Hãy xứng đáng với một tương lai khác ! (TL 203) (Nguyễn Gia Kiểng)
“…Không ai phủ nhận những khó khăn của hoạt động dân chủ trong
nước, nhưng những khó khăn ấy cần được nhận diện một cách thành thực để
rút ra những kết luận đúng đắn…”
Những con số tròn thường
có một tác động ký ức đặc biệt. Vì thế mà tháng 4 năm ngoái, dịp kỷ
niệm 30 năm ngày 30-4-1975 đã sôi nổi hơn hẳn năm nay dù chẳng có biến
cố nào đáng chú ý.
Dịp kỷ niệm ngày 30-4-1975 năm nay quan trọng hơn nhiều. Nó trùng hợp với đại hội 10 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đánh dấu một cuộc chuyển giao thế hệ rõ rệt. Những người mới lên cầm quyền đều không có vai trò nào đáng kể trong cuộc chiến. Nếu tình cờ lớn lên ở miền Nam, giờ này họ cũng đang đòi tăng lương ở khu chế xuất Bình Dương hay chống cộng tại California. Một giai đoạn lịch sử đã thực sự khép lại.
Tháng 4 năm nay cũng đang chứng kiến những đợt đình công lớn chưa từng thấy từ trước đến nay, song song với cuộc đấu tranh đòi dân chủ sôi nổi. Cùng lúc đó, chuyến công du của Hồ Cẩm Đào tại Mỹ đánh dấu một cuộc chạm trán không tránh khỏi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặt Việt Nam trước một chọn lựa chiến lược quyết định hướng đi và tương lai đất nước. Nhiều vấn đề nổi cộm khác chưa được giải quyết cũng đã đến lúc phải giải quyết.
Dịp kỷ niệm ngày 30-4-1975 năm nay quan trọng hơn nhiều. Nó trùng hợp với đại hội 10 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đánh dấu một cuộc chuyển giao thế hệ rõ rệt. Những người mới lên cầm quyền đều không có vai trò nào đáng kể trong cuộc chiến. Nếu tình cờ lớn lên ở miền Nam, giờ này họ cũng đang đòi tăng lương ở khu chế xuất Bình Dương hay chống cộng tại California. Một giai đoạn lịch sử đã thực sự khép lại.
Tháng 4 năm nay cũng đang chứng kiến những đợt đình công lớn chưa từng thấy từ trước đến nay, song song với cuộc đấu tranh đòi dân chủ sôi nổi. Cùng lúc đó, chuyến công du của Hồ Cẩm Đào tại Mỹ đánh dấu một cuộc chạm trán không tránh khỏi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặt Việt Nam trước một chọn lựa chiến lược quyết định hướng đi và tương lai đất nước. Nhiều vấn đề nổi cộm khác chưa được giải quyết cũng đã đến lúc phải giải quyết.
*
Nhưng trước hết là một vài lời về ngày 30-4-1975. Một vài lời thôi vì biến cố này đã được đề cập đến khá nhiều rồi. Nhìn từ quyền lợi quốc gia thì đảng cộng sản đã sai lầm lớn khi phát động cuộc chiến tàn phá nặng nề đất nước cả về vật chất lẫn tình cảm và làm thiệt mạng gần bốn triệu người. Để tin như vậy, chỉ cần đặt một câu hỏi : nếu không có cuộc chiến này Việt Nam sẽ khá hơn hay sẽ tệ hơn ngày hôm nay ? Thống nhất đất nước là điều ai cũng muốn nhưng thống nhất có thể đạt tới một cách thông minh hơn. Hãy nhìn thí dụ nước Đức.
Và thực ra đã có thống nhất chưa? Cho tới nay, 31 năm sau, vẫn chưa có một người nào xuất phát từ gia đình viên chức miền Nam hiện diện trong bộ máy đảng và nhà nước tới cấp quận huyện. Thực tế miền Nam vẫn còn là một lãnh thổ bị chiếm đóng và thống trị. Đảng cộng sản cũng lầm lẫn lớn khi huênh hoang cao ngạo với chiến thắng 30-4-1975. Thực ra vào năm 1973, khi ký hiệp định Paris, miền Bắc đã hoàn toàn kiệt quệ. Họ đã chiến thắng vì một may mắn không ngờ mà họ không hiểu : Liên Xô đã quá suy yếu và còn bị vướng mắc vào cả ba cuộc xung đột lớn vào lúc đó, với Mỹ tại Trung Đông và Việt Nam, với Trung Quốc tại biên giới Nga-Trung Quốc nên đã phải nhượng bộ thỏa hiệp với Mỹ, đổi Trung Đông với giá trị chiến lược hơn nhiều lần lớn hơn để lấy Việt Nam. Không phải là một sự tình cờ là năm 1973, năm ký hiệp ước Paris, cũng là năm mà Liên Xô triệt thoái khỏi Trung Đông và chấm dứt mọi hiện diện ở vùng này, cũng không phải là một sự tình cờ mà Trung Quốc không muốn có chiến thắng 30-4. Đáng lẽ những người lãnh đạo đảng cộng sản phải khiêm tốn, họ đã tỏ ra đặc biệt ngớ ngẩn khi hò hét "chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng muôn năm" trong khi nó sắp sụp đổ.
