Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 qua các con số (BBC)
Phía Trung Quốc, theo một
ước tính, có từ 20 nghìn đến 62.500 thương vong trong khi phía Việt
Nam, dù số liệu còn mù mờ, là khoảng từ 35 nghìn đến 50 nghìn. Nhưng
cuộc xung đột chỉ xảy ra trong 27 ngày, với đúng 17 ngày giao tranh,
mà đã tạo ra con số thương vong như vậy cho thấy sự man rợ (savage) của
nó.
Sau cuộc chiến đẫm máu năm 1979 cho
đến nay hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa công bố toàn bộ các
con số thương vong, theo giới quan sát quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều
tài liệu của các học giả Phương Tây đã đề cập đến độ tàn khốc của
cuộc chiến ngắn ngày này, gồm cả số quân tham chiến, số thương vong
trong binh sỹ và thường dân Việt Nam bị giết.
BBC Tiếng Việt giới thiệu các số liệu khác nhau:
SỐ QUÂN THAM CHIẾN
Peter Tsouras viết trên Military History Magazine:
Trung
Quốc đã tập trung 200 nghìn quân thuộc 20 sư đoàn, cùng 400 xe tăng
và 1.500 khẩu pháo. Lực lượng của Quân Giải phóng (PLA) lên tới 70 nghìn
quân chỉ ở vùng giáp Lạng Sơn.
Sư đoàn Sao Vàng của Việt Nam
bảo vệ Lạng Sơn bị Trung Quốc đẩy lui. Trong vòng vài ngày sau, quân
Trung Quốc bao vây, xóa sổ sư đoàn này và biến Lạnh Sơn thành bình địa.
David Dreyer trong bài 'The 1979-Sino-Vietnamese-Conflict':
PLA
chuẩn bị cho cuộc tấn công với 300-400 nghìn quân và khoảng 1.200 xe
tăng cùng pháo binh, hỏa tiễn và các loại vũ khí hỗ trợ.
Ngày
17/02/1979, vào lúc 5 giờ sáng, chừng 100 nghìn quân Trung Quốc vượt
biên giới vào Việt Nam sau các đợt pháo kích cấp tập.
Đối mặt với quân Trung Quốc ban đầu chỉ là 75-80 nghìn bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Việt Nam.
Có
kinh nghiệm của gần 30 năm chiến tranh, phía Việt Nam chống trả dữ
dội và chia thành các đơn vị nhỏ, cấp tiểu đội, tiểu tổ để dùng cách
đánh du kích chống lại quân xâm lăng.
Đồi núi được biến thành
pháo đài với đường hầm, hố chông. Phía Trung Quốc không tiến nhanh như
họ muốn và phải trì hoãn kế hoạch đánh chiếm Cao Bằng.
SỐ THƯƠNG VONG
Không bên nào công bố số thương vong chi tiết.
Peter Tsouras viết:
Trung
Quốc chỉ thừa nhận có 7.000 quân tử vong và 15 nghìn bị thương nhưng
các nguồn Phương Tây ước tính có 28 nghìn quân Trung Quốc bị giết và 43
nghìn bị thương.
Phía Việt Nam không nói số thương vong trong quân đội nhưng nói nhiều về số 100 nghìn thường dân bị thiệt mạng.
Bách khoa Toàn thư Anh, Britannica:
Quân Trung Quốc chiến đấu vô cùng tồi tệ chống lại dân quân tiền tuyến của Việt Nam.
Sau
ba tuần giao tranh với con số thương vong 45 nghìn (Việt Nam nói là
gây ra cho phía Trung Quốc) Quân Giải phóng đã phải rút về.
Sam Brothers trong bài 'The Enemy of My Enemy: The
Sino-Vietnamese War of 1979 and the Evolution of the Sino-American
Covert Relationship' viết:
Phía Trung Quốc, theo một
ước tính, có từ 20 nghìn đến 62.500 thương vong trong khi phía Việt
Nam, dù số liệu còn mù mờ, là khoảng từ 35 nghìn đến 50 nghìn.
Nhưng
cuộc xung đột chỉ xảy ra trong 27 ngày, với đúng 17 ngày giao tranh,
mà đã tạo ra con số thương vong như vậy cho thấy sự man rợ (savage) của
nó.
LIÊN XÔ ĐÃ LÀM GÌ?
Sam Brothers:
Liên Xô có các chuyến bay TU-95D từ Vladivostok về phía Nam để theo dõi tình hình.
Một
tàu tuần dương lớp Sverdlov và một tàu khu trục lớp Krivak cũng được
cử đến tham gia đơn vị hải quân gồm 17 tàu đã có mặt tại bờ biển Việt
Nam.
Moscow cũng cử sáu chiếc phi cơ vận tải Antonov-22 đến Hà
Nội ngày 23/02, và có hai chuyến bay Liên Xô và Bulgraia từ Calcutta
tới Hà Nội ngày 26/02/1979.
Tuy thế, Liên Xô không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến dù đã ký hiệp ước phòng thủ với Hà Nội.
CĂNG THẲNG HẬU CHIẾN
Trang GlobalSecurity.org:
Cho
đến cuối thập niên 1980, phía Việt Nam biến vùng biên giới thành các
'pháo đài thép' và dùng các đơn vị dân quân được huấn luyện tốt để
phòng thủ trước Trung Quốc.
Ước tính 600 nghìn người được điều động vào các chiến dịch sẵn sàng
chiến đấu để ngăn ngừa Trung Quốc tiến sang lần nữa...gây phí tổn tiền
bạc lớn cho Việt Nam.
Giới quan sát nước ngoài cũng đánh giá rằng
"các cuộc va chạm ở biên giới tiếp tục xảy ra trong suốt thập niên
1980, nổi bật là trận tháng 4/1984, khi quân Trung Quốc lần đầu tiên
dùng vũ khí mới, súng Type 81 (AK-47 của Trung Quốc).
Hai nước phải đến 2007 mới hoàn tất việc ký kết xong hiệp định biên giới trên bộ, theo các bản tin quốc tế.
Dù cuộc chiến 'phản kích tự vệ' của Đặng Tiểu Bình nhắm vào Việt Nam là thất bại quân sự, Sam Brothers trong bài viết cũng trích lời ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore bày tỏ cái nhìn khác:
"Báo
chí Trung Quốc coi hành động trừng phạt Việt Nam của người Trung Quốc
là một thất bại nhưng tôi lại tin rằng nó đã thay đổi lịch sử vùng
Đông Á."