Hồ Chí Minh với các bút danh Paul Thành, Hồ Quang và Trần Dân Tiên (BBC)
Thế là rõ ràng chứ không còn là đồn đoán nữa nhé. Hồ Chí Minh tức là Trần Dân Tiên và thiếu tá Hồ Quang. Ông cũng chính là T.
Lan, người viết "Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện Một Mình"..."Bác" giỏi thật, tự viết sách ca ngợi mình và không chỉ có mỗi một quyển.
Sau nhiều năm có nhiều tranh luận,
trang web dangcongsan.vn đã có bài 'Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ' nói Trần Dân Tiên là một
trong nhiều bút danh của Hồ Chí Minh.
Trước đây, các nguồn chính thống ở VN không nói rõ Trần Dân Tiên là ai mà lại viết được ra cuốn 'Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch'.
Bài
báo cũng xác nhận thiếu tá Hồ Quang trong Bát Lộ Quân của Trung Quốc
là một trong nhiều tên mà nhà cách mạng Việt Nam đã sử dụng chính thức
khi hoạt động ở nước láng giềng cuối thập niên 1930.
Nhiều
bút danh khiến một số bạn đọc có thể ngạc nhiên là ông Hồ Chí Minh từng dùng
khác nhiều bút danh châu Âu như Jean Fort, Victor Lebon, Nilopsky,
Albert de Pouvourville, Linov.
Ông cũng nhiều lần ký tên Pháp là Paul Tất Thành, Paul Thanh khi ở Pháp.
"Ngày
15 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành từ New York gửi thư cho khâm sứ
Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ của thân phụ là Nguyễn Sinh Huy. Lá thư ký tên
Paul Tất Thành."
Ông còn có mật danh tiếng Anh do người Mỹ đặt
cho là Lucius khi Hồ Chí Minh giúp nhóm OSS chống Nhật ở vùng biên giới
Việt - Trung trong Thế Chiến 2.
Ông cũng dùng nhiều tên Trung
Quốc mà nổi tiếng nhất là Hồ Quang, Trương Nhược Trừng, Vương Sơn Nhi,
Vương Đạt Nhân, Lý Thụy, Tống Văn Sơ, Tống Thiệu Tổ.
Có vẻ như bí
danh Hồ Quang gắn liền với giai đoạn ông ở trong quân đội và có quân
hàm thiếu tá của lực lượng cộng sản Trung Quốc.
Đây cũng là quân hàm duy nhất được biết đến của Hồ Chí Minh.
Đoạn trong bài về hoạt động của thiếu tá Hồ Quang được trang dangcongsan viết như sau:
"Hồ
Quang - Hoạt động ở Trung Quốc cuối năm 1938. Nhờ quan hệ Liên Sô và
Trung Quốc nên Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc dễ dàng. Tại Lan Châu thủ
phủ tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc mang phù hiệu Bát
lộ quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang."
Tuy nhiên, nguồn tư liệu này chưa ghi hết rằng sang năm 1940, ông Hồ Chí Minh vẫn tiếp dục bí danh Hồ Quang.
Trang ditichphuchutich.gov.vn hồi 2011 có bài của Đặng Quang Huy cho viết:
"Đầu
năm 1940, Hồ Quang từ Quý Dương đi Trùng Khánh, đồng chí Chu Ân Lai đã
tiếp Người và bố trí Người ở tại văn phòng Bát Lộ Quân tại thôn Hồng
Nham (Cục Phương Nam của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đặt tại đây).
Tháng
2/1940, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người đến Côn
Minh, chắp liên lạc với Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Không lâu sau, Người đã gặp đồng chí Vũ Anh (lãnh đạo Ban Hải ngoại của
Đảng Cộng sản Đông Dương).
Đồng chí Vũ Anh đã đưa Người đến cơ
quan bí mật của Đảng bộ Hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương để gặp đồng
chí Phùng Chí Kiên và đồng chí Hoàng Văn Hoan.
Sau mấy tháng
Người công tác ở Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Côn
Minh, khoảng tháng 10/1940, Người lại qua Quý Dương (lần thứ tư) để trở
về Quế Lâm và vẫn ở văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm."
Như vậy, trong cả năm 1940, Hồ Chí Minh vẫn dùng bí danh Hồ Quang.
Nhiều bút danh khác nhau
Bài
báo cũng cho rằng Hồ Chí Minh viết rất nhiều bài báo, dùng nhiều bút
danh khác nhau để phục vụ cho công tác tuyên truyền cách mạng.
Ông cũng là tác giả nhiều sách và tư liệu về bản thân:
Năm 1949, ông ký T.T. dưới bài viết "Hồ Chủ Tịch và Văn Nghệ".
Năm 1959, ông ký bút danh Thu Giang trong bài "Bác Đến Thăm Côn Minh" trên báo Nhân Dân (12/04).
Năm 1960, ông dùng bút hiệu Tuyết Lan để viết bài "Ba Chai Rượu Sâm Banh" đăng trên báo Nhân Dân (27/04).
Cùng
năm, dưới hình thức dịch lại bức thư của một công nhân tên là Jean
Fort, ở Algeria, ông viết về tình cảm của một người bạn quốc tế đối với
Nguyễn Ái Quốc thời ở Paris và sau này.
Cùng năm, ông dùng bút
danh Trần Lam viết bài "Chuyện Giả Mà Có Thật" đăng trên báo Nhân Dân về
hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Thái Lan.
Năm 1961, ông ký T.
Lan, viết "Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện Một Mình", đăng nhiều lần trên báo
Nhân Dân trong năm, và bài "Bác Ăn Tết Với Chúng Tôi" đăng trên Nhân
Dân (14/02 năm 1961).