Nếu có một bài học cần rút ra thì đó là một dân tộc nhược tiểu như Việt Nam cần ý thức được số phận của mình, như một con cờ có thể bị hy sinh ngay cả khi bàn cờ đang thắng thế, và cần biết thương yêu nhau, gắn bó với nhau để thoát dần ra khỏi thân phận nhược tiểu.
Nhưng bối cảnh thế giới không phải là tất cả. Nếu về mặt đạo đức và trí tuệ đảng cộng sản xứng đáng bị thảm bại, thì về mặt một lực lượng đấu tranh thuần túy nó đã xứng đáng để thắng. Nó đã có một đội ngũ lãnh đạo quyết tâm và kiên trì, dù là quyết tâm và kiên trì trong sự tăm tối và do sự tăm tối. Trước mặt nó đã không có một đội ngũ chính trị nào. Những người kế tiếp nhau làm tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, tướng lãnh miền Nam không phải là những đồng chí gắn bó với nhau trong một cuộc chiến đấu chung, trong tuyệt đại đa số họ cũng không phải là những con người đấu tranh. Chính quyền miền Nam là một chính quyền không linh hồn. Đảng cộng sản hoàn toàn không xứng đáng để thắng nhưng chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã rất xứng đáng để thua.
*
Bây giờ hãy nhận diện những thử thách lớn đang đặt ra cho dân tộc.
Trước hết cần nhận định rõ tình trạng tụt hậu bi đát về mặt khoa học, kỹ thuật, và kiến thức nói chung, của đất nước. Chúng ta chỉ có những sản xuất kỹ thuật thấp : xuất khẩu gạo, cao su, cà phê, hải sản ; gia công quần áo, giầy dép ; đóng bao bì, v.v. vào giữa lúc cuộc cách mạng tri thức, the knowledge revolution, đang sôi nổi trên thế giới. Cuộc cách mạng này - trong đó kiến thức, ý kiến và sáng kiến là tất cả và sẽ quyết định chỗ đứng và sự vinh nhục của các dân tộc - đáng lẽ phải được coi như là một cơ may ngàn năm một thuở cho chúng ta. Muốn thành công trong cuộc tranh đua này không cần đầu tư vào những trang thiết bị nặng nề và tốn kém ; một máy vi tính PC bắt vào mạng Internet có thể lập tức cho phép học hỏi và sử dụng cả kho tàng kiến thức của nhân loại, đồng thời cũng cho phép làm việc tức khắc tại bất cứ nơi nào trên thế giới với lợi tức cao. Chỉ cần khả năng học hỏi mà người Việt chúng ta có thừa. Nhưng dưới chế độ này, Việt Nam không phải đã thua cuộc mà còn đã bỏ cuộc. Không phải là những người lãnh đạo cộng sản không thấy được hứa hẹn của cuộc cách mạng tri thức và tiềm năng của Việt Nam trong khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học thông tin. Có lúc họ đã muốn phát triển ngành tin học, nhưng họ bỏ cuộc vì hoạt động này mâu thuẫn với bản chất của chế độ. Nó đòi hỏi thông tin nhanh chóng và đầy đủ, nó cũng đòi hỏi ý kiến và sáng kiến, những điều chỉ có thể có được trong một xã hội tự do và nơi những con người tự do. Như vậy, để tham gia cuộc cách mạng tri thức này chúng ta phải có dân chủ như là một điều kiện tiên quyết.
