Không chủ nghĩa nào tàn ác và đẫm máu hơn chủ nghĩa cộng sản (Mai V. Pham)
100
năm sau Cáng mạng Nga 1917, chỉ có 6% người dân Nga cảm thấy tự hào về
Cách mạng tháng 10 và hầu hết đều muốn quên đi (6). Thế mà, lạ thay,
Đảng cộng sản Việt Nam và một số "trí thức xã hội chủ nghĩa" vẫn ngoan
cố bơi ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại : tiếp tục hội họp và
khóc mướn cho thứ chủ nghĩa bạo ngược và độc ác.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang phát biểu trong chương trình toạ đàm về sách Nga. (Ảnh : Phương Vy/TTXVN)
Thế
giới đã có quá nhiều cuộc thảo luận về sự tàn ác, dối trá, bạo lực dã
man suốt dài dọc lịch sử của chủ nghĩa cộng sản. Thế nhưng, thật không
khỏi phẫn nộ trước thái độ hân hoan mừng kỉ niệm 100 năm Cách mạng tháng
10 Nga năm 1917 của Đảng cộng sản Việt Nam và một số "trí thức xã hội
chủ nghĩa".
Người
viết vô tình gặp lại cô Hiệu phó cũ của một học viện có tiếng tại Sài
Gòn trên Facebook, với hình ảnh đại diện (profile picture) là biểu tượng
kỉ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga.
Người
viết không xác minh được liệu tài khoản Facebook đó có đích thực là của
cô Hiệu phó ngày nào hay không, nhưng nhận ra những hình ảnh không thể
nào quên được của cô vì đã từng gắn bó với cô trong gần 3 năm học. Hiện tại, cô đã là Hiệu trưởng với bằng cấp Tiến sĩ, đang truyền tải nền giáo dục tiến bộ của quốc gia dân chủ Hoa Kỳ đến sinh viên Việt
Nam. Thế mà, không hiểu sao cô vẫn mừng rỡ với dòng status : "Chào mừng
100 năm Cách mạng tháng 10". Tương tự, Đảng cộng sản Việt Nam rộn ràng
và long trọng mừng kỉ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 với việc lãnh đạo
Đảng, nhà nước đặt hoa tưởng niệm tại tượng đài Lenin, Hà Nội.
Cách
mạng tháng 10 Nga đã chính thức khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản khát
máu và tàn ác kinh hoàng, mà không bút mực nào có thể mô tả đầy đủ được
sự man rợ đó. Chủ nghĩa cộng sản đã bị quẳng vào sọt rác và cả thế giới
văn minh lên án như một tội ác lịch sử. Những nước cộng sản như, Liên
bang Xô Viết, Cuba, Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam đều chia sẽ những
mẫu số chung : độc tài, đói nghèo, khóc than, thảm sát hàng loạt, công
an trị và đầy dẫy bất công. Lẽ nào cô Tiến sĩ Hiệu trưởng, được xem như
là một "trí thức xã hội chủ nghĩa" và Đảng cộng sản Việt Nam không biết
được những điều cơ bản này hay sao ?
Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917
Hai người đóng vai trò lãnh đạo quyết định trong chiến thắng Cách mạng tháng 10 là Lenin và Trotsky.
Tên
thật của Lenin là Vladimir Ilyich Ulianov (1870-1924), là người thành
lập đảng cách mạng Bolshevik (có nghĩa là phần đông). Tư tưởng của
Lenin, ảnh hưởng phần lớn từ Karl Marx, dẫn dắt đảng Bolshevik cướp
chính quyền thành công từ Sa Hoàng Nicholas.
