Vì đâu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhúng chàm? (Ánh Liên)
Nhưng
tại sao, một người từng là Giám đốc Công an tỉnh ; Đại biểu quốc hội
khóa XII ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người từng là khắc tinh
của tội phạm tỉnh Nam Định ; người đứng ra chỉ đạo các vụ án gây chấn
động dự luận như vụ Bầu Kiên hay vụ thảm sát tại Bắc Giang ; người từng
phải hậu phẫu bởi mìn sát thương của tội phạm ; người được không ít lần
nhắc trong các buổi nói chuyện về tinh thần và ý chí sống còn trong các
bài giảng của học viện Cảnh sát nhân dân lại có ngày xộ khám vì nhúng
chàm ?
Cựu
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ
công an bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố theo
Điều 356 Bộ Luật hình sự với tội danh ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ’.
Cụ
thể, ông Vĩnh liên quan đến ‘Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa
đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành’.
Cựu là vì ông bị tước danh hiệu Công an nhân dân, đồng nghĩa với hàm trung tướng cũng đi nốt.
Tất cả theo đúng quy trình : giải tán Tổng cục và bắt giam Tổng cục trưởng.
Nhưng
tại sao, một người từng là Giám đốc Công an tỉnh ; Đại biểu quốc hội
khóa XII ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người từng là khắc tinh
của tội phạm tỉnh Nam Định ; người đứng ra chỉ đạo các vụ án gây chấn
động dự luận như vụ Bầu Kiên hay vụ thảm sát tại Bắc Giang ; người từng
phải hậu phẫu bởi mìn sát thương của tội phạm ; người được không ít lần
nhắc trong các buổi nói chuyện về tinh thần và ý chí sống còn trong các
bài giảng của học viện Cảnh sát nhân dân lại có ngày xộ khám vì nhúng
chàm ?
Điều này là đặc biệt tâm tư ? Tâm tư sao không khi mà 'Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân' giờ lại là 'bảo kê tội phạm' ?
Vì sao ?
Có lẽ - cơ chế quyền lực không giới hạn và sự thoái hóa quyền lực – đó là câu trả lời duy nhất.
Từ
lâu, Bộ công an được mệnh danh là Bộ siêu quyền lực và bất khả xâm
phạm, Bộ chi phối xuyên ngóc ngách cả lập pháp, hành pháp, tư pháp về
mặt thực tế, đến mức báo chí nước nhà muốn viết bài chống tham nhũng
cũng phải chờ cơ quan điều tra của công an cung cấp tài liệu, nếu không
sẽ đối diện với tù đày, quyền lực phía công an hình thành nên một chế độ
công an trị.
Không
ai kiểm soát được giới công an, và giới công an được bảo vệ trong vòng
tay của Đảng. Chính những người ở nhóm lề trái đã rất nhiều lần lên
tiếng về tệ ‘kiêu binh nổi loạn’ – bắt nguồn từ việc trao quyền lực
không giới hạn này. Ngày hôm nay, khi mà Bộ công an trở nên ‘nát’ như
thế này, nó không phải là do ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’, mà nó xuất
phát từ chính quyền lực quá lớn. Kết quả, lãnh đạo Bộ công an lại không
tìm cách ghi nhận, mà ngược lại quy kết ý kiến về kiểm soát quyền lực
công an là một quan điểm ‘bôi nhọ lực lượng công an nhân dân, làm mất
niềm tin của quần chúng nhân dân vào lực lượng công an nhân dân’. Ngay
cả công điện mới đây của ông Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm về siết chặt kỷ
luật trong lực lượng này cũng không quên nhắc tới ‘thế lực thù địch’.
Nhưng
‘thế lực thù địch’ làm suy giảm nghiêm trọng hình ảnh lực lượng công an
nhân dân lại chính là những lãnh đạo cấp cao của Bộ này, chưa kể là
những con sâu mọt khác chưa bị phát hiện hoặc đưa ra truy tố trước pháp
luật. Nó cho thấy, tính giám sát và chịu sự giám sát của quyền lực nhân
dân đối với các cơ quan quyền lực là tối quan trọng, nếu không muốn một
ngày ‘sâu mọt’ đục nát bộ máy lãnh đạo cấp cao nhất. Bởi sức mạnh kim
tiền với cơ chế quyền lực dễ dãi sẽ là một mật ngọt chết ruồi đối với
ngay cả những người từng là khắc tinh tội phạm trong quá khứ, là ‘anh
hùng’ một thời, là ‘tấm gương đấu tranh’ của không ít cán bộ - nhân viên
công an tại Việt nam như ông cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh.
Đó
là ‘thảm họa đỏ’ với nhân dân và là ‘thảm họa đen’ đối với chính Đảng
cộng sản Việt Nam. Bởi nguy cơ chế độ tồn vong sẽ quyết định vào việc
kiểm soát được lực lượng này đến đâu. Bởi điều này là ‘đặc biệt nguy
hiểm’.
Có
lẽ nhận thức được điều đó, nên ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến
hành thận trọng và có quy trình về một cuộc giải phẫu. Từ việc xây dựng
quy chế cán bộ mới (trong đó có cả xử lý kỷ luật Đảng viên sau khi
chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu và dừng ‘xử lý nội bộ’ khi Đảng
viên vi phạm pháp luật), xử lý các vụ tham nhũng, thúc đẩy thanh tra, xử
lý quá trình bổ nhiệm nhanh của con ông cháu cha ; tăng cường tinh giảm
bộ máy (đặc biệt là đề xuất hợp nhất 5 tổ chức Chính trị - xã hội lớn –
vốn ăn nhiều ngân sách và làm gia tăng số lực công – viên chức vào lại
Mặt trận Tổ Quốc mới đây), hay tăng cơ chế quyền lực của Hội đồng nhân
dân (vốn bị coi là hữu danh vô thực trước đây) vẫn đang được các địa
phương thực hiện… Những bước đi này là cần thiết nhằm kiểm soát được
quyền lực và dường như nó đang chạy theo quan điểm ‘nhốt quyền lực vào
trong lồng lập pháp’. Riêng điểm này, có vẻ ông Nguyễn Phú Trọng cần
được ghi nhận, bởi nếu không thì vô tình chúng ta sẽ tách vai trò của
ông ra khỏi các sự kiện chống tham nhũng và thanh tẩy sự nhũng nhiễu
quyền lực trong bộ máy nhà nước trong thời gian gần đây.
Câu
hỏi tiếp theo là : câu chuyện sắp tới sẽ diễn biến như thế nào ? Liệu
sẽ còn có ai tiếp tục được đem đốt và lò có tiếp tục nứt hay không ?
Có
lẽ củi đã lên thì vẫn cứ đốt, và 21 đại án mà ông Tổng Bí thứ đề
cập vẫn sẽ tiếp tục lên lò. Người được cho là Chủ tịch nước hiện tại
(người từng một thời là Bộ trưởng Bộ công an) sẽ có số phận ra sao ở kỳ
họp Quốc hội sắp tới ?
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 08/04/2018