Trước hết cần nhận định rõ tình trạng tụt hậu bi đát về mặt khoa học, kỹ thuật, và kiến thức nói chung, của đất nước. Chúng ta chỉ có những sản xuất kỹ thuật thấp : xuất khẩu gạo, cao su, cà phê, hải sản ; gia công quần áo, giầy dép ; đóng bao bì, v.v. vào giữa lúc cuộc cách mạng tri thức, the knowledge revolution, đang sôi nổi trên thế giới. Cuộc cách mạng này - trong đó kiến thức, ý kiến và sáng kiến là tất cả và sẽ quyết định chỗ đứng và sự vinh nhục của các dân tộc - đáng lẽ phải được coi như là một cơ may ngàn năm một thuở cho chúng ta. Muốn thành công trong cuộc tranh đua này không cần đầu tư vào những trang thiết bị nặng nề và tốn kém ; một máy vi tính PC bắt vào mạng Internet có thể lập tức cho phép học hỏi và sử dụng cả kho tàng kiến thức của nhân loại, đồng thời cũng cho phép làm việc tức khắc tại bất cứ nơi nào trên thế giới với lợi tức cao. Chỉ cần khả năng học hỏi mà người Việt chúng ta có thừa. Nhưng dưới chế độ này, Việt Nam không phải đã thua cuộc mà còn đã bỏ cuộc. Không phải là những người lãnh đạo cộng sản không thấy được hứa hẹn của cuộc cách mạng tri thức và tiềm năng của Việt Nam trong khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học thông tin. Có lúc họ đã muốn phát triển ngành tin học, nhưng họ bỏ cuộc vì hoạt động này mâu thuẫn với bản chất của chế độ. Nó đòi hỏi thông tin nhanh chóng và đầy đủ, nó cũng đòi hỏi ý kiến và sáng kiến, những điều chỉ có thể có được trong một xã hội tự do và nơi những con người tự do. Như vậy, để tham gia cuộc cách mạng tri thức này chúng ta phải có dân chủ như là một điều kiện tiên quyết.
*
Tham nhũng đang tàn phá đất nước ở mức độ không thể chấp nhận được nữa. Phải đẩy lùi được tham nhũng nếu đất nước muốn có một tương lai, điều này thì chính những người lãnh đạo cộng sản cũng nhìn nhận. Nhưng làm thế nào để chống tham nhũng ? Cho đến nay trên thế giới chưa có trường hợp một chính quyền tham nhũng tự cải tiến để biến thành một chính quyền trong sạch. Người ta không thể thay đổi một đảng cầm quyền tham nhũng thành một đảng cầm quyền không tham nhũng mà chỉ có thể thay thế một đảng cầm quyền tham nhũng bằng một đảng cầm quyền không tham nhũng. Chỉ có dân chủ, với những cuộc bầu cử tự do, mới cho phép thực hiện sự thay thế này.
Một vấn đề còn trầm trọng hơn nhưng vẫn chưa được lưu ý đúng mức là phải phục hồi một nhà nước đúng nghĩa. Hiện nay quân đội, công an và đảng cộng sản đều có những công ty riêng và có tài chính gần như độc lập ; trên thực tế là những nhà nước trong nhà nước. Đây là hậu quả tự nhiên của một chính quyền không có lý tưởng và hậu thuẫn quần chúng, phải thỏa hiệp để tồn tại bằng cách chia chác quyền lợi. Phục hồi một nhà nước đúng nghĩa là một bài toán nhức nhối, nhưng điều kiện tiên quyết vẫn là một chính quyền mạnh vì được nhân dân ủng hộ, vì do chính nhân dân chỉ định, nghĩa là một chính quyền dân chủ.
Chúng ta còn vô số vấn đề nghiêm trọng khác đáng lẽ phải giải quyết từ lâu và vì không được giải quyết nên càng trở thành khó khăn hơn : chuyển hóa đất nước từ một nước nông nghiệp nhưng nhiều dân và thiếu đất sang một nước công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ ; phục hồi và nâng cao phẩm chất một nền giáo dục đã quá xuống cấp trong khi đấu trường giữa các dân tộc hiện nay là các trường học ; phục hồi và cải tiến môi trường ; giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo quá lộ liễu, v.v. Và một chọn lựa có tầm quan trọng chiến lược : phải có thái độ nào và chính sách nào trong cuộc đụng độ không tránh khỏi giữa một Hoa Kỳ muốn áp đặt trật tự dân chủ vì coi đó là điều kiện để bảo đảm hòa bình thế giới và một Trung Quốc đang mạnh lên và thúc đẩy một liên minh các chế độ độc tài ? Chọn lựa này sẽ có những hậu quả vô cùng lớn. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là phục hồi niềm tin của người Việt Nam vào đất nước. Sự thực đau lòng là chúng ta hiện nay là một dân tộc đã rã hàng. Ít ai còn quan tâm tới đất nước nữa, mỗi người lo luồn lách giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân, cả nước lao đầu vào một cuộc chơi dại dột trong đó mỗi người chống tất cả, để cuối cùng tất cả đều thua. Đây cũng là hậu quả tất nhiên của chế độ độc tài toàn trị, đất nước bị chiếm đoạt làm của riêng của một nhóm người. Làm sao có thể đòi hỏi người dân tin tưởng vào đất nước và cảm thấy có trách nhiệm với đất nước khi đất nước không còn là của họ ?
