4 điều cần biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong (BBC)
Trong
khi hầu hết người Hong Kong là người gốc Hoa, và mặc dù Hồng Kông là
một phần của Trung Quốc, phần lớn người dân ở đây không nhận mình là
người Trung Quốc. Các khảo sát từ Đại học Hong Kong cho thấy hầu
hết mọi người tự nhận mình là "người Hong Kong" và chỉ có 15% tự nhận là
"người Trung Quốc". Sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn trong giới
trẻ. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy chỉ có 3% người trong độ
tuổi 18-29 tự nhận mình là người Trung Quốc.
Người biểu tình ở Hong Kong một lần
nữa chặn các con đường chính và các tòa nhà chính phủ, trong khi lực
lượng cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su để đáp trả.
Nhìn bề ngoài, những cuộc biểu tình này là dự luật cho phép dẫn độ người từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục.
Nhưng
đây không phải là tất cả. Có rất nhiều những số bối cảnh quan trọng,
thậm chí kéo dài hàng thập kỷ có thể sẽ giúp giải thích những gì đang
diễn ra.
1. Hong Kong có một vị thế đặc biệt ...
Điều đầu tiên quan trọng cần nhớ là Hồng Kông rất khác biệt so với các thành phố khác của Trung Quốc.
Hong
Kong là thuộc địa của Anh trong hơn 150 năm. Đảo Hong Kong được nhượng
lại cho Anh sau một cuộc chiến năm 1842. Sau đó, Trung Quốc cũng cho Anh
thuê phần còn lại của Hong Kong trong 99 năm.
Hong Kong kể từ đó
trở thành một cảng giao dịch bận rộn, một trung tâm sản xuất và nền kinh
tế đã phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950.
Lãnh thổ này cũng là
nơi mà nhiều người di cư và những người bất đồng chính kiến tìm đến để
chạy trốn khỏi sự bất ổn, nghèo đói hoặc đàn áp ở Trung Quốc đại lục.
Sau đó, vào đầu những năm 1980, khi thời hạn cho
thuê 99 năm ngày càng đến gần, Anh và Trung Quốc bắt đầu đàm phán về
tương lai của Hong Kong. Chính phủ cộng sản ở Trung Quốc cho rằng tất cả
Hong Kong nên được trả lại cho Trung Quốc.
Hai
bên đã đạt được thỏa thuận vào năm 1984 rằng Hong Kong sẽ được trả về
cho Trung Quốc vào năm 1997, theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Điều
này có nghĩa là trong khi trở thành một phần với Trung Quốc, Hong Kong
sẽ được hưởng "quyền tự chủ cao độ, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và
quốc phòng" trong 50 năm.
Do đó, Hong Kong có một hệ thống pháp lý và biên giới riêng, và các quyền bao gồm tự do hội họp và tự do ngôn luận được bảo vệ.
Ví
dụ điển hình chính là việc Hong Kong là một trong số ít nơi trên lãnh
thổ Trung Quốc có thể tưởng niệm cuộc đàn áp Quảng trường Thiên An Môn
năm 1989.
2. Nhưng mọi thứ đang thay đổi
Hong
Kong vẫn được hưởng các quyền tự do vốn không tồn tại ở Trung Quốc đại
lục nhưng giới chỉ trích cho rằng các quyền này đang bị suy giảm.
Các
nhóm đấu tranh đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp sâu vào Hong Kong, như
các phán quyết pháp lý loại bỏ các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ. Họ cũng
lo ngại về sự mất tích 5 nhân viên nhà xuất bản sách Hong Kong và một
nhà tài phiệt bị giam giữ ở Trung Quốc.
Một vấn đề khác là quá trình cải cách dân chủ.
Nhà lãnh đạo của Hong Kong, Carrie Lam, được bầu ra
bởi một ủy ban bầu cử gồm 1.200 thành viên, hầu hết đều thân Bắc Kinh.
Trong khi đó chỉ có 6% tổng số cử tri có quyền bầu các ủy viên này.
Theo
Bản Hiến pháp của Hong Kong, Bộ Luật cơ bản, Hong Kong nên bầu lãnh đạo
của mình theo một cách dân chủ hơn, nhưng có nhiều tranh cãi về việc
thực hiện điều này.
