Luật súng Mỹ: Hai vụ xả súng cùng ngày - liệu sẽ có gì thay đổi? Anthony Zurcher (BBC)

Ông Donald Trum đã nhiều lần gọi người di cư không có giấy tờ là "một cuộc xâm lược", và nói rằng chính sách nhập cư châu Âu đang thay đổi "kết cấu của châu Âu" mà không phải là thay đổi "theo hướng tích cực". Tại một cuộc vận động tranh cử ở Florida hồi tháng Năm, một người trong đám đông đã hét lên "hãy bắn họ!" khi tổng thống tự hỏi làm thế nào để có thể ngăn chặn luồng sóng người di cư không có giấy tờ. Ông Trump đã đáp trả phản ứng này bằng một lời pha trò. (BBC)


Nó trở thành một điệp khúc quen thuộc sau mỗi vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ. Lần này liệu sẽ khác chứ? Liệu phẫn nộ về những bạo lực do súng có tạo ra những tác động chính trị thích hợp, như ở Anh sau vụ Dunblane, Úc sau vụ Port Arthur và, gần đây nhất, New Zealand sau vụ Christchurch?

Giới vận động sửa đổi luật súng, có một thái độ chán chường nhất định mỗi khi một cuộc xả súng hàng loạt mới lại xuất hiện trên những tít lớn của mọi phương tiện truyền thông. Nếu phản ứng của công chúng không tạo được thay đổi nào sau vụ nổ súng Newtown năm 2012, khi 26 người - gồm 20 trẻ em - bị giết trong một trường học ở Connecticut, thì có lẽ sẽ không bao giờ có gì thay đổi.

Tuy nhiên, nếu bi kịch kép của El Paso và Dayton trong vòng 24 giờ có một kết thúc khác trước, thì đây là một vài lời giải thích tại sao điều này có thể xảy ra.

Bạo lực da trắng siêu đẳng

Những vụ xả súng hàng loạt gần đây ở Mỹ được quy cho nhiều nguyên nhân - thanh thiếu niên lạc hướng (Parkland và Santa Fe), bệnh tâm thần (Annapolis), xung đột nơi làm việc (Bãi biển Virginia) và bất hòa gia đình (Sutherland Springs). 

Sự việc nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ, vụ xả súng năm 2017 tại một buổi hòa nhạc ở Las Vegas cướp đi 58 mạng sống, cho đến giờ vẫn không tìm được nguyên nhân chính.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, tất cả các bằng chứng cho thấy vụ nổ súng El Paso là một hành động chính trị được khơi mào từ chủ nghĩa dân tộc da trắng ngày càng trở nên nổi bật trong chính trị Hoa Kỳ hiện đại. 

Theo cách đó, nó gần giống với vụ bắn súng tại nhà thờ Do Thái Pittsburgh vào tháng 10 năm ngoái, điều đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về chủ nghĩa bài Do Thái đang trỗi dậy ở Mỹ, hay bạo lực năm 2017 ở Charlottesville, được xem như một sự phô trương về sức mạnh của phong trào da trắng siêu đẳng hiện đại.
Mặc dù tay súng nghi can, Patrick Crusius, vẫn chưa được xác định là có liên hệ chặt chẽ với tuyên ngôn phân biệt chủng tộc được đăng trên internet ngay trước khi các cuộc tấn công, mọi dữ kiện đều chỉ về một hướng. 

Patrick Crusius đã không khởi động cuộc tấn công này ở nơi mình ở. Ông ta lái xe ít nhất tám giờ, từ phía Bắc Texas đến gần biên giới Mỹ-Mexico vài dặm, và xả súng hàng loạt trong một khu vực mua sắm thường xuyên có khách người gốc Latino. Cơ quan thực thi pháp luật cho biết họ đang coi vụ án là một phần của "khủng bố nội địa". 

Điều đó đặt sự kiện vừa xảy ra này vào ngay giữa cuộc tranh luận đang diễn ra về nhập cư, an ninh biên giới và bản sắc dân tộc.