Tất cả những thử thách đang đặt ra cho đất nước chỉ có giải đáp trong một thể chế dân chủ và để giành thắng lợi cho dân chủ phải có một tổ chức dân chủ mạnh, điều này ai cũng đồng ý. Ngay cả muốn chống tham nhũng cũng phải có đội ngũ. Tham nhũng là một hệ thống, một liên minh quyền lợi và quyền lực của nhiều thế lực với tất cả phương tiện, quyết tâm, và dã tâm nếu cần. Muốn chống tham nhũng phải có đội ngũ mạnh của những con người coi cuộc chiến đấu chống tham nhũng như cuộc chiến đấu của đời mình.
Thế nhưng tại sao sau 31 năm dưới chế độ cộng sản chúng ta vẫn chưa có một tổ chức dân chủ có tầm vóc ?
*
Không thể đổ lỗi tất cả cho đảng cộng sản. Ở trong nước còn có thể nói
là do sự cấm đoán và đàn áp của chế độ, nhưng còn ở nước ngoài thì tại
sao ? Đúng là đảng cộng sản đã gửi hàng ngàn công an trá hình trà trộn
vào các đợt vượt biên để làm tê liệt các hoạt động chống đối tại hải
ngoại bằng những hành động phá đám, vu cáo, chụp mũ, bôi bẩn, nhưng họ
không thể cấm đoán và bỏ tù. Nếu người Việt ở nước ngoài không thành lập
được một tổ chức dân chủ mạnh thì đó là lỗi tại chính mình chứ không
phải vì chính quyền cộng sản.
Và ngay tại trong nước một mức độ tổ chức và phối hợp nào đó vẫn có thể thực hiện được nếu có bản lĩnh và quyết tâm, nhất là gần đây đảng cộng sản đã phải giảm bớt sự hung bạo, trong khi các phương tiện giao thông và truyền thông phát triển mạnh. Những lủng củng đáng tiếc vừa xảy ra giữa những người dân chủ trong nước không phải chỉ do đảng cộng sản gây ra mà một phần đáng kể do chính những người dân chủ.
Lý do căn bản đưa đến lúng túng ở cả trong lẫn ngoài nước là, do di sản văn hóa và lịch sử, người Việt chúng ta thiếu văn hóa tổ chức. Chúng ta chưa cảm nhận được sự cần thiết của tổ chức một cách đầy đủ để có thể chấp nhận những hệ lụy tự nhiên của mọi tổ chức. Chúng ta chưa hiểu các vấn đề đặt ra cho một tổ chức chính trị nên thường hành động một cách tùy tiện ; chúng ta chưa quen với sinh hoạt tổ chức nên cái tôi của mỗi người đều rất kềnh càng.
Không ai phủ nhận những khó khăn của hoạt động dân chủ trong nước, nhưng những khó khăn ấy cần được nhận diện một cách thành thực để rút ra những kết luận đúng đắn. Không thể một mặt nói rằng người trong nước bị khống chế bởi bộ máy công an, có thể bị bắt bất cứ lúc nào, một mặt lại đòi họ phải giữ vai trò chủ động và hải ngoại chỉ làm vai trò yểm trợ. Phải nói một cách thẳng thắn là trong giai đoạn đầu, mà công việc chính là kiểm điểm lực lượng, động viên dư luận và vận động hậu thuẫn quốc tế, hải ngoại phải giữ vai trò phối hợp và chủ động ; chỉ một khi hoạt động trong nước đã có thể ra công khai vai trò lãnh đạo mới có thể chuyển về trong nước. Những người dân chủ hải ngoại không nên khiêm tốn một cách giả dối ; vả lại những người dân chủ đứng đắn trong nước cũng không đòi ngay bây giờ một vai trò mà họ không thể đảm nhiệm. Trong một thời gian nữa, hải ngoại phải là đầu tàu.
Và ngay tại trong nước một mức độ tổ chức và phối hợp nào đó vẫn có thể thực hiện được nếu có bản lĩnh và quyết tâm, nhất là gần đây đảng cộng sản đã phải giảm bớt sự hung bạo, trong khi các phương tiện giao thông và truyền thông phát triển mạnh. Những lủng củng đáng tiếc vừa xảy ra giữa những người dân chủ trong nước không phải chỉ do đảng cộng sản gây ra mà một phần đáng kể do chính những người dân chủ.
