Xin visa Mỹ, có thể phải khai lý lịch mạng xã hội (BBC)
Chính phủ Hoa Kỳ muốn bắt đầu thu thập lý lịch sử dụng mạng xã hội của hầu hết những người xin thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ.
Họ cũng sẽ phải tiết lộ tất cả tài khoản mạng xã hội được sử dụng trong 5 năm qua.
Khoảng 14,7 triệu người một năm sẽ bị ảnh hưởng bởi đề xuất này.
Thông tin này sẽ được sử dụng để xác định và điều tra những người xin thị thực nhập cư cũng như thị thực không nhập cư.
Các ứng viên cũng sẽ bị yêu cầu cung cấp số điện thoại, địa chỉ email và lịch sử du lịch trong 5 năm trở lại.
Họ buộc phải khai liệu họ có từng bị trục xuất khỏi
một quốc gia, hoặc có bất cứ người thân từng tham gia hoạt động khủng bố
hay không.
Đề xuất này sẽ không ảnh hưởng đến công dân từ các
quốc gia mà Hoa Kỳ miễn thị thực du lịch - trong đó có Anh, Canada, Pháp
và Đức.
Tuy nhiên, công dân từ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và
Mexico có thể gặp chút khó khăn nếu họ muốn đến Mỹ để làm việc hoặc
nghỉ lễ.
Quan điểm hiện tại về đề xuất này là gì?
Theo
luật lệ được đưa ra tháng 5 năm ngoái, các quan chức được yêu cầu xác
minh tài khoản mạng xã hội chỉ khi họ cảm thấy "những thông tin đó cần
thiết để xác nhận danh tính hoặc tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt hơn vì
lí do an ninh quốc gia".
Đề xuất khắt khe hơn này được đưa ra sau
khi Tổng thống Donald Trump hứa sẽ "kiểm tra gắt gao" đối với người nước
ngoài vào Mỹ, mà ông nói là để chống khủng bố.
Ai quyết định nếu điều đó xảy ra?
Ý tưởng này phải được Văn phòng Quản lý và Ngân sách phê duyệt.
Công chúng sẽ có hai tháng để bình luận về đề xuất này trước khi cơ quan này đưa ra quyết định.
Điều này ảnh hưởng như thế nào đến tự do ngôn luận?
Các nhóm tự do dân sự đã lên án chính sách như là một sự vi phạm quyền riêng tư có thể gây tổn hại đến tự do ngôn luận.
Hina
Shamsi, thuộc Hiệp hội các Quyền tự do dân sự Mỹ, cho biết: "Giờ đây
mọi người phải tự hỏi liệu những gì họ nói trên mạng có bị một quan chức
chính phủ hiểu nhầm hay hiểu sai.
"Chúng tôi cũng quan ngại về
cách chính phủ Trump định nghĩa 'các hoạt động khủng bố' một cách mơ hồ
và chung chung, vì nó có ý nghĩa chính trị và có thể bị lạm dụng để phân
biệt đối xử với những người nhập cư vô tội," bà nói.
Các mạng xã
hội được đề cập trong đề xuất bao gồm các công ty ở Hoa Kỳ như
Instagram, LinkedIn, Reddit và YouTube. Tuy nhiên, New York Times cho
biết mạng xã hội ở nước ngoài như Sina Weibo của Trung Quốc và mạng xã
hội VK của Nga cũng sẽ được đề cập.