượng an ninh cho thấy một sự bất ổn chính trị hay đấu tranh quyền lực. Trong quá khứ, Kim Jong Un đã từng biến mất trong suốt 40 ngày, rồi sau đó tái xuất hiện với một cây gậy – ông ta đã được phẫu thuật chân.
Một sự chuyển giao quyền lực lần thứ ba không có họ nhà Kim ?
Trường hợp cha của ông thì trầm trọng hơn. Tháng 8/2008, Lãnh tụ kính yêu Kim Jong Il (Kim Chính Nhật), 66 tuổi, đã từng bị đột quỵ và không thể làm việc trong nhiều tháng trời. Người anh rể Jang Song Thaek đã xuất hiện xử lý công việc thay Kim Jong Il (Ông Jang sau đó đã bị Kim Jong Un xử tử, có thể là do mưu toan giành quyền lực).Cho dù không có sự bất ổn nào trong lúc Kim Jong Il bị bệnh, có lẽ ông ta đã cảm thấy cái chết đến gần. Sau khi hồi phục, ông chỉ định Kim Jong Un làm người kế vị và bắt đầu sửa soạn cho việc nối ngôi. Kim con chỉ có vài năm để chuẩn bị trước khi Kim cha qua đời tháng 12/2011, và thời gian này rõ ràng chưa đủ. Sự chuyển giao quyền lực diễn ra êm thấm, và Kim Jong Un củng cố được quyền hành, mặc dù đa số những người hướng dẫn cho Jong Un do người cha chỉ định cuối cùng đều mất tích hoặc chết.
Việc chuyển giao quyền lực duy nhất trước đó tại Bắc Triều Tiên là vào năm 1994, khi Kim Il Sung qua đời. Ông ta không nối ngôi ai cả, mà được Liên Xô chỉ định. Vào cuối Đệ nhị Thế chiến, Hồng quân chiếm đóng nửa nước phía bắc bán đảo Triều Tiên, trước đó do quân Nhật chiếm giữ. Là thủ lãnh du kích có uy tín, Kim Il Sung siết chặt quyền kiểm soát và giữ được ngôi vị sau vụ xâm lăng miền nam bất thành. Nhờ có Trung Quốc can thiệp, ông củng cố quyền hành và sau đó khôn khéo hóa giải tất cả các lực lượng đối lập, đặc biệt là phe thân Trung và phe thân Nga, tiến tới nắm quyền tuyệt đối.
Kim Il Sung bắt đầu chuẩn bị cho con trai lên nối ngôi trong nhiều năm trời, qua việc hất cẳng những nhân vật đối lập tiềm năng, đưa Jong Il lên làm tổng bí thư đảng, nhờ đó có quyền bổ nhiệm các quan chức và điều hành đất nước. Kim Jong Il được chính thức chỉ định làm người kế vị vào năm 1980. Có tin cho rằng thực ra Jong Il đã nắm quyền rộng rãi thay cha từ trước đó, nhưng khó kiểm chứng những thông tin này.
Rõ ràng không có lực lượng nào chống lại Kim Jong Il sau cái chết của Kim Il Sung. Jong Il dành cho người em cùng cha khác mẹ - một đối thủ tiềm năng - một chế độ lưu đày sang trọng với việc cử đi làm đại sứ Bắc Triều Tiên lần lượt ở nhiều nước châu Âu. Chính sách « quân đội trên hết » của Kim Jong Il chừng như nhắm vào việc duy trì lòng trung thành của lực lượng có thể đe dọa chế độ của ông (và ông không hề có kinh nghiệm, khác với người cha).
Như vậy nếu Kim Jong Un qua đời hoặc trở nên tàn phế, lần đầu tiên Bắc Triều Tiên công khai có cuộc tranh giành quyền lực kể từ 72 năm qua (nếu tính cả thời kỳ Liên Xô chiếm đóng là 75 năm). Và đây sẽ là cuộc chuyển giao đầu tiên mà một thành viên của gia tộc có ít cơ hội chiến thắng.
Các con của Kim Jong Un còn quá nhỏ và không được công chúng biết tới. Vợ ông thường thấy xuất hiện, nhưng không có quyền lực chính trị nào. Người anh Kim Jong Chul (Kim Chính Triết) không hề có ý định chấp chính, thế nên Kim Jong Il mới chọn con trai út Kim Jong Un làm người kế vị.
Em gái của Jong Un, cô Kim Yo Jong (Kim Dư Chính) đóng vai trò quan trọng và mới được thăng chức, nhưng quyền lực của cô phụ thuộc vào người anh. Nếu Kim Jong Un qua đời, khó thể tin rằng cô có thể nhân cơ hội này bước lên ngôi vị cao nhất, đặc biệt là trong một xã hội trọng nam khinh nữ như Bắc Triều Tiên. Những người phụ nữ có ảnh hưởng chính trị quan trọng xưa nay đều là vợ hay chị, em gái của nhà lãnh đạo.