Lý do căn bản đưa đến lúng túng ở cả trong lẫn ngoài nước là, do di sản văn hóa và lịch sử, người Việt chúng ta thiếu văn hóa tổ chức. Chúng ta chưa cảm nhận được sự cần thiết của tổ chức một cách đầy đủ để có thể chấp nhận những hệ lụy tự nhiên của mọi tổ chức. Chúng ta chưa hiểu các vấn đề đặt ra cho một tổ chức chính trị nên thường hành động một cách tùy tiện ; chúng ta chưa quen với sinh hoạt tổ chức nên cái tôi của mỗi người đều rất kềnh càng.
Không ai phủ nhận những khó khăn của hoạt động dân chủ trong nước, nhưng những khó khăn ấy cần được nhận diện một cách thành thực để rút ra những kết luận đúng đắn. Không thể một mặt nói rằng người trong nước bị khống chế bởi bộ máy công an, có thể bị bắt bất cứ lúc nào, một mặt lại đòi họ phải giữ vai trò chủ động và hải ngoại chỉ làm vai trò yểm trợ. Phải nói một cách thẳng thắn là trong giai đoạn đầu, mà công việc chính là kiểm điểm lực lượng, động viên dư luận và vận động hậu thuẫn quốc tế, hải ngoại phải giữ vai trò phối hợp và chủ động ; chỉ một khi hoạt động trong nước đã có thể ra công khai vai trò lãnh đạo mới có thể chuyển về trong nước. Những người dân chủ hải ngoại không nên khiêm tốn một cách giả dối ; vả lại những người dân chủ đứng đắn trong nước cũng không đòi ngay bây giờ một vai trò mà họ không thể đảm nhiệm. Trong một thời gian nữa, hải ngoại phải là đầu tàu.
*
Vậy tại sao hải ngoại vẫn chưa đảm nhiệm được vai trò đầu tàu ?
Phải chăng vì mặc cảm không có mặt ở trong nước để trực diện với hiểm nguy ? Đây không phải là lý do vì chỉ là một mặc cảm sai. Trong lịch sử thế giới, đa số các cuộc vận động cách mạng lớn đã được chuẩn bị từ nước ngoài, các đảng cộng sản Nga và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Hơn nữa trong thời đại này, khoảng cách không còn quan trọng nữa.
Lý do quan trọng hơn có lẽ nằm ngay trong giới hạn của chính cộng đồng người Việt hải ngoại.
Đại bộ phận khối người Việt ở Nga và Đông Âu đã ra nước ngoài với mục đích buôn bán và kinh doanh ; không thể đòi hỏi ở họ một thái độ đấu tranh tích cực ; vả lại họ còn phải đi về Việt Nam thường xuyên và còn cần phải thận trọng với chính quyền không kém gì người trong nước. Họ có thể đóng góp một cách quan trọng trong tương lai, nhưng chưa phải ngay lúc này.
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã rời quê hương trong những điều kiện cực kỳ bi đát. Phần lớn ra đi trong hận thù và sợ hãi sau nhiều mất mát và tủi nhục. Chính cuộc hành trình vượt biên cũng đã diễn ra trong tủi nhục và kinh hoàng. Rất nhiều phụ nữ đã uống thuốc ngừa thai trước khi vượït biên, cũng rất nhiều người đã phải chứng kiến cảnh vợ hay con gái bị hải tặc hãm hiếp. Nhiều người mất thân nhân vì rất nhiều người ra đi nhưng không bao giờ tới. Tất cả những thảm kịch đó đủ để giết chết ý chí và tình cảm của một người bình thường. Ngay cả một cố gắng hòa giải chân thành nhất cùng với những lời xin lỗi và những giọt nước mắt thành thực ăn năn cũng khó hàn gắn được. Huống chi lại xét lý lịch mới cho về thăm nhà, hạch sách đủ điều nếu tình nghi có quan hệ với bọn phản động ? Huống chi lại đòi Nam Dương và Mã Lai đập đài tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên biển cả ? Quê hương là một quá khứ nhục nhằn và thù hận cần quên đi. Đi là chết trong lòng một chút, nhưng người Việt tị nạn chết trong lòng nhiều lắm. Và đó là giới hạn lớn nhất của họ.