Cánh
tay phải hỗ trợ đắc lực Lenin trong Cách mạng tháng 10 là Trotsky, tên
thật là Lev Davidovich Bronstein (1879-1940), xuất thân từ một gia đình
tầng lớp trung thượng lưu. Ông đam mê theo đuổi sự nghiệp của một nhà
cách mạng chuyên nghiệp khi chỉ 18 tuổi. Ông liên minh với các phong
trào công nhân và trở thành một người lãnh đạo trong số họ. Chính vì
những hoạt động này dẫn đến việc ông bị bắt giam ; nhưng ông đã trốn
thoát và đổi tên thành Leon Trotsky, vốn là tên của người quản tù trước
đó.
Trong
khi bị giam cầm năm 1899, Trotsky bắt đầu đọc và viết, lấy cảm hứng từ
chủ nghĩa xã hội. Ông đặc biệt hứng thú với tác phẩm của Lenin. Sau khi
trốn thoát năm 1902, ông chạy trốn đến nhà của Lenin, đang lẩn trốn ở
London. Từ đó, Lenin và Trotsky chính thức kết giao và trở thành đồng
minh. Trotsky có tài năng hùng biện tuyệt vời, vì thế đã thu hút được sự
ủng hộ của đông đảo công nhân nhà máy vũ trang, binh lính và thủy thủ,
để thành lập Hồng Vệ Binh (Red Army).
Trái
ngược với Trotsky, Lenin có những ý tưởng cấp tiến hơn. Lenin tham vọng
thiết lập một tổ chức cách mạng nắm toàn quyền kiểm soát dưới danh
nghĩa Chủ nghĩa Cộng sản. Ý định ban đầu của Lenin là đưa các cuộc biểu
tình trên đường phố vào một trò chơi quyền lực, để có thể đưa đảng
Bolshevik của ông lên nắm quyền. Lenin ý thức rằng không thể đòi quyền
lực dưới cái tên Đảng Bolshevik, bởi vì nó chỉ là tiểu số, không có
tiếng tăm. Vì thế, Lenin đã ranh ma kêu gọi sự ủng hộ quyền lực sang cho
những công nhân Soviet, nhờ đó chiếm được cảm tình của cả ba nhóm đối
lập.
Đầu
tháng 4/1917, Lenin trở về Nga từ Zurich, Thụy Sĩ, trên một toa xe lửa
bịt kín. Sau đó, Lenin hùng hồn phát biểu trước đám đông, yêu cầm chấm
dứt chiến tranh và phải trao trả tất cả quyền hành cho những công nhân
Soviet. Tận dụng thế mạnh của tuyên truyền, Lenin đã cuốn hút và mê hoặc
những người Soviet, bằng dối trá rằng cách mạng sẽ mang đến tự do bầu
cử và tuyên bố những người công nhân Soviet nên cai trị nước Nga. Tất
nhiên, điều mà Lenin thực sự muốn nói là, những người Soviet có thể
thống trị nước Nga, với điều kiện phải chấp nhận sự kiểm soát toàn diện
của đảng Bolshevik. Lenin tin rằng một khi đảng Bolshevik của ông giành
được quyền kiểm soát chính phủ dưới danh nghĩa Soviet, thì sẽ rất dễ
dàng giành lấy quyền lực từ các nhà lãnh đạo đảng Menshevik và đảng Cách
mạng Xã hội (Social Revolutionary).
Mùa
Đông năm 1916, sự thiếu thốn thực phẩm trở nên nghiêm trọng, dẫn đến
giá bánh mì tăng cao. Ngày 23/2/1917, vì không thể mua được bánh mì, nên
nhiều phụ nữ trong thành phố Petrograd đã nổi loạn. Ngày 24/2/1917,
khoảng 200 ngàn công nhân tràn xuống đường biểu tình với sự ủng hộ âm
thầm của đội kỵ binh Cossak, tức đội dẹp loạn của Sa Hoàng Nicolas II,
bằng cách từ chối tấn công đám đông biểu tình. Ngày 14/3/1917, Chính phủ
Lâm thời được thiết lập với sự thoái vị của Sa Hoàng Nicolas II.
