Phải chăng vấn đề môi trường sẽ làm cho chính quyền Việt Nam sụp đổ? (David Hutt-Diplomat)

Thật vậy, đối với tất cả sự phức tạp dễ thấy của chính trị Việt Nam, thực sự cũng khá đơn giản: không có bầu cử [tự do] và bất kỳ sự tham gia đáng kể nào của công chúng, tính hợp pháp của chính quyền phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng mối quan tâm về môi trường đang kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp pháp này.


Các cuộc biểu tình về môi trường cho thấy một thách thức lớn cho chế độ cộng sản.

Trong nhiều năm, bà Trần Thị Nga đã bị nhà cầm quyền Việt Nam quấy nhiễu và hành hạ, chi tiết đã xuất hiện trong báo cáo mới của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), công bố hồi đầu năm nay. Cuối cùng, bà đã bị bắt vào tháng Giêng với cáo buộc đã sử dụng “Internet để đăng một số đoạn băng và bài viết tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo báo chí nhà nước.

Thực ra, những gì bà thực sự đã làm là tham gia vào một số cuộc biểu tình về môi trường và thể hiện tình đoàn kết với các nhà hoạt động xã hội bằng cách gặp gỡ họ tại nhà và tham dự các phiên tòa xử họ.

Bà ấy không đơn độc. Trong khoảng thời gian vài tuần, các nhà chức trách Việt Nam cũng đã bắt giữ ông Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân chính trị, và Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động nhân quyền, đã vận động chống lại thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây ra (với nhiều chi tiết hơn sau đó). Những tháng trước, nhà nước đã bắt Nguyễn Danh Dũng; blogger Hồ Hải và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; và một số nhà phản kháng người dân tộc Degar. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, có ít nhất 112 blogger và nhà hoạt động xã hội hiện đang bị án tù với cáo buộc không có gì khác hơn là nói lên suy nghĩ của mình.

Điều gây ngạc nhiên là nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã tập trung vận động về các vấn đề môi trường trong những năm gần đây. Tại sao? Thứ nhất, bởi vì điều này đã trở thành một vấn đề thường xuyên của đất nước. Tháng 4 năm 2016, những cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy đã diễn ra trên khắp nước Việt Nam, sau vụ nhà máy thép Formosa xả chất độc khiến 70 tấn cá chết trôi dạt vào chiều dài 200 cây số của bờ biển miền Trung Việt Nam.

Số báo phát hành ngày 18-24 tháng 2 năm 2017, mục The Economist’s Asia column do Banyan viết từ Đồng Hới, một thủ phủ của bờ biển miền Trung, nơi hàng ngàn con cá chết đã trôi dạt vào bờ biển suốt năm 2016. Hiện nay, người dân sợ ăn cá sống ở ven bờ, số khách du lịch giảm, đầu tư hầu như dừng lại, và ngư dân cố gắng sống qua ngày. Ở những nơi khác, tình hình môi trường không có gì tốt hơn. Báo ‘The Economist’ cho biết, ô nhiễm môi trường đã tiêu hủy hầu hết các cảnh quan của đất nước – việc xây dựng đập nước phá hủy đồng bằng sông Cửu Long; khói bụi làm Hà Nội nghẹt thở, trong khi phần lớn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập nước vào cuối thế kỷ này. Danh sách đầy đủ các vấn nạn ngày càng dài.

Thật thú vị, một lý do khác cho sự gia tăng các cuộc biểu tình môi trường vì môi trường là một trong vài vấn đề vượt qua mọi sự ngăn cách. Nó kết hợp các ngư dân nghèo và những người cấp tiến tương đối giàu có ở đô thị; người tiêu dùng và những nhà sản xuất; những nhà dân chủ và xã hội.

Đây cũng là lý do vì sao môi trường trở thành một vấn đề quan trọng đối với chính quyền Việt Nam. Không giống như vấn đề nghiệp đoàn hoặc tự do ngôn luận, tôi không  nghĩ họ biết sự quan tâm về môi trường tăng sức mạnh cho giới phê bình và gây mất lòng với giới trung thành [với chính quyền]. Những cảm tình viên nghèo có thể bỏ qua sự bóp nghẹt phương tiện truyền thông và vấn đề đảng nói thay cho quần chúng. Nhưng khi đất nông nghiệp bị ngập lụt từ rác thải công nghiệp và yếu kém trong việc bảo quản đất, hoặc sông biển chỉ còn toàn cá không ăn được, hoặc một nhà máy do người nước ngoài làm chủ, xem thường vấn đề môi trường của đất nước, lý tưởng của cuộc cách mạng cộng sản phải bị đặt dấu hỏi.

Kết quả là, chính quyền đã tìm cách hạn chế thiệt hại về môi trường. Trên thực tế, chính quyền có luật “xanh” khá mạnh (nghiêm ngặt hơn Trung Quốc trên giấy tờ) và có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải carbon từ nền kinh tế [gây ra]. Dù vậy, như The Economist đã ghi nhận không sai, “Làm cách nào điều này đi đôi với với kế hoạch xây dựng hàng chục trạm phát điện chạy bằng than, là điều ai muốn hiểu sao thì hiểu”.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam sẽ thất bại. Môi trường, được cho là ở mức độ lớn hơn các mối quan tâm khác, đã bày ra những khó khăn cơ bản trong chế độ Cộng sản Việt Nam.