Một tổ chức chính trị bao giờ cũng phải được xây dựng trên một dự án tương lai. Khi đã bị quá khứ đả thương một cách quá trầm trọng đến nỗi không còn nghĩ đến tương lai được nữa thì khó mà xây dựng được một tổ chức chính trị lớn. Nhưng đây cũng là một vấn nạn lớn cho sự tồn tại của chính cộng đồng người Việt hải ngoại. Nền tảng của cộng đồng hải ngoại là sự gắn bó với đất nước và người ta không thể gắn bó với đất nước Việt Nam mà lại không quan tâm đến vấn đề bức xúc nhất của nó, nghĩa là cuộc vận động dân chủ. Những tổ chức hướng về quá khứ như các hội ái hữu cựu học sinh trường này, binh chủng kia, cựu công chức ngành nọ, chỉ có thể giới hạn trong hoạt động hiếu hỉ và cũng sẽ không được tiếp nối. Các tổ chức tôn giáo cũng không đủ để gắn bó người Việt với nhau để cộng đồng người Việt hải ngoại có thể tiếp tục tồn tại vì người ta vẫn có thể là một người Công giáo hay Phật tử mà không cần là người Việt.
Lý do thứ hai là cộng đồng người Việt tị nạn, do di sản văn hóa chính trị của miền Nam trước 1975, đã thiếu những người có viễn kiến chính trị để dẫn dắt nên đã lạc hướng ngay từ lúc đầu. Khi mới ra nước ngoài, sự gắn bó với quê hương còn mạnh, người ta ngơ ngác tự hỏi "ta làm gì cho hết nửa đời sau ?" (thơ Cao Tần) thì đã có ngay những người và tổ chức trả lời : ta cứ phất cao cờ vàng ba sọc đỏ, cứ ca vang quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, cứ tưởng tượng rằng cuộc chiến chưa tàn và Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn, ta vẫn có những chiến khu quốc nội, ta cứ làm như ta đang chiến đấu… Nói một cách khác, ta lên đồng. Cuộc lên đồng này nay đã chấm dứt, nhưng giai đoạn thuận lợi nhất để đặt những viên đá đầu tiên cho một cộng đồng lành mạnh đóng góp thay đổi vận mệnh đất nước cũng qua đi rồi.
Lý do thứ ba và sau cùng, để chỉ đề cập tới những lý do chính, là khối người Việt hải ngoại đông đảo nhất với nhiều phương tiện nhất định cư tại Mỹ, một nước không thuận lợi cho sinh hoạt chính đảng và cách mạng. Nước Mỹ thực ra không có sinh hoạt chính đảng. Hoạt động chính trị tại Mỹ chủ yếu theo công thức nhân sĩ và đột xuất. Một nhân vật do uy tín hay thành công cá nhân qui tụ được một bộ tham mưu cá nhân, tranh thủ được sự ủng hộ của một số nhóm áp lực, rồi ra ứng cử tổng thống, thống đốc, nghị sĩ, dân biểu ; nếu đắc cử thì tham chính, nếu thất cử thì quay về làm business. Nước Mỹ cũng chưa bao giờ có nhu cầu thay đổi chế độ. Các vấn đề quốc gia của họ, các issues, chỉ là những vấn đề xã hội như phá thai, đọc kinh tại các trường học, án tử hình, quyền mua súng, v.v. Người Việt tại Mỹ vì vậy không có cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm hoạt động chính đảng và đấu tranh thay đổi chế độ. Một sự thực là cho tới nay chưa có tổ chức chính trị Việt Nam nghiêm chỉnh nào thành công tại Mỹ. Cộng đồng người Việt tại Mỹ không thiếu những người lỗi lạc, họ cần vượt lên trên giới hạn tâm lý này.
Phải chăng vì mặc cảm không có mặt ở trong nước để trực diện với hiểm nguy ? Đây không phải là lý do vì chỉ là một mặc cảm sai. Trong lịch sử thế giới, đa số các cuộc vận động cách mạng lớn đã được chuẩn bị từ nước ngoài, các đảng cộng sản Nga và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Hơn nữa trong thời đại này, khoảng cách không còn quan trọng nữa.
Lý do quan trọng hơn có lẽ nằm ngay trong giới hạn của chính cộng đồng người Việt hải ngoại.
Đại bộ phận khối người Việt ở Nga và Đông Âu đã ra nước ngoài với mục đích buôn bán và kinh doanh ; không thể đòi hỏi ở họ một thái độ đấu tranh tích cực ; vả lại họ còn phải đi về Việt Nam thường xuyên và còn cần phải thận trọng với chính quyền không kém gì người trong nước. Họ có thể đóng góp một cách quan trọng trong tương lai, nhưng chưa phải ngay lúc này.