Ngày
23/9/1917, những người công nhân Soviet đã bầu Trotsky làm Chủ tịch,
đảm nhận vai trò lãnh đạo đảng Bolshevik. Với việc Lenin tạm thời đứng
sau hậu trường và Trotsky lãnh đạo tiền tuyến, đảng Bolshevik nhanh
chóng tiến đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 10. Việc hạ gục và
chiếm giữ Chính phủ lâm thời (Provisional Government) diễn ra khá dễ
dàng, gây ngạc nhiên đối với đảng Bolshevik. Khoảng một giờ chiều ngày
25/10/1917, Trotsky thông báo chính thức cho những người công nhân
Soviet, sự sụp đổ của Chính phủ lâm thời và sự chiếm đóng các địa điểm
chiến lược trong thành phố Petrograd.
Sau
Cách mạng tháng 10 năm 1917, Liên bang Xô Viết rơi vào tình trạng nội
chiến và cái tên Đảng cộng sản Nga cũng chính thức xuất hiện. Năm 1922,
Ủy ban Trung ương bầu Joseph Stalin làm Tổng bí thư, một chức vụ không
có thực quyền vào lúc đó. Tuy nhiên, Stalin rất ma mãnh, đã âm thầm thâu
tóm quyền lực và sẵn sàng thanh trừng loại bỏ những kẻ chống đối. Cuối
cùng, Stalin đã chiếm được quyền hành tuyệt đối và chỉ đứng sau Lenin.
Tháng
1/1925, Trotsky bị buộc phải từ chức Bộ trưởng Chiến tranh và sau đó
phải trốn chạy sang Mexico để xin tị nạn, hy vọng thoát khỏi sự truy sát
của Stalin. Stalin đã không nể "tình đồng chí" mà bỏ qua, mà còn sai
sát thủ sang tận Mexico ám sát Trotsky. Ngày 20/8/1940, trong lúc
Trotsky đang ngồi ở bàn làm việc trong một văn phòng ở Coyoacan, Mexico,
thì Ramon Mercader, một điệp viên Liên Xô, giả dạng là bạn của Trotsky
đến thăm và bất thình lình cầm chiếc búa sắt giấu trong người bổ mạnh
vào đầu của Trotsky. Trotsky qua đời vì thương tích một ngày sau đó.
Không
chỉ dã man thủ tiêu Trotsky, Stalin còn được cho là thủ phạm đứng sau
cái chết của Lenin. Trong một nghiên cứu của Trung tâm y khoa thuộc Đại
học Maryland, hai chuyên gia gồm tiến sĩ Harry Vinters, giáo sư khoa
thần kinh tại Đại học California và một chuyên gia lịch sử Nga ở thành
phố St. Petersburg, thì thuốc độc mới chính là nguyên nhân gây ra cái
chết của Lenin. Và người bị tình nghi lớn nhất với nhiều bằng chứng cáo
buộc chính là Joseph Stalin.
Bộ
ba Lenin, Trotsky và Stalin đã từng là những đồng chí cộng sản thân
thiết, cùng theo đuổi quyết tâm làm cách mạng giải phóng nước Nga. Thế
nhưng, mục đích và toan tính thực sự đằng sau Cách mạng tháng 10 Nga chỉ
là quyền lực và bạo lực.
Sau Cách mạng tháng 10, nước Nga Soviet chìm đắm trong nội chiến và bạo chúa Stalin đã thẳng tay tàn sát hàng chục triệu người chỉ vì bị tình nghi bất tuân hay chống lại chính quyền Soviet. Và cũng kể từ mốc thời gian đó, bạo lực của chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền nhanh chóng sang khắp Đông Âu.
