Nho sĩ Annam và Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng (Nguyễn Hiền)
Nhưng
ông không làm thế, ông vẫn là một Đảng sĩ, một người tin rằng, tổ chức
đảng của ông như con thuyền lớn, và bằng chiến dịch đốt lò cỏn con có
thể khống chế được toàn bộ "tham nhũng và sự suy đồi" mang tính bản chất
của thể chế. Ông tin, như chính các nho sĩ Annam từng tin rằng, Nho học
vẫn là danh giá, và tinh thần Nho gia vẫn có thể khiến đất nước phát
triển, chống lại tàu đồng, súng đồng từ ngoại bang (là Pháp). Cho đến
khi, Pháp đặt chân và dùng một lượng lính nhỏ để giải tán toàn bộ lực
lượng hùng mạnh của những nho sĩ, áp đặt một chế độ thuộc địa lên ngai
rồng của vua tôi. Nho
sĩ Annam tự hào và thích thú với "móng tay dài" không khác nhiều lắm
với một Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng "tự hào và thích thú" với chủ nghĩa
Mác-Lenin. (Nguyễn Hiền)
Trong
một bức ảnh về thời Đông Dương thập niên 1920 (thế kỷ 20), ghi nhận nho
sĩ Annam với móng tay dài, và đó là niềm tự hào và thích thú của ông
ta.
Ngày
nay, nhìn một người để móng tay dài có thể được coi là vướng víu không
cần thiết, một sự kỳ dị, và chẳng thể là niềm tự hào khi mà nó hạn chế
khả năng lao động. Nhưng vào thời đó, đây được coi là "quý tộc" bởi
không thể lao động, và tất nhiên, nguồn gốc của tục để móng tay dài xuất
phát từ Trung Quốc.
Nho
sĩ là người có học, là người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong
kiến. Tầm nhìn của vị nho sĩ này là tầm nhìn hướng Trung, nơi ông ta
phải quỳ sụp trước Khổng miếu – người được suy tôn "vạn thế sư biểu"
(bậc thầy của muôn đời).
Vào
cái thời kỳ mà vị Nho sĩ Annam trên để móng tay dài, thì đây cũng là
thời kỳ mà Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu… vẫn đang tích cực vận động
dân quyền, đẩy lùi phong kiến và kiến thị văn minh – nhân bản bên ngoài.
Có thể, "quý tộc Annam" nhìn những "nhóm người cổ súy dân quyền" như
những trò hề, những người đi ngược truyền thống – tập tục nghìn năm của
dân tộc, và là những con người hủ bại. Đi ngược lại với Nho giáo và tinh
thần của Nho gia.
Sau
gần 100 năm, không còn ai nhớ những "quý tộc móng tay dài" đó là ai,
ngoài bộ móng được ghi nhận bởi máy ảnh. Họ bị thải loại khỏi lịch sử
bởi chính sự "tự hào và thích thú" rất đỗi thời cuộc của mình. Còn những
con người "Duy Tân", những con người "vị quốc vong thân" với lời thơ "á
tế á ca" lại được tưởng nhớ hằng năm và công trạng, tư tưởng dân quyền
của họ vẫn tiếp tục có giá trị mở lối cho dân tộc trong tương lai.
Tại
miền Bắc Việt Nam vào những năm đầu của thể kỷ XXI, một Đảng sĩ tên là
Nguyễn Phú Trọng vẫn thao thao bất tuyệt về lý luận và chủ nghĩa
Mác-Lenin, và có lẽ đó là niềm tự hào và là sự thích thú của chính ông.
Ông ra hẳn bộ sách về "Đảng cầm quyền" và sự "trường tồn của dân tộc",
và hẳn nhiên đó là sự tự hào của ông ta. Ông ta nhìn về Trung Quốc, học
cách đốt lò, lôi ra những thanh củi có nguy hại cho chính chế độ mà ông
ta đang là con sói đầu đàn, và nghiễm nhiên ông ta "tự hào về chính
ông".
Mới
đây, trong cuộc gặp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
ông Đảng sĩ cũng thích thú chia sẻ rằng : "Không ai thích thú gì kỷ
luật. Kỷ luật chính là để cảnh tỉnh, răn đe, ai nhúng chàm thì sửa đi"…
Giọng điệu mang tính chỉ đạo của một bề trên này có thể một lần nữa
khiến ông ta thích thú và tự hào về những gì ông ta làm được. Và nghiễm
nhiên, đó là cách mà một Đảng sĩ cho rằng, nó sẽ kéo dài thời gian cầm
quyền của Đảng, và đưa đất nước đến phồn thịnh hơn.
Ông
Đảng sĩ cũng thích thú chia sẻ rằng : "Không ai thích thú gì kỷ luật.
Kỷ luật chính là để cảnh tỉnh, răn đe, ai nhúng chàm thì sửa đi"…
Đó
là lý do người viết không dùng "sĩ phu Bắc hà" để ám chỉ ông Nguyễn Phú
Trọng, bởi suy cho cùng, ông ta cũng chỉ là một kẻ chỉ của một học
thuyết, mà hướng nhìn của nó luôn về Trung Quốc. Mọi thay đổi, chuyển
động từ Bắc Kinh đều được học tập và làm theo. Và trong cái chủ nghĩa,
đảng nghĩa của ông ta học, chỉ là sự tuân phục và trung thành tuyệt đối.
Sĩ
phu Bắc hà là người có học hành hiểu biết, và phải có nhân cách hơn
người, biết bảo vệ lẽ phải xã hội, và phải có tính nêu gương.
Đảng
sĩ Nguyễn Phú Trọng luôn kêu gọi chống tham nhũng và đốt lò, nhưng đến
nay, công khai tài sản (một cơ sở chống tham nhũng) của chính ông ta vẫn
là con số 0 tròn trĩnh, và 30 tỷ mà ông tặng cho nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào để xây trường học được báo giới chính thống mô tả là "món
quà riêng", gây ra nhiều hoài nghi trong dư luận xã hội.
Đảng
sĩ Nguyễn Phú "thấy xót ruột" khi đạo đức xuống cấp, hay sự than phiền
về tình trạng tham nhũng nhiều như "ngứa ghẻ" của ông thực tế là cách
nói hình thức, bởi nói thực chất ông phải chỉ thẳng vào cái thể chế mà
tuyên bố rằng : chính ngươi là nguồn gốc của mọi tội lỗi.
Và chỉ như thế thì ông mới biết làm gì tiếp theo tốt cho đất nước, cho dân tộc này.
Nhưng
ông không làm thế, ông vẫn là một Đảng sĩ, một người tin rằng, tổ chức
đảng của ông như con thuyền lớn, và bằng chiến dịch đốt lò cỏn con có
thể khống chế được toàn bộ "tham nhũng và sự suy đồi" mang tính bản chất
của thể chế. Ông tin, như chính các nho sĩ Annam từng tin rằng, Nho học
vẫn là danh giá, và tinh thần Nho gia vẫn có thể khiến đất nước phát
triển, chống lại tàu đồng, súng đồng từ ngoại bang (là Pháp). Cho đến
khi, Pháp đặt chân và dùng một lượng lính nhỏ để giải tán toàn bộ lực
lượng hùng mạnh của những nho sĩ, áp đặt một chế độ thuộc địa lên ngai
rồng của vua tôi.
Lịch
sử sẽ đánh giá ông Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng như thế nào, có lẽ sẽ nằm ở
chương đen tối của dân tộc. Nơi mà ông được ví von như một người tuân
phục đến mê muội thứ chủ nghĩa mà chẳng thể dẫn dắt được phát triển đi
đâu, về đâu. Nhưng Đảng sĩ vẫn tuân phục, và tự ví mình là "tinh hoa",
đặt mình ở vọng đài cao, mà bỏ quên cả lời oán thán của người dân. Trong
khi, ví những người ưu tư và trăn trở là "thành phần bất hảo".
Nho
sĩ Annam tự hào và thích thú với "móng tay dài" không khác nhiều lắm
với một Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng "tự hào và thích thú" với chủ nghĩa
Mác-Lenin.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 11/04/2019