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã rời quê hương trong những điều kiện cực kỳ bi đát. Phần lớn ra đi trong hận thù và sợ hãi sau nhiều mất mát và tủi nhục. Chính cuộc hành trình vượt biên cũng đã diễn ra trong tủi nhục và kinh hoàng. Rất nhiều phụ nữ đã uống thuốc ngừa thai trước khi vượït biên, cũng rất nhiều người đã phải chứng kiến cảnh vợ hay con gái bị hải tặc hãm hiếp. Nhiều người mất thân nhân vì rất nhiều người ra đi nhưng không bao giờ tới. Tất cả những thảm kịch đó đủ để giết chết ý chí và tình cảm của một người bình thường. Ngay cả một cố gắng hòa giải chân thành nhất cùng với những lời xin lỗi và những giọt nước mắt thành thực ăn năn cũng khó hàn gắn được. Huống chi lại xét lý lịch mới cho về thăm nhà, hạch sách đủ điều nếu tình nghi có quan hệ với bọn phản động ? Huống chi lại đòi Nam Dương và Mã Lai đập đài tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên biển cả ? Quê hương là một quá khứ nhục nhằn và thù hận cần quên đi. Đi là chết trong lòng một chút, nhưng người Việt tị nạn chết trong lòng nhiều lắm. Và đó là giới hạn lớn nhất của họ.
Một tổ chức chính trị bao giờ cũng phải được xây dựng trên một dự án tương lai. Khi đã bị quá khứ đả thương một cách quá trầm trọng đến nỗi không còn nghĩ đến tương lai được nữa thì khó mà xây dựng được một tổ chức chính trị lớn. Nhưng đây cũng là một vấn nạn lớn cho sự tồn tại của chính cộng đồng người Việt hải ngoại. Nền tảng của cộng đồng hải ngoại là sự gắn bó với đất nước và người ta không thể gắn bó với đất nước Việt Nam mà lại không quan tâm đến vấn đề bức xúc nhất của nó, nghĩa là cuộc vận động dân chủ. Những tổ chức hướng về quá khứ như các hội ái hữu cựu học sinh trường này, binh chủng kia, cựu công chức ngành nọ, chỉ có thể giới hạn trong hoạt động hiếu hỉ và cũng sẽ không được tiếp nối. Các tổ chức tôn giáo cũng không đủ để gắn bó người Việt với nhau để cộng đồng người Việt hải ngoại có thể tiếp tục tồn tại vì người ta vẫn có thể là một người Công giáo hay Phật tử mà không cần là người Việt.
Lý do thứ hai là cộng đồng người Việt tị nạn, do di sản văn hóa chính trị của miền Nam trước 1975, đã thiếu những người có viễn kiến chính trị để dẫn dắt nên đã lạc hướng ngay từ lúc đầu. Khi mới ra nước ngoài, sự gắn bó với quê hương còn mạnh, người ta ngơ ngác tự hỏi "ta làm gì cho hết nửa đời sau ?" (thơ Cao Tần) thì đã có ngay những người và tổ chức trả lời : ta cứ phất cao cờ vàng ba sọc đỏ, cứ ca vang quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, cứ tưởng tượng rằng cuộc chiến chưa tàn và Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn, ta vẫn có những chiến khu quốc nội, ta cứ làm như ta đang chiến đấu… Nói một cách khác, ta lên đồng. Cuộc lên đồng này nay đã chấm dứt, nhưng giai đoạn thuận lợi nhất để đặt những viên đá đầu tiên cho một cộng đồng lành mạnh đóng góp thay đổi vận mệnh đất nước cũng qua đi rồi.
Lý do thứ ba và sau cùng, để chỉ đề cập tới những lý do chính, là khối người Việt hải ngoại đông đảo nhất với nhiều phương tiện nhất định cư tại Mỹ, một nước không thuận lợi cho sinh hoạt chính đảng và cách mạng. Nước Mỹ thực ra không có sinh hoạt chính đảng. Hoạt động chính trị tại Mỹ chủ yếu theo công thức nhân sĩ và đột xuất. Một nhân vật do uy tín hay thành công cá nhân qui tụ được một bộ tham mưu cá nhân, tranh thủ được sự ủng hộ của một số nhóm áp lực, rồi ra ứng cử tổng thống, thống đốc, nghị sĩ, dân biểu ; nếu đắc cử thì tham chính, nếu thất cử thì quay về làm business. Nước Mỹ cũng chưa bao giờ có nhu cầu thay đổi chế độ. Các vấn đề quốc gia của họ, các issues, chỉ là những vấn đề xã hội như phá thai, đọc kinh tại các trường học, án tử hình, quyền mua súng, v.v. Người Việt tại Mỹ vì vậy không có cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm hoạt động chính đảng và đấu tranh thay đổi chế độ. Một sự thực là cho tới nay chưa có tổ chức chính trị Việt Nam nghiêm chỉnh nào thành công tại Mỹ. Cộng đồng người Việt tại Mỹ không thiếu những người lỗi lạc, họ cần vượt lên trên giới hạn tâm lý này.
