Một trăm năm cách mạng Nga: Ba sai lầm chết người và một lời hứa vô trách nhiệm của Karl Marx (2)(Phạm Nguyên Trường)

Không những Marx không thông minh hơn người mà công thức đó còn tố cáo rằng Marx không có hiểu biết trung bình về kinh tế học, cũng như chưa từng làm gì hay buôn bán bất cứ thứ gì. Ông ta chỉ là con mọt sách tự sướng mà thôi. Không cần bất cứ công thức nào, có thể nói ngay rằng người ta chỉ bị bóc lột hay bị coi là bị bóc lột khi không được tự do hợp đồng; còn trong các xã hội tương đối tự do và thượng tôn pháp luật hiện nay tự do kí kết hợp đồng chính là phủ nhận quan niệm cho rằng một người nào đó đã hoặc đang bóc lột một người nào khác.


Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam, khoản 4, Điều 34 đang gây bất bình trong dư luận vì đưa ra quy định các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt máy chủ quản lý dự liệu người sử dụng là công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia này.

Dự thảo luật này nói lên điều gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam? 

3. GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị học Marxist. Công thức như sau:

GT= C+ V+ m => m= GT - (C+V), trong đó: GT là giá trị sản phẩm bán được, m là giá trị thặng dư;
C là phần tư bản bất biến được chuyển vào giá trị hàng hóa. C bao gồm 02 bộ phận là c1 và c2. c1 là phần khấu hao tài sản cố định phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa, phần này không tăng lên hay giảm đi trong quá trình sản xuất mà nó chỉ chuyển dịch giá trị từ tổng tài sản cố định vào giá trị hàng hóa, sau đó nhà tư bản thu hồi lại bằng trích quỹ khấu hao. C2 là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu, phụ gia, phụ phẩm... và giá trị công cụ, dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa. Phần này được chuyển hết 01 lần vào giá trị của hàng hóa Cả c1 và c2 đều không trực tiếp tạo ra giá trị mới (nên nó mới có tên gọi là tư bản “bất biến”), mà nó chỉ là phương tiện để sinh ra giá trị thặng dư mà thôi, chính đặc điểm này đã che đậy giá trị thặng mà lại biểu hiện ra bên ngoài bằng lợi nhuận.

V là phần tiền công mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của người công nhân, nó còn gọi là lao động sống tạo ra giá trị mới của hàng hóa. Phần giá trị tăng thêm này cũng được hình thành do hao phí lao động trừu tượng của người công nhân kết tinh vào hàng hóa (khả biến), nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt, không trả cho người tạo ra nó, tức là nhà tư bản đã mua giá trị lao động thấp hơn giá trị thật của nó, phần chênh lệch gía trị thật của sức lao động này với giá trị mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của công nhân chính là Giá trị thặng dư - vấn đề cốt lõi đang bàn tới.

CÔNG THỨC GỌI LÀ THIÊN TÀI NÓI TRÊN THIẾU HAI THÀNH TỐ CỰC KÌ QUAN TRỌNG: 

Tiền lãi trả cho C và kĩ năng quản lí của người chủ hay của giám đốc điều hành doanh nghiệp.

1. Lãi suất: Tạo sao người có vốn lại được hưởng lãi? Câu trả lời là như sau: Nếu có 100 USD (100 ngàn hay 1 triệu thì cũng thế), tôi có thể mua rượu thịt về đánh chén hết trong ngày hôm nay. Nhưng doanh nhân/ngân hàng có thể nói với tôi: Đưa cho tôi số tiền đó, đúng ngày này, tháng này sang năm anh sẽ có 105 USD (lãi suất 5%). Cơ chế đơn giản là: Hoãn tiêu dùng trong hiện tại để có thể được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai và hiện tượng đó được gọi là TÍCH LŨY TƯ BẢN. Không có tích lũy tư bản (nôm na là tiết kiệm) thì nhân loại mãi mãi chỉ có mấy hòn đá để ném chim và ném nhau mà thôi. Nhưng công thức thiên tài của Karl Marx không có thành tố này. Xin hỏi Marx thông minh, trí tuệ hơn người ở chỗ nào?

2. Kĩ năng quản lí/kinh doanh. Hồi ông Phan Văn Khải còn làm thủ tướng, đi đâu ông cũng hỏi: “Trồng cây gì? Nuôi còn gì?”. Có thể nói một cách tồng quát hơn là: “Sản xuất cái gì?” Đấy là câu hỏi cực kì khó, thậm chí, “Mua cây giống/con giống ở đây? Rồi bán sản phẩm ở đâu?” cũng là những câu hỏi rất khó. Chỉ có một ít người biết câu trả lời cho những câu hỏi nói trên. Họ chính là doanh nhân/quản trị doanh nghiệp. Họ chính là những người có công rất lớn trong quá trình phát triển của nền văn minh. Có những doanh nhân thiên tài như Bill Gates, Mark Elliot Zuckerberg… họ là những người đã đưa nền văn minh thế giới lên những nấc thang mới, họ đã đưa chiều kích mới vào nền tự do của nhân loại… Nhưng Marx đã bỏ qua công lao của họ. Mà nói những chuyện đó làm gì cho xa xôi, Marx không biết cái điều mà ngay từ xa xưa người đàn bà Việt Nam nào cũng biết: “Một người hay lo bằng một kho người hay làm”. Marx không biết và không tính đến cái điều đơn giản ấy. Xin hỏi lại một lần nữa: Marx thông minh, trí tuệ hơn người ở chỗ nào?

Không những Marx không thông minh hơn người mà công thức đó còn tố cáo rằng Marx không có hiểu biết trung bình về kinh tế học, cũng như chưa từng làm gì hay buôn bán bất cứ thứ gì. Ông ta chỉ là con mọt sách tự sướng mà thôi. Không cần bất cứ công thức nào, có thể nói ngay rằng người ta chỉ bị bóc lột hay bị coi là bị bóc lột khi không được tự do hợp đồng; còn trong các xã hội tương đối tự do và thượng tôn pháp luật hiện nay tự do kí kết hợp đồng chính là phủ nhận quan niệm cho rằng một người nào đó đã hoặc đang bóc lột một người nào khác.

Những người đã từng giảng đến rách mép cái công thức ấy không thể nào trả lời được câu hỏi bên trên. Nhưng họ lại rỉ tai những người công nhân đang ù tai vì tiếng động cơ/máy móc rằng: “Các anh bị bọn tư bản bóc lột đến tận xương tủy. Hãy vùng lên. Đấu tranh này là trận cuối cùng. Hãy tước đọat của những kẻ đã và đang tước đoạt các anh. Một ngày không xa, khi thế giới đại đồng các anh sẽ LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEO NHU CẦU.

Đấy là lời hứa vô trách nhiệm của Marx mà chúng ta sẽ bàn vào ngày mai. 

XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI