Quan hệ Việt Đức tiếp tục xấu (Người Buôn Gió)
Việc
những thanh niên buộc phải bị trả về Việt Nam này sẽ mang đến nhiều vấn
đề nghiêm trọng, chẳng hạn như chuyện trả nợ ngân hàng khi đặt sổ đỏ
vay tiền, công ăn và việc làm của họ về Việt Nam sẽ ra sao... Phía chính
phủ Việt Nam tìm mọi cách để thoái thác, né tránh hoặc hạn chế tối
thiểu chuyện nhận người về. Nếu xét theo góc độ này, thì việc Đức tuyên
bố mới đây hỗ trợ thêm tiền cho người Việt bị bắt hồi hương, là một điều
trái mong đợi của chính phủ Việt Nam.
Nghi can Nguyễn Hải Long bị dẫn độ từ Cộng hòa Séc về Đức dưới sự canh phòng cẩn mật của Đội đặc nhiệm chống khủng bố
Trước
thềm Liên Hiệp Châu Âu ra quyết định về việc hiệp định thương mai với
Việt Nam vài ngày chính phủ Việt Nam đã tung ra một đòn cảnh báo nước
Đức.
Đó là việc Việt Nam đề nghị Đức mang về 700 chiếc xe hơi BMW đang bị hải quan Việt Nam giữ tại kho bãi ở cảng Sài Gòn.
Phòng tham tán thương mại sứ quán Đức ở Việt Nam choáng váng trước yêu cầu tráo trở này của chính phủ Việt Nam.
Vụ
việc giam giữ 700 chiếc xe này bắt đầu từ việc con trai Bộ trưởng tài
chính Đinh Tiến Dũng đến đại lý Euro Auto mua xe BMW vào quý 3 năm 2016,
trong quá trình mua bán, bực tức vì thái độ của nhân viên đối với mình.
Người con trai của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã đập chiếc xe anh ta mua,
đồng thời tuyên bố sẽ cho đại lý phá sản, giám đốc đi tù. Là con trai
của Bộ trưởng tài chính, anh ta cũng là trợ lý của Bộ trưởng công an Tô
Lâm.
Ngay sau đó vài tuần, Bộ tài chính đã có công văn đề nghị thuế quan và hải quan cùng với công an vào làm rõ những sai phạm ở đại lý Euro Auto Châu Âu. Giám đốc đại lý bị bắt, Euro Auto bị truy thu thuế, đại lý ngừng hoạt động và phá sản.
Ngay sau đó vài tuần, Bộ tài chính đã có công văn đề nghị thuế quan và hải quan cùng với công an vào làm rõ những sai phạm ở đại lý Euro Auto Châu Âu. Giám đốc đại lý bị bắt, Euro Auto bị truy thu thuế, đại lý ngừng hoạt động và phá sản.
Vào
hồi tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi đến
Châu Âu đã đề xuất với Đức cách giải quyết số xe này, Phúc đưa ra đề
nghị thay nhà đại lý Euro Auto của Mã Lai, bằng nhà đại lý Trường Hải
của Việt Nam. Phía BMW đã đồng ý với yêu cầu của Phúc, cuộc chuyển giao
giữa Euro Auo và Trường Hải đang diễn ra thì bất ngờ chính phủ Việt Nam
đòi BMW phải mang xe về. Đổi lại Phúc có một đề nghị Đức cho dẫn độ
Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.
Phía
Đức đã nại ra lý do luật pháp và hiến pháp Đức quy định, chính phủ Đức
không thể làm trái điều đó để thực hện đề nghị của chính phủ Việt Nam.
Chính phủ Đức không thể làm trái luật, nhưng chính phủ Việt Nam thì
không có gì là không thể, ngay lập tức trung tướng Đường Minh Hưng, anh
hùng lực lượng vũ trang Việt Nam, ủy viên ban chống khủng bố Việt Nam
bay sang Đức thực hiện vụ bắt cóc ngoạn mục và đưa Trịnh Xuân Thanh về
Việt Nam.
Phía
Đức phản ứng gay gắt về vụ bắt cóc này, người Đức trục xuất cán bộ
ngoại giao Việt Nam là ông Nguyễn Đức Thoa, đại diện an ninh tình báo
Việt Nam và hủy bỏ ngoại giao đối tác chiến lược với Việt Nam, ngừng làm
việc cấp chính phủ. Mọi việc chỉ giao dịch ở cấp lãnh sự.
Việt
Nam lập tức tung tin trong dư luận rằng nước Đức có thái độ thù địch,
đồng thời tiếp tục mang vụ 700 chiếc xe ra làm mồi mặc cả với Đức.
Trước
thềm quyết định hiệp ước thương mại EU với Việt Nam, chính phủ Việt Nam
một lần nữa mang những chiếc xe này ra làm áp lực thỏa thuận. Rất khôn
ngoan, phía Việt Nam đã cho thông quan một phần trong số 700 xe để bày
tỏ ý định của mình.
