Đằng sau chiến dịch đánh tham nhũng chưa từng có ở Việt Nam là gì? (Carl Thayer)

Thay vào đó, cải cách chính trị ở Việt Nam nhằm mục đích duy trì chế độ hiện tại có quyền lực thông qua luật pháp. Năm 2017, Việt Nam bắt giam nhiều blogger, các nhà hoạt động chính trị và các nhà bất đồng chính kiến nhiều hơn bất cứ lúc nào (kể từ năm 2011).
Vào ngày 8/1, phiên tòa chống tham nhũng lớn bắt đầu diễn ra ở Việt Nam có thể dẫn đến án tù đối với cựu thành viên Bộ Chính trị Đcộng sản Việt Nam - ông Đinh La Thăng. Phiên tòa này là một phần của chiến dịch chống tham nhũng toàn diện, khiến 20 quan chức cũ của PetroVietnam, ra tòa.
Trong một cuộc phỏng vấn với World Politics Review, ông Carl Thayer - Giáo sư Danh dự Đại học New South Wales (Úc), đã có chia sẻ mở rộng về chiến dịch này.
World Politics Review : Điều gì đang thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào PetroVietnam ? Có phải chiến dịch chống tham nhũng này có động cơ thúc đẩy chủ yếu bằng tính toán chính trị ?
Carl Thayer : PetroVietnam là một mạng lưới rộng khắp gồm 15 đơn vị trực thuộc, 18 công ty con và gần 50 chi nhánh. Năm 2016, các điều tra viên thuộc Bộ Công an Việt Nam phát hiện ra một mạng lưới các quan chức PetroVietnam tham nhũng, hiện diện trong các ngân hàng, công ty xây dựng, nhà máy nhiệt điện và các nhà máy dệt. Thiệt hại về phía nhà nước được ước tính là hàng trăm triệu USD. Kết quả, 22 quan chức đã bị bắt và đang xét xử.
Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam đã gia tăng sau tháng 1.2016, khi Tổng Thư ký Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử sang nhiệm kỳ thứ hai. Và ông Nguyễn Tấn Dũng, đã bị buộc phải nghỉ hưu. Trong 10 năm tại vị của ông Dũng, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng hơn 6%/năm, tuy nhiên có ít sự kiểm toán và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước như PetroVietnam.
Động cơ chính của chiến dịch phòng chống tham nhũng hiện nay là nhằm phá vỡ các mạng lưới tham nhũng hình thành dưới quyền của ông Dũng, và khía cạnh này đã khiến chiến dịch mang một màu sắc chính trị.
World Politics Review : Chiến dịch chống tham nhũng đã thành công như thế nào và tác động của nó đến mức nào ở Việt Nam ?
Carl Thayer : Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay đã có phạm vi rộng hơn so với quá khứ, các đảng viên ở cấp cao nhất phải đối diện với những bản án tù dài hạn hơn. Năm ngoái, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện không dưới 190 trường hợp gian lận mới. Theo báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ít nhất có 220 vụ tham nhũng của các quan chức nhà nước và bên ngoài nhà nước đã được đưa ra tòa vào năm 2017, tăng 21% so với năm 2016.
Trong một trường hợp đặc biệt, ông Đinh La Thăng, người từng đứng đầu Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất của Việt Nam, đã bị miễn nhiệm chức vụ vì quản lý yếu kém trong thời kỳ làm Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam. Ông là thành viên đầu tiên của Bộ chính trị bị đưa ra xét xử công khai kể từ sau khi Việt Nam thống nhất hai miền (1976). Tiếp đó, ông Nguyễn Xuân Anh, thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, cũng bị bãi nhiệm.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện tại đã chứng tỏ quyết tâm quy hồi các quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài.Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch và Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Việt Nam, đã trốn sang Đức vào tháng 9/2016 để xin tị nạn. Tháng 7 năm ngoái, ông bị các cơ quan tình báo Việt Nam bắt cóc và buộc phải trở về Việt Nam - một động thái làm tổn hại mối quan hệ với Đức. Và hiện giờ, ông Thanh đang đứng trước bản án tử hình.
Phan Văn Anh Vũ, một người xuất thân từ bất động sản ở Đà Nẵng và là cựu thành viên của Bộ Công an đã bị buộc tội tiết lộ bí mật nhà nước. Dù tìm đường trốn sang Singapore, tuy nhiên, sau đó ông bị trục xuất vì sử dụng 2 hộ chiếu với thông tin không hợp lệ. Luật sư người Đức tiết lộ, thân chủ của ông (Phan Văn Anh Vũ) đã có bản sao các văn bản của Bộ Công an liên quan đến vụ bắt cóc Thanh.
World Politics Review : Trở ngại lớn nhất cho cải cách kinh tế và chính trị ở Việt Nam là gì ?
Carl Thayer : Các nhà lãnh đạo của Việt Nam đặt ưu tiên cho cải cách kinh tế. Họ đã đặt mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 7% trở lên mỗi năm và trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2020. Có 6 thách thức chính cần phải vượt qua để đạt được những mục tiêu này : một cuộc truy tố thành công trong chiến dịch chống tham nhũng ; cải cách ngành ngân hàng và tín dụng để giảm nợ công ; cải cách các doanh nghiệp nhà nước để làm cho khối doanh nghiệp này hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn ; tăng cường vai trò của khu vực tư nhân trong cái gọi là ‘nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa’ ; giảm ô nhiễm môi trường công nghiệp ; và hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu.
Đối với thách thức thứ sáu, Việt Nam sẽ phải điều phối 3 cuộc hội đàm song phương : một là hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ ; hai là Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương được sửa đổi mà không có Hoa Kỳ ; ba là Đối tác thương mại tự do toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (mà Việt Nam là thành viên) với 6 nước gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Việt Nam là một nhà nước độc đảng, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không thừa nhận cải cách chính trị - vốn liên quan đến phát triển nền dân chủ đa đảng, hay quyền lực nhà nước tách thành ba nhánh riêng biệt như Hành pháp, tư pháp, lập pháp ; hoặc tạo sự tự do về ngôn luận và báo chí độc lập, tự do tôn giáo và tuân thủ các công ước quốc tế về dân sự, chính trị và nhân quyền.
Thay vào đó, cải cách chính trị ở Việt Nam nhằm mục đích duy trì chế độ hiện tại có quyền lực thông qua luật pháp. Năm 2017, Việt Nam bắt giam nhiều blogger, các nhà hoạt động chính trị và các nhà bất đồng chính kiến nhiều hơn bất cứ lúc nào (kể từ năm 2011).
Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, làm tăng hình phạt đối với những tuyên bố mơ hồ về các tội phạm an ninh quốc gia như ‘các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ (Điều 79), ‘phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc’ (Điều 87), ‘tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ (Điều 88) và ‘phá vỡ an ninh’ (Điều 89).
Trong phạm vi không gian này, những trở ngại chính đối với cải cách chính trị được xác định đến việc tổ chức lại và quản lý hành chính công hiệu quả ở tất cả các cấp và thực hiện chương trình luân phiên hiệu quả về mặt công tác cán bộ từ trung ương đến các tỉnh và ngược lại.
Theo World Politics Review
Ánh Liên lược dịch
Nguồn : VNTB, 21/01/2018