Thế kỉ đẫm máu và tang tóc của chủ nghĩa cộng sản
Ngày
24/10, các đơn vị của Hồng Quân đã chiếm quyền kiểm soát thành phố. Các
tòa nhà chính, nhà máy điện, ngân hàng quốc gia, trạm đường sắt và xe
điện, đều nằm trong tay của đảng Bolshevik. Vào đêm 25/26 tháng 10,
người của đảng Bolshevik tấn công Cung điện Mùa Đông và bắt giữ Chính
phủ lâm thời. Lenin tuyên bố thành lập một chính phủ mới của Nga và toàn
bộ quyền hành của nước Nga lọt vào tay của những người Soviet.
Ngay
trong đêm 26/10/1917 (theo lịch Gregorian ngày nay là 7/11/1917), Đại
hội Soviet khai mạc và tuyên bố thành lập chính quyền Soviet, với Lenin
làm Chủ tịch của Hội đồng Ủy viên Nhân dân (Council of People’s
Commissars), Trotsky làm Ủy viên Ngoại vụ và Stalin làm Ủy viên các Sắc
tộc (Commisionar of Nationalities).
Sau Cách mạng tháng 10 : tiếng khóc than và sọ người chất cao như núi
Chủ nghĩa cộng sản không phải là một quan điểm. Chủ nghĩa cộng sản là một tội ác
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những người tôn thờ chủ nghĩa cộng sản nằm trong danh sách những kẻ độc tài thảm sát nhiều người nhất trên thế giới : Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, Lenin, Pol Pot, Hồ Chí Minh, Kim II Sung (1).
Một trong những nhà báo được yêu thích nhất của Anh quốc, Alistair Cooke, đã viết về Stalin trong một lá thư với tựa đề: "Bạo chúa điên loạn và độc ác nhất" như sau :
"Stalin
thức dậy vào đầu giờ tối, ngồi xuống, nhấp ly Vodka và bắt đầu cái mà
tôi gọi là chữ ký hoàng hôn, tức là lệnh hành quyết : hôm nay một anh rể
; ngày mai đốt sáu ngôi làng ; ngày hôm sau nữa, nhờ vào chỉ điểm của
một đại sứ rằng hai sĩ quan Nga có âm mưu phản loạn, Stalin ra lệnh bắn
luôn hai ngàn sĩ quan cấp tá trở lên vào lúc rạng sáng.
Không
lâu sau khi Thế chiến hai bắt đầu, các văn phòng nước ngoài bắt đầu
tính toán xem Stalin đã giết bao nhiêu người. Không kể số thương vong vì
trận mạc. Người Anh đoán chừng bảy, tám triệu. Những người theo quan
điểm tự do tiến bộ ở cả Anh và Mỹ miễn cưỡng, không muốn tin rằng ông ta
đã hành quyết người vô tội, mà chỉ là những phần tử chống đảng nguy
hiểm thực sự. Bộ Ngoại giao Mỹ, quá lo ngại về chủ nghĩa cộng sản, đoán
là có 20 triệu người. Cho mãi đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm
1991, người Nga mở kho tài liệu. Con số đúng của Kremlin là 27 triệu".
Giáo sư sử học của Đại học Princeton, Stephen Kotkin, đã có một bài phân tích "Thế kỷ máu của chủ nghĩa cộng sản" (Communism’s Bloody Century) trên tờ Wall Street Journal ngày 3/11/2017 như sau :
"Từ
năm 1917, ở Liên Xô, Trung Quốc, Mông Cổ, Đông Âu, Đông Dương, Châu
Phi, Afghanistan và nhiều nước Châu Mỹ Latin, chủ nghĩa cộng sản đã làm
thiệt mạng ít nhất 65 triệu người, theo nghiên cứu cẩn thận của các nhà
dân số học.
Những
công cụ hủy diệt của chủ nghĩa cộng sản bao gồm việc trục xuất hàng
loạt, các trại cưỡng bức lao động và sự khủng bố của nhà nước cảnh sát -
một mô hình được lập ra bởi Lenin và đặc biệt là người kế tục ông là
Joseph Stalin. Mô hình này được nhân rộng nhiều nơi. Dù chủ nghĩa cộng
sản đã cố ý giết chết một lượng lớn người chống đối, trong thực tế số
nạn nhân gián tiếp còn nhiều hơn nữa do chết đói - hậu quả của những dự
án tàn bạo về cải tạo xã hội".
Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông với chính sách Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward)
đã làm thiệt mạng ít nhất 45 triệu người từ năm 1958 đến 1962. Đây là
cuộc thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Chưa dừng lại ở
đó, khoảng tháng 5/1966, Mao còn khởi động cuộc Cách mạng Văn Hóa (Cultural Revolution),
thành lập Hồng Vệ Binh (Red Guards) và ra lệnh cho họ tiến hành hàng
loạt các vụ thảm sát người bii tình nghi chống đối ở Bắc Kinh và các
thành phố khác. Theo ước tính của một học giả nghiên cứu về cuộc Cách
mạng Văn hóa, Song Yongyi, thì có ít nhất từ 500.000 đến 8 triệu người
đã bị giết chết (2).
Nhà
văn và tác giả sách, Ma Jian, cũng đã viết về sự kinh hoàng của Cách
mạng Văn hóa trên tờ báo uy tín Project Syndicate như sau :
"Tại
tỉnh Quảng Tây, nơi một vài vụ bạo lực tồi tệ nhất xảy ra, gần 100.000
người đã bị giết hại trong tháng Bảy và tháng Tám năm 1968. Trong văn
bản chính thức "Đại sự ký Cách mạng Văn hóa ở Quảng Tây", nhiều trẻ sơ
sinh xuất hiện trong danh sách những người thiệt mạng. Tác giả Zheng Yi
đã tường thuật riêng ở huyện Vũ Tuyên, hơn 100 người đã bị ăn thịt, bởi
việc ăn tươi nuốt sống kẻ thù là cách duy nhất để chứng minh lòng yêu
mến đối với Mao. Gan, mắt và não được móc ra trong khi các nạn nhân vẫn
còn sống" (3).
Tại Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ mưu ra lệnh thủ tiêu hàng loạt những người đã từng đứng chung hàng ngũ với Việt Minh chống Pháp, để giành độc quyền lãnh đạo. Trong cuốn Vietnam 1945 : The Quest for Power (1997), David Marr ước tính rằng hàng ngàn người bị gán tội là "kẻ thù của Cách mạng"
đã bị hành quyết, thủ tiêu hay bị chết trong lúc bị bắt giam trong thời
gian từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1945. Chuyên gia về Việt Nam
thuộc Đại học George Washington, Shawn McHale, cho biết rằng ít nhất
10.000 người đã bị Việt Minh hành hình hoặc ám sát trong giai đoạn cuối
1945.
Giáo
sư khoa học chính trị tại trường Đại học Hawaii đã thống kê chi tiết
tổng số người Việt Nam bị Việt Minh giết chỉ riêng từ 1945 đến 1956
khoảng từ 242.000 đến 922.000 người (4).
Chưa dừng lại ở đó, Hồ Chí Minh còn ra lệnh cho Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc Cải cách Ruộng đất (Land Reform) từ 1949- 1956, đã khiến cho ít nhất gần 1 triệu người bị thiệt mạng.