Ngày 2/3/2018, nhật báo Frankfurter
Allgemeine Zeitung (FAZ) đưa tin, Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục trì hoãn
hiệp định thương mại với Việt Nam, đồng thời nước Đức cũng tuyên bố tiếp
tục điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bằng việc truy tố một người
Việt tên là Nguyễn Hải Long vì tội tiếp tay trong vụ bắt cóc. Theo luật
Đức nếu đến thời hạn này, không ra lệnh truy tố thì ông Long phải được
thả về. Như vậy Việt Nam vẫn chưa thỏa thuận được với Đức để người Đức
ém nhẹm vụ bắt cóc này.
Tuy
nhiên trong bối cảnh ảm đạm quan hệ Việt Đức, vẫn có những điểm phát
triển tốt. Chẳng hạn cách đây vài hôm, vào ngày 28/2 chính phủ Đức hứa
hẹn sẽ tăng tiền trợ cấp cho những người Việt Nam nào bị bắt buộc rời
khỏi Đức, nếu tự nguyện sẽ được hỗ trợ tiền 1.200 euro tiền vé và và
1.000 euro cầm tay.
Ở
Đức có hàng ngàn đến chục ngàn người Việt không có giấy tờ hợp pháp để ở
lại Đức, họ xâm nhập vào lãnh thổ Đức qua đường vượt biên giới từ Nga
sang. Số lượng người Việt này đa số là thanh niên ở nông thôn đến tuổi
lao động, ở quê nhà họ không tìm được việc làm, họ đã phải đặt nhà cho
ngân hàng để lấy tiền đi sang Nga trên danh nghĩa du lịch, từ Nga họ
trốn vào Đức. Tại Đức họ sống bất hợp pháp và làm việc lậu, dành dụm
tiền để gửi về nhà trả nợ số tiền vay ngân hàng ra đi, số tiền này dao
động từ 8 đến 12 ngàn USD cho mỗi người, có những đường dây đưa người từ
Việt Nam làm trọn gói như vậy.
Những
thanh niên Việt Nam trốn đến nước Đức lao động như vậy, thoát cho chính
phủ Việt Nam gánh nặng tạo công ăn việc làm cho họ, đã thế Việt Nam lại
có nguồn ngoại tệ từ những người này gửi về. Chính phủ Đức biết khá rõ,
nhưng do tính nhân đạo của người Đức và do bản chất người Việt trốn đến
Đức cũng khá ôn hòa, hiền lành so với các sắc tộc khác cũng trốn lậu
vào Đức, nên chính phủ Đức không đặt nặng vấn đề phải triệt để với người
Việt Nam nhập cư bất hợp pháp.
Việc
những thanh niên buộc phải bị trả về Việt Nam này sẽ mang đến nhiều vấn
đề nghiêm trọng, chẳng hạn như chuyện trả nợ ngân hàng khi đặt sổ đỏ
vay tiền, công ăn và việc làm của họ về Việt Nam sẽ ra sao... Phía chính
phủ Việt Nam tìm mọi cách để thoái thác, né tránh hoặc hạn chế tối
thiểu chuyện nhận người về. Nếu xét theo góc độ này, thì việc Đức tuyên
bố mới đây hỗ trợ thêm tiền cho người Việt bị bắt hồi hương, là một điều
trái mong đợi của chính phủ Việt Nam.
Điều
ấy có nghĩa chính phủ Đức sẽ gia tăng việc kiểm tra, lùng bắt những
người Việt sống và làm việc bất hợp pháp trên lãnh thổ Đức trong thời
gian tới đây.
Nếu
một thanh niên Việt Nam đến Đức theo đường lậu như trên tốn trung bình
10 ngàn USD và trông đợi vào tương lai phía trước. Chỉ cần tính 1.000
người thôi con số đã là 10 triệu USD vay từ các ngân hàng Việt Nam. Nếu
họ bị trả về thì số tiền họ mượn ngân hàng ra đi đã mất trắng.
Việc
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mang về để xử tội tham nhũng mấy trăm ngàn
USD, được cái tiếng chống tham nhũng cho đảng và cá nhân ông tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng.
Đổi
lại là cái giá phải trả bằng những thiệt hại như trì hoãn hiệp ước
thương mại, hủy bỏ quan hệ ngoại giao đối tác chiếc lược, sắp tới là
những số phận các thanh niên Việt Nam trốn đến Đức như trên.
Đến
nay phía Việt Nam không hề có thiện chí cải thiện vấn đề quan hệ, việc
thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý việc thông quan vài trăm xe BMW mà báo
chí Việt Nam tung hô là sáng kiến tháo gỡ, đó không phải là giải pháp
kiến tạo để cải thiện quan hệ sau sai trái vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Đó chỉ là việc sửa chữa những sai phạm trong riêng vụ xe ô tô mà thôi.
Với
tư duy nghĩ rằng một hành động cho thông quan mấy trăm xe BMW sẽ trả đủ
cho Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh lẫn vụ bắt xe là tư duy thiển
cận.
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 06/03/2018