Người Mỹ trong quá khứ từng tự hỏi làm thế nào mà những thanh niên trẻ tuổi có thể bị lôi kéo vào bạo lực chính trị chống lại những người vô tội ở các nơi khác trên thế giới. Bây giờ họ đang thấy tận mắt rằng điều đó cũng có thể xảy ra ở quê hương mình.

Bản chất của cuộc những vụ xả súng này có thể thúc đẩy việc phải em xét lại mối đe dọa nội địa được đưa ra bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng cũng như cách ngăn chặn nó, bao gồm các biện pháp kiểm soát súng mới. 

Đảng Dân chủ đã nhanh chóng đưa ra lời lên án, nhưng cũng có những tiếng nói bên phải của đảng Cộng hòa cũng đưa ra những cảnh báo.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas, người đảng Cộng hòa, tranh cử tổng thống chống lại ông Trump vào năm 2016, đã tố cáo "sự kỳ thị người Latino'' của tay súng và gọi bạo lực là "hành động khủng bố tàn bạo và chủ nghĩa da trắng siêu đẳng.''

Ủy viên Hội đồng Đất đai George .P Bush, con trai của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa năm 2016 Jeb Bush, đưa ra tuyên bố rằng "những kẻ khủng bố trắng" là một "mối đe dọa thực sự và cấp bách".

Nếu có một sự đồng thuận đang ngày càng lan rộng rằng có một mối đe dọa, thì câu hỏi sẽ trở thành cách giải quyết sẽ phải là như thế nào.

Châm mồi cho tranh luận bầu cử tổng thống

Những người phe cánh tả đã không mất nhiều thời gian để chỉ vào Donald Trump và các vị dân cử khác của đảng Cộng hòa là đã sử dụng loại ngôn ngữ có thể đã truyền cảm hứng cho một số người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng cực đoan đưa đến việc giết người.

Ông Donald Trum đã nhiều lần gọi người di cư không có giấy tờ là "một cuộc xâm lược", và nói rằng chính sách nhập cư châu Âu đang thay đổi "kết cấu của châu Âu" mà không phải là thay đổi "theo hướng tích cực". 

Tại một cuộc vận động tranh cử ở Florida hồi tháng Năm, một người trong đám đông đã hét lên "hãy bắn họ!" Khi tổng thống tự hỏi làm thế nào để có thể ngăn chặn luồng sóng người di cư không có giấy tờ. Ông Trump đã đáp trả phản ứng này bằng một lời pha trò.

Chỉ hơn một tháng trước, Thượng nghị sĩ tiểu bang Texas John Cornyn tweet rằng năm ngoái Texas đã có thêm được "gần chín cư dân gốc Tây Ban Nha cho mỗi cư dân da trắng vào tiểu bang này".
Tất nhiên, sự chỉ trích về phản ứng, hay đúng ra là sự thiếu phản ứng của Đảng Cộng hòa với các vụ xả súng hàng loạt không phải là điều bất thường. 

Sự khác biệt lần này là những lời chỉ trích đang được khuếch đại bởi cuộc tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Mặc dù phải nửa năm nữa các lá phiếu đầu tiên mới được đưa vào thùng phiếu, nhưng chiến dịch tranh cử và các cuộc tranh luận đã bắt đầu một cách mạnh mẽ.

Hơn 20 ứng cử viên có động cơ làm cho mình nổi bật lên so với những người còn lại bằng những lời kêu gọi mạnh mẽ về các biện pháp kiểm soát súng mới và lên án những gì họ coi là những lời tuyên bố có tính cách phân biệt chủng tộc.

Beto O'Rourke, một người gốc El Paso, đã đổ lỗi cho tổng thống về các cuộc xả súng hàng loạt. Thị trưởng thành phố South Bend Pete Buttigieg đổ lỗi cho một hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố dân tộc da trắng "đang được chấp nhận ở cấp cao nhất của chính phủ chúng ta".

Phản ứng của hầu như mọi ứng cử viên đã đưa ra một số lời kêu gọi mới về kiểm soát súng. 

Thượng nghị sĩ tiểu bang New Jersey Cory Booker, người đã đề xuất một dự luật cấp phép súng cho toàn quốc, nói rằng "chúng ta có thẩm quyền để ngăn chặn những vụ xả súng này" - nhưng những giải pháp đang bị chặn bởi "các chính trị gia và những người đang chịu ảnh hưởng của giới vận động cho các công ty súng".