Chính
phủ Trung Quốc cho biết vào năm 2014 sẽ cho phép cử tri bầu chọn các
nhà lãnh đạo từ một danh sách đã được ủy ban-thân-Bắc Kinh phê chuẩn,
nhưng giới phê bình gọi đây là "nền dân chủ giả tạo" và nó đã không được
thông qua tại Hội đồng lập pháp của Hồng Kông.
28 năm nữa là đến
2047, thời điểm Luật cơ bản sẽ hết hạn nhưng những gì sẽ xảy ra với
quyền tự trị của Hong Kong vẫn chưa rõ ràng.
3. Hầu hết người Hong Kong không xem mình là người TQ
Trong
khi hầu hết người Hong Kong là người gốc Hoa, và mặc dù Hồng Kông là
một phần của Trung Quốc, phần lớn người dân ở đây không nhận mình là
người Trung Quốc.
Các khảo sát từ Đại học Hong Kong cho thấy hầu
hết mọi người tự nhận mình là "người Hong Kong" và chỉ có 15% tự nhận là
"người Trung Quốc".
Sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn trong giới
trẻ. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy chỉ có 3% người trong độ
tuổi 18-29 tự nhận mình là người Trung Quốc.
Người Hong Kong nêu rõ sự khác biệt về pháp lý, xã
hội và văn hóa và thực tế Hong Kong là một thuộc địa riêng biệt trong
150 năm là lý do tại sao họ không đồng nhất với đồng bào của họ ở Trung
Quốc đại lục.
Tuy nhiên, tinh thần chống Trung Quốc ở Hong Kong
cũng tăng trong những năm gần đây, khi nhiều người người phàn nàn về
những vị khách du lịch đến từ đại lục vô cùng thô lỗ, coi thường các quy
tắc địa phương hoặc làm gia tăng chi phí sinh hoạt.
Một số nhà
hoạt động trẻ thậm chí đã kêu gọi Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc, một
điều rất đáng báo động đối với chính quyền Bắc Kinh.
Người biểu tình cảm thấy dự luật dẫn độ, nếu được thông qua, sẽ đưa lãnh thổ này đến gần hơn dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
"Hồng
Kông sẽ trở thành một thành phố khác của Trung Quốc nếu dự luật này
được thông qua", một người biểu tình, Mike, 18 tuổi, nói với BBC.
4. Người Hong Kong biết cách biểu tình
Vào tháng 12/2014, khi cảnh sát tháo dỡ những gì còn
sót lại tại một địa điểm biểu tình ủng hộ dân chủ ở trung tâm Hong
Kong, những người biểu tình đã hô vang: "Chúng tôi sẽ trở lại."
Thực
tế việc các cuộc biểu tình trở lại không quá đáng ngạc nhiên. Hong Kong
có một lịch sử về sự bất đồng chính kiến kéo dài nhiều năm qua.
Năm
1966, các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Công ty Star Ferry quyết định
tăng giá vé. Các cuộc biểu tình leo thang thành bạo loạn buộc chính
quyền phải ra lệnh giới nghiêm và điều động hàng ngàn binh sĩ đã xuống
đường.
Các cuộc biểu tình lại tiếp diễn từ năm 1997, nhưng những
cuộc biểu tình lớn nhất thường có xu hướng chính trị và đưa người biểu
tình vào cuộc xung đột với Trung Quốc đại lục.
Trong khi người
Hong Kong có một mức độ tự chủ nhất định, họ có ít tự do trong các cuộc
thăm dò, có nghĩa là các cuộc biểu tình là một trong số ít cách họ có
thể đưa ra quan điểm của mình.
Có nhiều cuộc biểu tình lớn vào
năm 2003 (lên tới 500.000 người xuống đường và dẫn đến một dự luật an
ninh gây tranh cãi bị hủy bỏ) và các cuộc tuần hành hàng năm cho quyền
bầu cử phổ quát cũng như việc tưởng niệm cuộc đàn áp ở Quảng trường
Thiên An Môn, cho thấy bề dày lịch sử biểu tình của Hong Kong.
Các
cuộc biểu tình năm 2014 đã diễn ra trong vài tuần và khi đó người
Hong Kong yêu cầu được quyền bầu lãnh đạo của chính họ. Nhưng phong trào
Dù vàng đã bị xẹp xuống mà không có bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Bắc
Kinh.