Đô đốc Mỹ kêu gọi quốc tế chống hành động của Trung Quốc ở Biển Đông (Thu Hằng)
Chưa bao giờ việc 'đu dây' giữa TQ và Mỹ của VN lại khó khăn như vậy. Một đằng thì bị TQ gây sức ép không cho gần lại với Mỹ, một đằng Mỹ-Trung đang hục hặc nên Mỹ cũng thúc ép VN chọn phe. Việc lên tiếng của Bộ ngoại giao Mỹ và giờ là giới quân sự Mỹ xung quanh việc TQ cử tàu thăm dò vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN ở bãi Tư Chính, buộc VN phải có lập trường rõ ràng. Nhiều tiếng nói trong ngoài nước yêu cầu chính phủ VN phải khởi kiện TQ ra Tòa án quốc tế về luật biển. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để VN đấu tranh với TQ trên mặt trận truyền thông. Nếu chính quyền VN không dám làm việc này thì sức ép từ dư luận sẽ gia tăng lên ĐCSVN.
Hoa Kỳ cho rằng quốc tế cần chung sức « chống lại những hành động gây hấn» của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo báo chí Philipines, trong một hội nghị qua hệ thống viễn thông hôm qua, 23/07/2019, tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Karl Schultz kêu gọi các nước đồng minh, cũng như các đối tác của Mỹ trong vùng, cùng lên án những hành động hung hãn nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Hoa Kỳ cho rằng quốc tế cần chung sức « chống lại những hành động gây hấn» của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo báo chí Philipines, trong một hội nghị qua hệ thống viễn thông hôm qua, 23/07/2019, tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Karl Schultz kêu gọi các nước đồng minh, cũng như các đối tác của Mỹ trong vùng, cùng lên án những hành động hung hãn nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Đô
đốc Schultz nhấn mạnh đến việc hải cảnh Trung Quốc đã huy động đông đảo
tầu tuần tra, được tầu của hải quân nước này yểm trợ, tại những hòn đảo
nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm giữ và tại phần lớn vùng Biển Đông.
Hành
động gây hấn mới nhất của tầu hải cảnh Trung Quốc là sách nhiễu hoạt
động khai thác dầu khí của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam, theo lời tố cáo của Hà Nội. Đô đốc Schultz nhấn
mạnh Tuần duyên Mỹ « hợp tác chặt chẽ với Việt Nam. Phía Việt Nam đã nhiều lần hoàn thành chức năng bảo vệ tự do hàng hải ».
Theo ông Schultz, việc lực lượng tuần duyên Mỹ có mặt ở Biển Đông là
nhằm mục đích tái lập và tăng cường luật pháp quốc tế ở khu vực này.
Trong
khi đó, tổng thống Duterte tỏ ra bị khuất phục trước Trung Quốc ở Biển
Đông. Phát biểu trước Quốc Hội Philippines hôm 22/07, ông tuyên bố rằng
việc quân đội Trung Quốc hiện diện ở Biển Đông chứng tỏ rằng Bắc Kinh « đã chiếm hữu » và « kiểm soát »
toàn bộ con đường hàng hải chiến lược và giầu tài nguyên. Tổng thống
Duterte biện minh rằng ông không muốn thách thức và xung đột với Trung
Quốc.
Tuy nhiên, thẩm phán Antonio Carpio của Tòa Án Tối Cao Philippines chỉ trích tổng thống Duterte đã nhầm khi nói rằng Trung Quốc « sở hữu » Biển Đông, vì Bắc Kinh chỉ chiếm 7 đảo nhân tạo, tương đương với 10% tổng diện tích Biển Đông.
Dường như lập trường nhún nhường của tổng thống Duterte tiếp tục được
người phát ngôn Salvador Panelo bảo vệ khi bác bỏ phát biểu của thẩm
phán Carpio trong buổi họp báo ngày 23/07. Ông nhấn mạnh : « Khi
người ta có một căn cứ quân sự, thể hiện rằng họ có thể kiểm soát toàn
bộ khu vực, điều đó có nghĩa là họ đã chiếm giữ khu vực đó» .