Nhà thơ Xuân Diệu đã ca ngợi những cuộc đấu tố tàn ác đó bằng những dòng thơ kinh tởm và khát máu :
Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quì gục xuống, đọa đày chết thôi
Bác
sĩ người Úc, A. W. Wylie, phục vụ tại một bệnh viện ở đồng bằng sông
Cửu Long trong những năm 1960 tại Việt Nam, đã kể lại những cảng tượng
rùng rợn mắt thấy tai nghe như quân cộng sản đã thẳng tay tàn sát cả một
thôn làng chỉ vì có thái độ trung lập, không ủng hộ ai - cộng sản hay
chính quyền Sài Gòn và của lực lượng đồng minh. Bác sĩ Wylie trích dẫn
một số trường hợp mà ông đã tận mắt chứng kiến (5)" :
-
Lúc Việt Cộng kết liễu một người phụ nữ mang thai, cả hai chân cô chỉ
còn lủng lẳng những "dải thịt" và buộc phải bị cắt bỏ. Chồng cô, là một
trưởng thôn, vừa bị bóp cổ trước mắt cô, và cô cũng chứng kiến đứa con
ba tuổi bị bắn chết. Bốn giờ sau khi chân bị cắt cụt, thai nhi trong
bụng cô buộc phải hủy bỏ. Nhưng có lẽ điều tồi tệ nhất đã xảy ra với cô
ngày hôm đó là cô đã sống sót.
- Việt Cộng đã bắt giữ một cảnh sát viên trong một ngôi làng, hai tay bị trói chặt. Một tay súng Việt Cộng đã bắn vào mũi xuyên qua xương gò má gần đôi mắt để cho chết từ từ trong đau đớn. Sau cùng người cảnh sát này đã chết vì chảy máu không ngừng.
- Việt Cộng đã bắt giữ một cảnh sát viên trong một ngôi làng, hai tay bị trói chặt. Một tay súng Việt Cộng đã bắn vào mũi xuyên qua xương gò má gần đôi mắt để cho chết từ từ trong đau đớn. Sau cùng người cảnh sát này đã chết vì chảy máu không ngừng.
-
Một cô giáo 20 tuổi đã ẩn mình bằng cách quỳ xuống trong một góc để bảo
vệ mạng sống, một tên Việt Cộng đã nhào tới bủa mạnh vào đầu cô giáo
bằng con dao rựa. Nửa phần sau của đầu cô giáo đã bị chém đứt đến nổi bộ
não màu đỏ ngà trong đầu của cô trào ra ngoài. Cô chết vì vỡ sọ và mất
máu.
Tại
Cambodia, Pol Pol và Khmer Đỏ cũng nhân danh chủ nghĩa cộng sản thảm
sát hơn 2 triệu người Khmer bằng những thủ đoạn rợn người : chôn tập
thể, hành quyết, đập đầu bằng cuốc, chặt đầu bằng rựa, cứa cổ bằng tre,
bỏ thuốc độc vào giếng nước. Những cách đồng phủ trắng sọ người và những
ao đầy thi thể thối rữa là những tội ác đáng nguyền rủa của bọn cộng
sản Khmer Đỏ.
Thay lời kết
Sau
Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 là sự ra đời và bành trướng của chủ
nghĩa cộng sản tàn ác và đẫm máu hơn bất kì chế độ nào trong lịch sử
nhân loại, với gần 100 triệu người thiệt mạng : chết vì bị hành quyết dã
man, chết vì đói khát, chết vì khao khát tự do, chết vì tỏ thái độ
không ưa thích chủ nghĩa cộng sản và chết vì bị thủ tiêu. Và cũng chính
chủ nghĩa cộng sản đã đẻ ra những bạo chúa khát máu Joseph Stalin, Kim
II Sung, Mao Trạch Đông, Pol Pot và Hồ Chí Minh, sẵn sàng thảm sát chính
đồng bào của mình để nắm quyền. Những tội ác của chủ nghĩa cộng sản sẽ
không bao giờ bị lãng quên.
Những
bạo chúa độc ác này đã nhân danh chủ nghĩa cộng sản để tuyên truyền và
làm cách mạng để giải phóng đất nước và dân tộc ra khỏi nghèo khổ.
Nhưng, trong thực tế, động cơ mà những bạo chúa này nhắm tới chỉ là
quyền lực và danh lợi sau khi giành được chính quyền mang lại. Tự do,
hạnh phúc mà bọn chúng rêu rao chỉ là bánh vẽ. Hậu quả mà những chế độ
cộng sản mang lại cho người dân là nỗi đau câm lặng trước sự phô trương
của những quan chức cộng sản đương quyền. Xét cho cùng, quyền lực của
những chế độ cộng sản đã được xây dựng trên xác người và tồn tại trên
nỗi đau thấu trời xanh của hàng trăm triệu người dưới quyền cai trị của
chúng.
