Vụ di dời lư hương gây tranh cãi ở TP HCM (VOA)
Chính quyền cộng sản đã bế tắc hoàn toàn trong mọi lĩnh vực vì họ không có người có tâm và có tấm lòng để làm việc, không còn ai nghĩ ra được điều gì hay ho và tử tế cho nên làm đâu sai đó. Những ý kiến hay "sáng kiến" của quan chức điên rồ đến đâu cũng được áp dụng vì chẳng ai buồn suy nghĩ và phản đối xem nó lợi hại thế nào và kết quả là chọc giận để người dân chửi không tiếc lời. Vụ dời ly hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo chỉ là một trong muôn vàn vụ như thế. Giờ biết sai nhưng chính quyền cũng không dám sửa vì tính kiêu ngạo cộng sản. Dân chửi thì cứ chửi đến khi nào mệt thì thôi. Cái gốc nằm ở sự toàn trị của đảng cộng sản nhưng người dân vẫn chưa ý thức là cần thay đổi cái gốc, vì thế mọi chuyện vẫn còn tiếp diễn dài dài, hết vụ này sẽ đến vụ khác.
Dù chính quyền đã lên tiếng giải thích, vụ di dời lư hương trước
tượng đài ở trung tâm TP HCM dịp 40 năm ngày xảy ra cuộc chiến biên giới
Việt - Trung vẫn tiếp tục gây tranh cãi.
Một ngày sau khi di dời lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo, khiến
nhiều Facebooker phản ứng, Bí thư quận ủy quận 1 Trần Kim Yến hôm 18/2
nói: “Có thể một số người cho đây là vấn đề nhạy cảm nhưng quận thấy
việc này bình thường”.
VnExpress dẫn lời quan chức này nói thêm: “Đặt lư hương giữa công viên, là nơi công cộng, để thờ thì không phù hợp lắm. Quận không phải là không có nơi để người dân thể hiện tâm linh, mà có hẳn ngôi đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo nên đưa lư hương về đó".
VnExpress dẫn lời quan chức này nói thêm: “Đặt lư hương giữa công viên, là nơi công cộng, để thờ thì không phù hợp lắm. Quận không phải là không có nơi để người dân thể hiện tâm linh, mà có hẳn ngôi đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo nên đưa lư hương về đó".
Động thái của chính quyền TP HCM hôm 17/2 đã khiến nhiều người đặt
dấu hỏi, nhất là sau khi một số nhà hoạt động dự tính tới dâng hương
dưới tượng đài Trần Hưng Đạo để đánh dấu 40 năm xảy ra cuộc chiến biên
giới Việt – Trung.
Đây là nơi từng diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Sau câu trả lời của bà Yến, nhiều người sử dụng mạng xã hội, trong đó
có các nhà hoạt động, tiếp tục đăng các hình ảnh về các lư hương được
đặt trước nhiều bức tượng ở nhiều nơi ở Việt Nam, như tượng đài Lý Thái
Tổ ở Hà Nội, nơi cũng từng diễn ra nhiều cuộc tập hợp phản đối chính
quyền quốc gia láng giềng phương Bắc.
Trên Facebook, nhạc sĩ Tuấn Khanh đăng một bức ảnh được cho là chụp
bà Doãn Hải Hồng, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam,
đứng trước bia tưởng niệm liệt sĩ Trung Quốc ở Gia Lâm, Hà Nội, cuối
tháng Chín năm ngoái.
Nghệ sĩ này viết thêm: “Mấy anh chị nên gửi công văn ra yêu cầu di dời cho phù hợp tình hình đối phó với nhân dân”.
Trong một diễn biến liên quan, các nhà quan sát cho rằng báo chí Việt
Nam năm nay dường như đã được “bật đèn xanh” nên đã đồng loạt đăng bài
về cuộc chiến biên giới với Trung Quốc 40 năm trước.
Hôm 17/2, một bản tin về cuộc chiến xảy ra 4 thập kỷ trước của Truyền hình Việt Nam (VTV) cũng đã gây ra nhiều tranh cãi.
MC Phan Anh viết trên Facebook: “Một thời lượng hơn 9 phút dành cho
Kỷ niệm 40 năm Chiến tranh Bảo vệ biên giới phía Bắc - chống quân Trung
Quốc xâm lược. NHƯNG không một lần nào từ Trung Quốc được nhắc tới mà
chỉ là “đối phương”, “lính bên kia biên giới”’.
Và nghệ sĩ có nhiều người “follow” (theo dõi) trên mạng xã hội này đặt câu hỏi: “NHỤC như vậy mà cũng chịu được sao???”
Tối ngày 18/2 (giờ Việt Nam), VOA tiếng Việt không thể liên lạc được với lãnh đạo VTV để phỏng vấn.