“Tháo chạy” khỏi Khu kinh tế Vũng Áng (Infonet)
Theo ông Hồng, nguyên nhân thứ nhất dẫn
đến việc hàng loạt mỏ đá lâm vào tình trạng như vậy là do khi cấp phép
mỏ các ngành chức năng không tiên lượng được nguồn cung cầu của thị
trường đá cung cấp cho các công trình xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng
nói chung và Formosa nói riêng nên cấp phép mỏ ồ ạt dẫn đến cung vượt xa
cầu.
Cùng với cảnh đìu hiu của các dịch vụ khách san, nhà hàng… thì hàng loạt mỏ đá, đất trên địa bàn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng nằm trong tình trạng “thoi thóp”. Nhiều chủ mỏ đã phải bán tống bán tháo tài sản để rời khỏi nơi mà họ từng xem là mảnh đất hứa.
Từ sôi động đến bất động
Cách đây ít năm, đến địa bàn huyện Kỳ
Anh, người ta có thể dễ dàng thấy được ngoài sự hoạt động nhộn nhịp tại
đại dự án Formosa, thì phía ngoài đại công trường có hàng chục mỏ khai
thác đá, đất cũng hoạt động nhộn nhịp không kém.
Suốt ngày đêm xe, cộ tấp nập vận chuyển
hàng chục ngàn khối đá được vận chuyển để cung cấp cho thị trường
Formosa và các công trình khác tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nguồn
cầu về đá, đất đột ngột giảm mạnh, đồng nghĩa với việc các mỏ không còn
khách dẫn đến việc phải đóng cửa, số ít còn lại sống lay lắt, hoạt động
cầm chừng qua ngày.
Một chủ doanh nghiệp khai thác đá cho
biết, để được cấp quyền khai thác một mỏ có thời hạn 20 -30 năm họ phải
bỏ ra một lượng tiền rất lớn, chưa kể đến việc đầu tư hàng chục, thậm
chí hàng trăm tỷ đồng cho các loại máy móc, dây chuyền sản xuất, trả
lương công nhân… nhưng mới đi vào hoạt động chưa đầy 1/6 thời hạn thì đã
lâm vào cảnh dở sống, dở chết.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
có đến hơn 100 mỏ khai thác đất, đá, thì riêng địa bàn Kỳ Anh có đến 51
mỏ đá, 2 mỏ đất (trong đó thị xã Kỳ Anh 25 mỏ, huyện Kỳ Anh 26 mỏ), mức
đầu tư từ 50 tỷ đến 150 tỷ đồng/ mỏ, nhưng hiện tại chỉ còn 5/51 mỏ
hoạt động, với công suất hoạt động khoảng 10%.
Bán tống bán tháo tài sản
Đến các mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh vào
những ngày cuối tháng 2/2017, khác với sự sôi động, nhộn nhịp trước đây,
đập vào mắt chúng tôi là một khung cảnh ảm đạm, trầm lắng, vắng bóng
công nhân, xe cộ thưa thớt, máy móc và các loại dây chuyền nằm đắp chiếu
không hoạt động. Tại các mỏ chỉ còn nhân viên bảo vệ trông giữ máy móc
thiết bị.
Ông Anh, chủ mỏ đá Rú Con cho biết:
“Thuế tài nguyên mỏ chúng tôi đã đóng đến năm 2018, tuy nhiên từ tháng
8/2016 đến nay, mỏ ngừng hoạt động, đá khai thác ra chất đống bán không
được, công nhân thì cho nghỉ, máy móc thì bán rẻ, nói chung là quá khó
khăn”.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Tuấn Anh chủ mỏ
đá Khe Đá Giàn cũng cho biết: “Để khai thác thuận lợi hơn tôi đã đầu tư
hệ thống dây chuyền 150 tỷ đồng chưa nói đến hàng trăm tỷ đồng các hệ
thống máy móc, thiết bị khác, nhưng hiện tại phải di dời máy móc vào
miền Nam làm.
