Nga: Đảng Cộng Sản và đối lập tự do biểu tình đòi ''bầu cử trung thực'' (Anh Vũ)

Ngay cả Đảng cộng sản Nga, một tổ chức chính trị được phép hoạt động và có ghế trong quốc hội Nga, có Putin từng là đảng viên...mà còn không chịu nổi chính quyền của Putin hiện nay thì chắc chắn tình hình chính trị tại Nga đang xấu đi nghiêm trọng. Việc Đảng cộng sản Nga tham gia biểu tình đòi 'bầu cử trong sạch và trung thực' trong các cuộc bầu cử tới đây giúp cho đối lập Nga có tính chính đáng và sức mạnh vì tiếng nói của họ vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều tại Nga.


Một diễn biến mới trong phong trào phản kháng đòi bầu cử tự do kéo dài cả tháng nay tại Matxcơva. Hôm nay, 17/08/2019, những người Cộng Sản và phe đối lập tự do Nga cùng kêu gọi biểu tình tại thủ đô đòi bầu cử trung thực.
Chính quyền Nga tìm mọi cách để loại các ứng cử viên độc lập tham dự cuộc bầu cử địa phương tổ chức vào ngày 8/9 tới.

Phe Cộng Sản Nga, vốn được điện Kremlin đánh giá là đối lập « ôn hòa », ít khi tham gia vào các cuộc biểu tình phản kháng chính quyền. Lần này họ đã quyết định gia nhập phong trào biểu tình, dù các ứng cử viên Cộng Sản vẫn được phép gia ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới, vì đảng Cộng Sản cũng có được một số ghế trong Quốc Hội Nga.

Hôm nay, phe Cộng Sản tổ chức cuộc mít tinh lớn tại đại lộ Sakharov ở trung tâm thủ đô để kêu gọi « bầu cử trung thực và sạch ». Cuộc tập hợp của họ được cho phép. Cuộc mít tinh của Đảng Cộng Sản quy tụ khoảng 4000 người tham gia.

Trong lúc đó, phe đối lập tự do không được chính quyền cho phép tổ chức mít tinh và tuần hành, nhưng vẫn tập trung khoảng 50 nghìn người tại cùng địa điểm trên. Phe đối lập tự do bị tan rã, sau khi hàng loạt ứng viên của họ bị bác đơn ra ứng cử.

Từ giữa tháng 7, một làn sóng biểu tình phản đối đã rộ lên ở Nga. Cảnh sát thẳng tay trấn áp các cuộc tập hợp. Tổng số đã có gần 3.000 vụ bắt giữ trong tháng. Những người dẫn đầu phong trào phản kháng, những nhân vật đối kháng nổi trội đều bị bắt giam. Rất nhiều người biểu tình là các sinh viên, nghệ sĩ hay những người đấu tranh chính trị bị truy tố vì các tội danh hình sự như « gây rối », hay dùng « vũ lực chống người thi hành công vụ ».

RFI