*
G. W. Friedrich Hegel được coi
là triết gia nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 19. Ngày nay phần lớn tư
tưởng của Hegel được coi là sai, tuy vậy không ai phủ nhận Hegel đã có
những nhận xét rất độc đáo, diễn tả bằng một ngòi bút thiên tài. Một
trong những đoạn kiệt xuất nhất của Hegel là trong tác phẩm "Hiện tượng
quan của trí tuệ" (Phénoménologie de l’Esprit), trong đó ông coi
cuộc chiến đấu vì tự do là cuộc chiến đấu cao cả nhất vì là cuộc chiến
đấu sống chết của con người để được nhìn nhận một chỗ đứng xứng đáng. Kẻ
sợ chết không dám liều mạng sẽ thua và làm nô lệ. Kẻ dám chấp nhận chết
chứ không chịu cúi đầu sẽ thắng, sẽ là con người tự do và sẽ làm chủ.
Chúng ta sẽ không phải trả cái giá nặng đến như thế vì đảng cộng sản đã rất yếu và chia rẽ nội bộ, vừa bị nhân dân thù ghét, vừa bị tham nhũng đục khoét. Nó thiếu cả sức mạnh lẫn ý chí. Nó sẽ nhượng bộ nếu phong trào dân chủ đủ mạnh. Điều chúng ta cần nhất là sự sáng suốt, đủ sáng suốt để hy sinh tự ái và tham vọng cá nhân cho một tham vọng lớn hơn là thay đổi lịch sử của dân tộc, trong một tổ chức.
Chúng ta không thể chấp nhận chế độ cộng sản và số phận đen tối mà nó hứa hẹn cho dân tộc. Như vậy chúng ta cần tỏ ra xứng đáng với một tương lai khác.
Chúng ta sẽ không phải trả cái giá nặng đến như thế vì đảng cộng sản đã rất yếu và chia rẽ nội bộ, vừa bị nhân dân thù ghét, vừa bị tham nhũng đục khoét. Nó thiếu cả sức mạnh lẫn ý chí. Nó sẽ nhượng bộ nếu phong trào dân chủ đủ mạnh. Điều chúng ta cần nhất là sự sáng suốt, đủ sáng suốt để hy sinh tự ái và tham vọng cá nhân cho một tham vọng lớn hơn là thay đổi lịch sử của dân tộc, trong một tổ chức.
Chúng ta không thể chấp nhận chế độ cộng sản và số phận đen tối mà nó hứa hẹn cho dân tộc. Như vậy chúng ta cần tỏ ra xứng đáng với một tương lai khác.
Nguyễn Gia Kiểng
Những bài khác trong Một Ngày Lễ Lớn Của Mai Sau - Tuyển tập Nguyễn Gia Kiểng
Vượt lên trên ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận số 5, tháng 5-1988)
Đóng góp vào một chiến lược cho đối lập (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận số 27, tháng 5-1990)
Để đóng góp cho thắng lợi của dân chủ (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận số 38, tháng 5 - 1991)
Một cách nhìn cuộc chiến (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận số 82, tháng 5-1995)
Vài suy nghĩ về cộng đồng người Việt hải ngoại - (TL 104) (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông Luận 104, tháng 5-1997)
Vết thương ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận số 126, tháng 5-1999)
Một suy nghĩ về ngày 30 tháng 4 (TL 115) (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận 115, tháng 5-1998)
Hai mươi lăm năm sau ngày 30-4-1975: Đừng để lịch sử lặp lại (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận 137, tháng 5-2000)
Một cuộc chuyển hoá không thể được (TL 148) (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận, số 148, tháng 5-2001)
Nhân kỷ niệm ngày 30-4-1975: Vẫn một bài học (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận 159, tháng 5-2002)
Nhìn lại chiến thắng cộng sản ngày 30-4-1975 (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận, số 180, tháng 4-2004)
Cuộc chiến đấu thực sự (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận, ngày 17/05/2005)
Hãy xứng đáng với một tương lai khác ! (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận 203)
Một bài học từ biến cố 30-4-1975 (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận, ngày 14/05/2008)
Nhìn lại một thử nghiệm thất bại (Nguyễn Gia Kiểng) - (Thông Luận số 181, tháng 5-2004)