Còn mỏ đã hơn một năm nay đá sản xuất ra
chất thành núi không bán được do nhu cầu các công trình trên địa bàn và
Khu kinh tế Vũng Áng giảm mạnh…”.
Thê thảm hơn là mỏ đất của Công ty
VLXD&TMDV Hồng Hà, chủ mỏ cho biết: “Mỏ được cấp phép gần chục năm
nay, được đầu tư hàng chục tỷ đồng vào cải tạo, mua máy móc thiết bị,
tuy nhiên đất không bán được, trong khi đó hàng năm vẫn phải đóng thuế
tài nguyên.
Điều đáng nói là rất nhiều công trình
trên địa bàn họ chỉ lấy hồ sơ từ mỏ tôi để làm hồ sơ đấu thầu nhưng
không lấy đất, không hiểu sau khi đấu thầu xong họ lấy đất ở đâu để xây
dựng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp đã khó khăn thêm chồng chất khó
khăn”.
Hầu hết các chủ mỏ đều cho biết, để đầu
tư vào khai thác mỏ đá ở đây, họ đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, đến
nay thu hồi lại chưa được 1/3 vốn, chứ chưa nói đến lời. Máy móc, trang
thiết bị được đầu tư cả trăm tỷ đồng tuy nhiên đến thời điểm này nằm đắp
chiếu án binh bất động, hoặc đóng cửa không thể hoạt động.
Trước tình trạng trên, các chủ mỏ gặp
rất nhiều khó khăn trong sản xuất, thì đời sống công nhân cũng bị ảnh
hưởng. Không có thị trường tiêu thụ, sản lượng giảm vì vậy công nhân từ
các mỏ cũng phải nghỉ làm. Chính những khó khăn chung như vậy nên nhiều
công nhân đã phải tự bỏ ra đi tìm việc làm khác, nhiều công nhân thất
nghiệp không có việc làm…
Trao đổi với PV Infonet, ông
Phan Xuân Hồng – Chủ tịch Hiệp hội khai thác và chế biến đá thị xã Kỳ
Anh (Hà Tĩnh) cho biết: “Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh có 25 mỏ thì nay chỉ
còn 3 mỏ hoạt động, tuy nhiên hoạt động chỉ với công suất 10%, nhiều mỏ
đã đóng cửa hoặc án binh bất động”.
Theo ông Hồng, nguyên nhân thứ nhất dẫn
đến việc hàng loạt mỏ đá lâm vào tình trạng như vậy là do khi cấp phép
mỏ các ngành chức năng không tiên lượng được nguồn cung cầu của thị
trường đá cung cấp cho các công trình xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng
nói chung và Formosa nói riêng nên cấp phép mỏ ồ ạt dẫn đến cung vượt xa
cầu.
Nguyên nhân thứ hai là do phía dự án
Formosa đã hoàn thành giai đoạn 1, chưa giai đoạn 2 nên việc dùng vật
liệu đá ít đi, đồng thời cùng với đó là việc gây ô nhiễm biển 4 tỉnh
miền Trung nên đại dự án này đang phải tạm dừng hoạt động.
Nguyên nhân thứ ba đó là đơn giá tính thuế, phí tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác quá cao so với đơn giá bán thực tế.
Mặc dù, hơn một năm qua Hiệp hội khai
thác đá thị xã Kỳ Anh đã đề xuất kiến nghị các ban ngành nhưng đến nay
mới điều chỉnh được một mức (từ 120 ngàn xuống còn 100 ngàn/m3) nhưng
vẫn còn cao hơn các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An,
Thanh Hóa.
Từ những vấn đề bất cập như vậy dẫn đến
các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thị xã Kỳ Anh thua lỗ, nợ
đọng thuế và thậm chí có doanh nghiệp phá sản…”.
Với bối cảnh khó khăn như hiện nay của
các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thị xã Kỳ Anh nói riêng và Hà
Tĩnh nói chung, đâu là lối thoát cho doanh nghiệp vẫn còn là một câu
hỏi lớn cho các ngành chức năng.
Đặng Sơn-Hà Vũ
(còn tiếp)