Nguy cơ đấu đá giữa các phe phái
Nếu không phải họ nhà Kim, thì là ai ? Cuộc chiến đấu sẽ rất dữ dội và khó đoán. Kim Jong Un thường xuyên cho luân chuyển và thay thế các nhân vật lãnh đạo đảng và quân đội, nhằm làm giảm nguy cơ tạo phản. Công khai trở thành nhân vật số hai có thể là một vinh dự đáng ngờ. Không có người kế vị rõ ràng, những lãnh đạo ngành an ninh có thể nắm lợi thế, tuy nhiên hệ thống này được tổ chức để mọi người kiểm soát lẫn nhau, cũng là để hạn chế mối đe dọa cho người lãnh đạo chính trị.Ngay cả những nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất cũng khó thể khóa chặt cánh cửa quyền lực. Sau khi Joseph Stalin chết năm 1953, các ủy viên Bộ Chính trị đã cùng nhau chống lại Lavrentiy Beria, người lãnh đạo bộ máy an ninh mật vụ từ nhiều năm, bị nghi là sẽ thâu tóm quyền hành. Phía quân đội cũng trợ giúp nhóm này.
Một sự lãnh đạo tập thể có thể diễn ra trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên dù mọi người mong như vậy hơn là độc tài cá nhân, theo với thời gian chế độ sẽ trở nên bất ổn. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên luôn chịu đựng sự thống trị của một con người duy nhất kể từ khi được thành lập cho đến nay. Ngay cả Hàn Quốc dân chủ cũng từng quen lệ thuộc vào một tổng thống có quyền uy bao trùm cả hệ thống. Hơn nữa, với tính chất toàn trị của chế độ Bắc Triều Tiên, những nhân vật có tham vọng chính trị phải dòm ngó ngôi vị cao nhất : đứng thứ nhì không thể an toàn !
Kết quả có thể là một cuộc chiến kéo dài đầy bất ổn. Cho dù người ta hy vọng vào một người kế vị tân tiến và tự do, đây là giả thiết ít có khả năng xảy ra nhất. Tốt nhất có thể là một sự chuyển đổi kéo dài, trong đó không ai mạo hiểm chọc giận các tầng lớp ăn trên ngồi trước và các phe phái thống trị, đừng nói gì đến việc có đủ thẩm quyền để áp đặt giải trừ vũ khí hoặc những cải cách khác gây bất bình. Điều này khiến cho các cuộc đàm phán Kim-Trump bị dở dang, không thể kết thúc được.
Trên thực tế, một sự kiện tương tự đã diễn ra vào năm 1994. Kim Il Sung sẽ phải gặp gỡ tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam (Kim Vịnh Tam). Tuy nhiên nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên qua đời hai tuần trước đó, và quan hệ giữa hai nước Triều Tiên nhanh chóng xấu đi. Kim Jong Il sau đó đã gặp người kế nhiệm tổng thống Kim Young Sam là ông Kim Dae Jung (Kim Đại Trung), nhưng cuộc tiếp xúc này không mang lại nhiều lợi ích về lâu về dài. Cuộc gặp thượng đỉnh sau đó với người kế nhiệm của ông Kim Dae Jung cũng vậy. Mười một năm trôi qua trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh liên Triều giữa Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Trường hợp xấu nhất trong chuyển đổi quyền lực là một cuộc đấu tranh kịch liệt giữa các phe phái, một sự sụp đổ thô bạo của hệ thống chính trị Bắc Triều Tiên. Kết quả là luồng người tị nạn ồ ạt, các vũ khí nguyên tử, hóa học và sinh học được buông lỏng, các trận đánh vượt ra ngoài biên giới và áp lực khiến cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều can thiệp. Cách đây bảy năm, chuyên gia Bruce Bennett khi chuẩn bị một báo cáo chi tiết cho Rand Corporation về khả năng Bắc Triều Tiên sụp đổ, đã cảnh báo : « Có một khả năng hợp lý là chế độ toàn trị Bắc Triều Tiên sẽ kết thúc trong tương lai gần, và rất có thể kèm theo bạo lực, biến động đáng kể ».
Tất nhiên tất cả những suy đoán trên đây có thể vô ích. Dù sự vắng mặt của Kim Jong Un cho thấy có điều gì đó không ổn, thì sự cố dường như không lớn lắm, và cuộc sống ở Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục như trước.
Điều này có thể không tốt cho người dân Bắc Triều Tiên, nhưng một sự chuyển đổi lộn xộn lại còn tồi tệ hơn. Một sự sụp đổ chế độ không nhất thiết diễn ra một cách êm ái hay được thay thế bằng một chế độ khác hòa dịu hơn.
National Interest kết luận, bây giờ tất cả những gì người dân Bắc Triều Tiên cũng như thế giới có thể làm là chờ đợi. Và hy vọng rằng tập mới nhất của bộ phim đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên kết thúc một cách hòa bình.
Nguồn tin: RFI Tiếng Việt