Vào
đầu những năm 1990, chủ nghĩa cộng sản đã chính thức bị xóa sổ ngay tại
Liên Xô, nơi sinh ra nó cũng như ở các nước Đông Âu khác. Thế giới đã
chứng kiến nỗi hân hoan và sự vui mừng của những dân tộc vừa trút bỏ
được ác mộng cộng sản. Các tượng đài của Lenin ở Đông Âu đã lần lượt bị
giật sập trong tiếng reo hò của dân chúng bị ép buộc sống dưới ách cộng
sản.
100
năm sau Cáng mạng Nga 1917, chỉ có 6% người dân Nga cảm thấy tự hào về
Cách mạng tháng 10 và hầu hết đều muốn quên đi (6). Thế mà, lạ thay,
Đảng cộng sản Việt Nam và một số "trí thức xã hội chủ nghĩa" vẫn ngoan
cố bơi ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại : tiếp tục hội họp và
khóc mướn cho thứ chủ nghĩa bạo ngược và độc ác.
Gõ vào ô tìm kiếm (search) của Facebook cụm từ "Chúc mừng Cách mạng tháng 10 Nga",
sẽ hiện lên các bài post của những "trí thức xã hội chủ nghĩa" ca tụng
Cách mạng tháng 10. Họ biết rõ gốc rễ và thủ phạm gây ra cái chết đau
đớn và oan ức cho hàng trăm triệu người trên thế giới và hàng triệu
người ở Việt Nam, không chừng trong đó có cả thân nhân của gia đình họ,
nhưng họ mà vẫn hân hoan kỉ niệm Cách mạng tháng 10 Nga. Phải gọi những
"trí thức xã hội chủ nghĩa" này là loại người gì chỉ ?
Mai V. Pham
(07/11/2017)
Chú thích :
(1) "Saddam Hussein, Hitler, Stalin, Mao, & More : 13 Deadliest Dictators", Daily Beast, 21/10/2011
(2) "China’s Cultural Revolution, Explained", Austin Ramzy, New York Times, 14/5/2016)
(3) "The Revolution Will Not Be Memorialized", Ma Jian, 31/5/2016)
(4) "Statistics of Vietnamese Democide Estimates, Calculations, and Sources", R.J. Rummel, University of Hawaii)
(5) "The Blood-Red Hands of Ho Chi Minh", Reader’s Digest, 1968)
(6) "Forget Lenin. 100 Years After the Revolution", Anna Nemtsova, Daily Beast, 28/10/2017)
Tham khảo :
http://www.bbc.co.uk/programmes/articles/4dn4Zk3dr70JVNYpHlY59Cc/the-maddest-and-most-criminal-of-tyrants-20-june-2003
https://www.wsj.com/articles/the-communist-century-1509726265
http://www.paulbogdanor.com/left/vietnam/hochiminh.html
https://www.thedailybeast.com/saddam-hussein-hitler-stalin-mao-and-more-13-deadliest-dictators-photos
http://www.historytoday.com/frank-dik%C3%B6tter/looking-back-great-leap-forward
https://www.nytimes.com/2016/05/15/world/asia/china-cultural-revolution-explainer.html
https://www.project-syndicate.org/commentary/the-revolution-will-not-be-memorialized?barrier=accessreg
http://www.rfa.org/english/news/vietnam_landreform-20060608.html
http://www.bbc.com/vietnamese/culturesport/story/2006/03/printable/060301_postcolonial_culture.shtml
https://www.thedailybeast.com/rasputin-not-lenin-feels-the-love-in-russias-100-year-celebration-of-revolution