Amnesty International đánh gía di sản Chủ tịch Quang (BBC)
Di sản của ông Trần Đại Quang để lại cho người dân VN thật đáng buồn. Hãy xem các tổ chức nhân quyền quốc tế đánh giá về di sản mà ông Quang để lại.
Chủ tịch Trần Đại Quang bày tỏ sự
ủng hộ rất lớn với luật an ninh mạng, một luật có nguy cơ rất lớn sẽ
bị lạm dụng để dập tắt những tiếng nói bất đồng trong xã hội Việt
Nam, theo tổ chức Amnesty International.
Bình luận với BBC cuối
tuần qua về di sản của cố chủ tịch Trần Đại Quang, ông Nguyễn Trường
Sơn, người phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình
Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói:
"Nguyên chủ tịch nước Trần Đại Quang là một trong những người bày tỏ sự ủng hộ rất lớn với luật an ninh mạng."
"Bộ
luật an ninh này tuy là chưa được đưa vào thực hành, nhưng đã gây ra
rất nhiều tranh cãi trong xã hội Việt Nam, và nó cũng khiến cho rất là
nhiều người, đặc biệt là những người làm việc nhân quyền, trong đó
có chúng tôi, rất lo ngại."
Ông Nguyễn Trường Sơn giải thích:
"Bởi
vì đây là một luật có nguy cơ rất lớn sẽ bị lạm dụng để mà dập tắt
những tiếng nói bất đồng, cũng như phản biện trong xã hội Việt Nam."
"Đây
là cái di sản mà tôi thấy rõ rệt nhất trong di sản của ông Trần Đại
Quang trong nhiệm kỳ chủ tịch nước của ông." Ông Sơn khẳng định.
"Ngoài ra trước khi làm chủ tịch nước thì ông Trần Đại Quang
rất nổi tiếng với cương vị bộ trưởng bộ công an, và trưởng ban chỉ
đạo Tây Nguyên. Hai cương vị này đem lại dấu ấn rõ ràng hơn là vai trò
chủ tịch nước của ông."
"Ví dụ như trong vai trò bộ trưởng bộ
công an, thì chúng ta thấy là bộ công an Việt Nam đã đạt được một vai
trò rất lớn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, cũng như là trong
cán cân quyền lực ở Việt Nam, bởi bộ công an rõ ràng là đã đạt đến
một cái ngưỡng quyền lực rất cao trong môi trường chính trị ở Việt Nam
dưới nhiệm kỳ của ông".
Người đại diện cho tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra vài thí dụ cụ thể về tù nhân chính trị:
"Chúng
ta thấy rằng dưới nhiệm kỳ bộ trưởng của ông ấy từ năm 2011, số người
bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị bắt tăng lên rất rõ rệt."
"Theo
như thống kê của chúng tôi đến bây giờ thì có khoảng gần 100 tù nhân
lương tâm ở Việt Nam. Tất cả những người này đều bị bắt giữ dưới nhiệm
kỳ bộ trưởng Bộ Công an của ông Trần Đại Quang, cũng như khi ông làm chủ
tịch nước."
Và việc người thiểu số tại Tây Nguyên:
"Ngoài ra ông Trần Đại Quang còn làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2002."
"Chúng
ta thấy Tây Nguyên năm 2004 có một sự kiện rất lớn và có nhiều báo cáo
liên quân đến đàn áp biểu tình, dẫn đến chết người. Suốt những năm về
sau có một làn sóng người Tây Nguyên, đặc biệt là những người theo đạo
Tin Lành phải bỏ Việt Nam để đi sang Campuchia và Thái Lan để xin tỵ
nạn."
"Đó là dấu ấn rõ rệt trong những cương vị ông Trần Đại Quang từng nắm giữ." Ông Sơn kết luận.