Trong các cuộc tranh luận tranh cử tuần trước của đảng Dân chủ tại Detroit, vấn đề chỉ được đề cập thoáng qua.
Tuy nhiên, sự chú ý của công chúng được làm sắc nét bởi các vụ xả súng cũng như mối dây liên quan trực tiếp mà các ứng cử viên đang chỉ vào tổng thống, đảm bảo rằng ít nhất ít nhất trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có những tiếng nói kêu gọi hành động nổi bật.
Quốc hội tiến thêm được một bước

Trong những ngày sau vụ nổ súng ở trường Newtown năm 2012, Quốc hội tìm cách ban hành chính sách kiểm tra lý lịch phổ quát đối với tất cả các việc mua súng, bao gồm cả các giao dịch tư nhân. Bất chấp sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Thượng viện Hoa Kỳ, một thiểu số đã chặn đề xuất này (dự luật Newtown) thông qua thủ tục nghị viện. Dự luật này thậm chí chưa bao giờ được xem xét bởi Hạ viện lúc đó do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Tình hình, trong ít nhất một viện của Quốc hội, ngày nay đã khác.

Khi đảng Dân chủ tiếp quản Hạ viện vào tháng 1 năm nay, họ không mất nhiều thời gian để thông qua dự luật tương tự với dự luật Newtown - đánh dấu lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ, việc Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua các quy định mới về súng.

Sau vụ xả súng kép ở El Paso và Dayton, giờ đây Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ bị áp lực đưa ra biện pháp - điều mà Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell từ trước đến giờ đã không chịu làm.

Mitch McConnell có thể chịu được áp lực. 

Và ngay cả khi có một cuộc bỏ phiếu, trở ngại chỉ cần 41 phiếu của đảng Cộng hòa ở quốc hội là đủ chặn dự luật vẫn còn đó. Nhưng một số thượng nghị sĩ ủng hộ dự luật lưỡng đảng năm 2013 vẫn còn tại vị. 

Và với dự luật đã được Hạ viện thông qua đang nằm chờ sẵn, Thượng viện sẽ là trở ngại cuối cùng khiến dự luật không đến được bàn của tổng thống, chứ không phải đầu tiên.

Một NRA suy yếu

Vào năm 2012, Hiệp hội Súng trường Quốc gia đã gần đạt đến đỉnh cao quyền lực và tầm ảnh hưởng trong chính trị Hoa Kỳ. Qua nhiều thập niên vận động, nhóm này - đại diện cho hàng triệu người có súng cũng như các nhà sản xuất - đã biến quyền sử dụng súng của nhiều người Mỹ thành một biểu tượng đầy màu đỏ và trắng xanh của Thiên Chúa và đất nước.

Nhiều đảng viên Dân chủ đã xem việc cải tổ luật súng là chất độc trong thùng phiếu, đổ lỗi rằng vấn đề này, trong số những thất bại khác, đã khiến ứng cử viên Al Gore dù đã đến rất gần, nhưng cuối cùng đã thất cử trong cuộc đua năm 2000. 

Một ứng cử viên được NRA đánh giá tiêu cực trên thực tế đồng nghĩa việc một đối thủ sẽ được NRA tài trợ mạnh mẽ và sự chống đối của cử tri ở nhiều vùng của Hoa Kỳ.

Ngay cả sau vụ thảm sát ở Newtown, xu hướng cải tổ luật súng ở nhiều nơi trên Hoa Kỳ vẫn hướng đến quyền tự do hơn thay vì ít đi cho người dân - chẳng hạn như quyền mang vũ khí giấu kín. 

Và vào năm 2016, sự hỗ trợ sớm và tích cực của NRA cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump, ứng cử viên được coi là một canh bạc vào thời điểm đó, đã được đền đáp bằng chiến thắng bất ngờ của ông.

Tuy nhiên, gần đây, NRA đã rơi vào thời kỳ khó khăn. Doanh thu của tổ chức này giảm 56 triệu đô la trong năm 2017, do các khoản phí thành viên và đóng góp thấp hơn. 

