BUỘC PHẢI GIỎI ĐỂ...(Nguyễn Thị Bích Ngà)
Vậy thì, mình nói người ta cãi không hẳn đã là vô dụng. Sẽ có lúc người ta thấm và thay đổi bởi đó là quy luật. Việc của mình là cứ cần mẫn, thu nhặt được kiến thức gì để trao lại thì trao hết. Kiên nhẫn với người cũng là học cách điềm tĩnh và thấu hiểu hơn thì công việc sẽ mang nhiều tính phụng sự.
Anh bạn mình vượt biên đi Mỹ khi đã ngòai bốn mươi tuổi. Khi sang đến nơi, anh cần mẫn vừa làm vừa học, cố gắng để trở thành người thành đạt trong xã hội Mỹ và được đồng nghiệp tôn trọng về nghề nghiệp cũng như yêu thương bởi cách sống. Đó là một quá trình phấn đấu không ngừng.
Anh kể, "Hồi đầu cũng có chút kỳ thị vì mình là người Việt Nam, dân Châu Á. Cộng đồng người Việt bên đây có người thành đạt nhưng cũng có không ít người làm những điều không hay làm xấu đi hình ảnh người Việt. Mình muốn đánh tan sự kỳ thị thì phải giỏi và phải sống tốt để người ta nhìn vào và thay đổi quan điểm, chứ mình đâu thể nói khơi khơi tao giỏi tao tốt rồi bắt người ta nghe và tin. Phải chứng minh bằng hành động cụ thể."
Mỗi khi nghe anh chị em than phiền" Cái đám dân chủ đó" thế này thế kia, mình có cảm giác như bị tát, dù biết người nói không chủ đích nhắm vào mình. Theo tâm lý thông thường của người Việt chúng ta thì người nói sẽ bị ghét và mối quan hệ sẽ thành thù nghịch. Nhưng, mình nghĩ khi nói ra điều đó chính họ cũng đau lòng không kém. (Không tính thành phần cố tình bôi xấu của đảng.) Và mình....cố gắng thay đổi, cố gắng học, cố gắng làm chết tía, để giỏi hơn hòng sửa sai, hòng làm cho không ai có thể nói câu đó nữa. Làm được hay không thì khi mình nằm xuống mới biết. Nhưng, ít ra đó là cách mình muốn làm và hướng tới.
Mà, mình nói thiệt, "cái đám dân chủ" cũng là người Việt, cũng có đầy đủ đức tính và thói tính xấu của người Việt, đều là nạn nhân của văn hóa, giáo dục, thể chế chính trị. Trách thì sẽ có đủ chuyện để trách cả đời. Nhưng, sửa cho họ, giúp họ thêm kiến thức để họ gỉoi hơn, tốt hơn...mới là điều đất nước cần.
Đến đây, rất nhiều anh chị sẽ bảo nhưng mà nói họ không chịu nghe không chịu sửa mà cãi, chửi lại...thì làm sao mà thay đổi được!?
Tôi lại kể một câu chuyện, rằng, hồi nhỏ, mẹ tôi dạy không được nói dối. Tôi thuộc lòng bài học vì sao không được nói dối. Nhưng khi lớn, tôi có nói dối vài lần và coi đó là vô hại (Xin lỗi rồi.) Cho đến một ngày nó không vô hại mà hại chính mình vì làm cho người khác hiểu sai, tổn thương.. Rồi còn đầy thói xấu khác nữa. Mẹ toàn dạy tốt, mà có nhớ có học được mấy. Mãi mấy chục năm sau mới dần thấm những bài học đầu đời. Tôi chắc ai trong chúng ta cũng trải qua cảm giác này khi đã sống và suy ngẫm đủ.
Vậy thì, mình nói người ta cãi không hẳn đã là vô dụng. Sẽ có lúc người ta thấm và thay đổi bởi đó là quy luật. Việc của mình là cứ cần mẫn, thu nhặt được kiến thức gì để trao lại thì trao hết. Kiên nhẫn với người cũng là học cách điềm tĩnh và thấu hiểu hơn thì công việc sẽ mang nhiều tính phụng sự.
Giỏi hơn, tốt hơn..không chỉ vì mong ước và nhu cầu của bản thân mà còn để sửa những cái chưa đúng, lấy lại PHẨM GIÁ và DANH TIẾNG cho lực lượng mà ta tham gia.
Nguồn: FB Nguyễn Thị Bích Ngà