Nhà ngoại giao Mỹ: 'Suu Kyi không là lãnh đạo có đạo đức' (BBC)
Ông
Richardson tiếp tục nói rằng ông "bị sốc" trước cách bà Suu Kyi "coi
thường" truyền thông, Liên Hiệp Quốc, các nhóm nhân quyền và cộng đồng
quốc tế trong ba ngày họp.
Bill Richardson, cựu thống đốc bang New Mexico, chỉ trích gay gắt bà Aung San Suu Kyi
Nhà ngoại giao Mỹ Bill Richardson từ nhiệm khỏi Ủy ban Tham vấn về Rohingya do nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi thiết lập.
Ông cáo buộc ủy ban này "che đậy sự thật" và cáo buộc bà Suu Kyi không phải là "lãnh đạo có đạo đức" trong vấn đề này.
Chính
phủ Myanmar không phản hồi về cáo buộc, nhưng một thành viên khác của
ủy ban nói bình luận của ông Richardson là bất công.
Hơn 650.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy trốn sang Bangladesh năm ngoái khi đối mặt với một cuộc đàn áp quân sự.
Cuộc tấn công dẫn tới cuộc di cư từ bang Rakhine của Myanmar được
Liên Hiệp Quốc mô tả là "ví dụ tiêu biểu về thanh lọc dân tộc" - điều mà
Myanmar bác bỏ.
Ông Richardson, cựu cố vấn của chính quyền
Clinton, nói "lý do chính khiến tôi từ nhiệm khỏi Ủy ban Tham vấn được
lập ra để che đậy sự thật."
'Đội cổ vũ viên cho chính phủ'
Ông nói với Reuters rằng ông không muốn là thành viên của "đội cổ vũ viên cho chính phủ Myanmar".
Ông
nói mình đã có cuộc tranh luận với bà Su Kyi trong một cuộc họp hôm
22/1 sau khi ông nêu trường hợp hai phóng viên Reuters đang bị xét xử vì
vi phạm Đạo luật Bí mật Quốc gia. Các nhà báo này đang tường thuật về
cuộc khủng hoảng Rohingya ở thời điểm bị bắt.
Ông Richardson nói bà Suu Kyi "tức giận", nhấn mạnh rằng vụ này "không phải là việc của Ủy ban Tham vấn".
Ông
Richardson tiếp tục nói rằng ông "bị sốc" trước cách bà Suu Kyi "coi
thường" truyền thông, Liên Hiệp Quốc, các nhóm nhân quyền và cộng đồng
quốc tế trong ba ngày họp.
Ông nói đã biết bà Suu Kyi từ những năm 1980 và cho biết thêm: "Bà ấy không nhận được lời khuyên tốt từ êkíp của bà."
"Tôi
rất có thiện cảm và tôn trọng bà ấy, nhưng bà ấy không chứng tỏ được
mình là lãnh đạo có đạo đức về vấn đề Rakhine. Tôi rất lấy làm tiếc
nhưng phải đưa ra cáo buộc."
Bà Suu Kyi thành lập Ủy ban Tham vấn thực thi khuyến nghị về bang Rakhine hồi năm ngoái.