NRA còn bị bao vây bởi một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ đã tràn vào các tòa án dân sự và bị nhắm đến bởi các vụ điều tra tham nhũng hình sự ở New York và Washington, DC.

Ngay cả hào quang của sự bất khả xâm phạm trong việc vận động tranh cử của NRA cũng bắt đầu không còn lấp lánh. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2018, các nhóm vận động cải tổ luật súng đã được hỗ trợ bởi sự đóng góp của cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg. 

Một số ứng cử viên ủng hộ viêc kiểm soát súng nổi bật, như Lucy McBath ở Georgia, đã giành chiến thắng tại các địa phương. 

NRA giờ đây không còn là một NRA có thể chống lại dự luật kiểm tra lý lịch ngay cả sau khi xảy ra vụ nổ súng Newtown. Dĩ nhiên NRA vẫn còn rất nhiều cơ bắp chính trị, nhưng người ta có thể nhìn thấy các vết nứt trên nền tảng.

Những trở ngại cố hữu

Nếu tất cả những điều trên là lý do tại sao tình huống luật súng có thể khác đi trong khoảng thời gian này, thì vẫn còn rất nhiều lý do tại sao tình hình vẫn không khác gì trước lắm. 

Các rào cản của Thượng viện đối với đề xuất kiểm soát lý lịch toàn quốc được nêu ra trước đó rất có thực và rất mạnh. 

Hơn nữa, Thượng viện hiện đang tạm nghỉ phép cho đến tháng 9 và nếu quá khứ là bất kỳ dấu hiệu nào để đoán tương lai, cường độ của các cuộc kêu gọi kiểm soát súng giảm sẽ dần khi những thảm kịch mờ dần trong ký ức mọi người.

Sự ủng hộ của tổng thống - hoặc thậm chí chữ ký của ông nếu luật được cả hai viện thông qua - cũng không được đảm bảo là chắc chắn sẽ có.
Sau vụ nổ súng Parkland 2018, ông Trump có bày tỏ chút quan tâm đến việc ủng hộ luật kiểm soát súng, đến mức ông từng nói rằng ông ủng hộ kiểm tra lý lịch toàn diện bất chấp sự phản đối của NRA. 

Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ với lãnh đạo NRA, tổng thống đã nhanh chóng rút lại những bình luận đó, và sau đó nói với hội nghị thường niên của nhóm rằng quyền sử dụng súng trong tu chính án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ đang "bị bao vây" nhưng ông sẽ luôn bảo vệ tu chính án đó với tư cách là tổng thống. 

Mặc dù ông Trump đã tweet một lời lên án vụ nổ súng El Paso là một "hành động đáng ghét", ông sẽ bị ép buộc phải đi xa hơn trong việc lên án bạo lực dân tộc trắng. Việc đảng Dân chủ đang buộc tội ông đã đóng góp cho việc tạo ra môi trường khuyến khích sự đổ máu như vậy có thể khiến tổng thống sẽ có khuynh hướng không có những hành động cụ thể hơn.

Ông có thể nghĩ rằng làm như vậy là ngầm thừa nhận trách nhiệm hoặc nhận lỗi - điều mà ông Trump đã chứng minh rằng ông không bao giờ thích làm.

Nếu tình hình đúng là như thế, hai vụ xả súng trong vòng 24 giờ này có thể kết thúc giống như phản ứng của tổng thống đối với các cuộc đụng độ năm 2017 giữa những người theo chủ nghĩa da trắng siêu đẳng và những người phản đối chủ nghĩa này, trong đó lời lên án những người đồng tình với Đức Quốc xã ban đầu của ông được theo sau bởi một cuộc họp báo gây tranh cãi, trong đó ông lên án ''cả hai bên". 

Càng có nhiều ứng cử viên Dân chủ như ông O'Rourke buộc tội tổng thống, thì cơ hội ông Trump sẽ giữ vững lập trường, tấn công lại, và tiếp tục làm cho ngọn lửa nóng thêm càng cao. Một môi trường như vậy hầu như không có lợi cho các giải pháp lưỡng đảng trong Quốc hội.