Thật vậy, đối với tất cả sự phức tạp dễ thấy của chính trị Việt Nam, thực sự cũng khá đơn giản: không có bầu cử [tự do] và bất kỳ sự tham gia đáng kể nào của công chúng, tính hợp pháp của chính quyền phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng mối quan tâm về môi trường đang kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp pháp này.

Một ví dụ: Chính phủ từ lâu tuyên bố rằng các nhà hoạt động chỉ là những con rối của các quyền lực nước ngoài. Bây giờ, họ (chính phủ) lại là kẻ bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài bị tố cáo hủy hoại môi trường.

Quan trọng hơn, để duy trì tăng trưởng kinh tế, chính quyền Việt Nam cần đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, chính là thứ nước hủy hoại môi trường, như người dân Đồng Hới biết quá rõ. Một phát ngôn viên của Formosa, công ty Đài Loan, đã hầu như biết trước khi ông nói rằng người Việt Nam nên quyết định liệu họ muốn bắt cá hay “xây dựng ngành kỹ nghệ thép hiện đại”. Hashtag “Tôi chọn cá” đã trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Mặc dù chính quyền trung ương Việt Nam đã quyết định rằng việc hủy hoại môi trường cần phải bị chặn lại, họ đang chống lại con quái vật đã sinh ra nó. Một trụ cột của Đổi mới, bắt đầu vào năm 1986, là sự tản quyền, chuyển quyền lực từ trung ương xuống các tỉnh. Tuy nhiên, đến năm 2004, khi chính quyền ban hành Nghị quyết 8, cho thấy rõ là sự việc đã không xảy ra như dự tính. “Ý tưởng và nhận thức về chính sách tản quyền các giải pháp không rõ ràng, không liên kết và không nhất quán giữa chính quyền trung ương và địa phương“, nghị quyết nói.

Người ta không mong đợi điều gì phức tạp hơn từ ngòi bút của người cộng sản. Tuy nhiên, rõ ràng là vào đầu năm 2004, chính phủ đã nhận thức được những sai lầm của chính mình. Mặc dù vậy, vấn đề tản quyền vẫn luôn bị bôi bẩn bởi sự không tương thích cơ bản của nó với chế độ. Như Vũ Thành Tự Anh, giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ở thành phố Hồ Chí Minh, viết trong một bài báo năm 2016, “Việt Nam: Tản quyền giữa sự phân rẽ.

“Tản quyền đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong vai trò của nhà nước, từ nhà tổ chức xã hội và người ra quyết định đến người điều hành và người đặt ra quy luật. Tuy nhiên, trong một hệ thống có thứ bậc và tập trung như Việt Nam, sự chuyển đổi này không bao giờ đơn giản vì nó không chỉ liên quan đến sự thay đổi trong tổ chức nội bộ của chính quyền, mà còn làm suy yếu quyền lực sẵn có của nó”.

Ông Tự Anh tiếp tục nói rằng “gia tăng quyền tự quyết của chính quyền địa phương không tự nó bảo đảm trách nhiệm giải trình”. Thực ra, người ta có thể nói trách nhiệm giải trình chưa bao giờ là yếu tố đầu tiên trong việc điều hành đất nước. Không có dân chủ, ai sẽ là người bắt các chính trị gia Việt Nam phải chịu trách nhiệm? Nhất là những người ở vị thế cao hơn. Tuy nhiên sự tản quyền sẽ làm suy yếu hệ thống, tạo nên một đất nước đầy lãnh chúa, như một số nhà phân tích đã nói – hoặc “chủ nghĩa địa phương và chủ nghĩa khu vực” mà chính quyền đã cảnh báo vào năm 2004. Báo ‘The Economist’ đã chế nhạo như thế. Tờ báo viết, “Trong khi các chiến sĩ chống khói bụi ô nhiễm ở Bắc Kinh bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn chế việc sử dụng xe hơi, các ông lớn ở Hà Nội vẫn vật lộn với việc ngăn cấm xe gắn máy đậu trên vỉa hè”.

Đây là lý do tại sao chúng ta đi tới tình huống mà chính quyền trung ương có thể đặt ra luật để hạn chế phá hoại môi trường, nhưng chỉ có vài chính trị gia ở cấp tỉnh chú ý đến. Thật vậy, nhiều người đã phát phì do bỏ qua các quy định. Giải pháp duy nhất là bộ chỉ huy trung ương phải gia tăng tính quyết đoán, gây nguy hiểm cho kế hoạch tản quyền trong bốn thập niên qua, hoặc cố gắng cải cách hành động của các nhà quản trị cấp tỉnh, mà dường như không hiệu quả. Do không có cách nào thực hiện được, nên chính quyền Việt Nam đã trở lại với điều mà họ rành rẽ nhất: bịt miệng bất đồng chính kiến và cứ tiếp tục như thế.

Dịch giả: Trần Văn Minh (Anhbasam)