Duy Thức và Minh Hồng được trả tự do trước thời hạn (Nhiều nguồn tin)
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm
BBC, 21/09/2024
Ông Trần Huỳnh Duy Thức và nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa được trả tự do, trở về nhà vào rạng sáng 21/9/2024.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966 tại Sài Gòn, bị bắt giữ vào tháng 5/2009. Vào đầu năm 2010, ông bị kết án 16 năm tù giam với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, sinh năm 1972 tại Hà Nội, bị khởi tố vào tháng 6/2023 và bị kết án ba năm tù giam với tội danh trốn thuế vào tháng 9 cùng năm.
1. Trần Huỳnh Duy Thức
Việc trả tự do cho ông Thức và bà Hồng được chính quyền Việt Nam thực hiện ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã lên đường đi Mỹ vào sáng 21/9 để dự các sự kiện của Liên Hiệp Quốc, tham gia một số hoạt động tại Mỹ và thăm cấp nhà nước tới Cuba. Chuyến công tác kéo dài đến ngày 27/9.
Trang Facebook của ông Thức do gia đình quản lý đăng một thông điệp mới vào ngày 21/9 : "Tôi không lật đổ chính quyền gì cả, tôi chỉ chống cường quyền và tôi sẽ còn chống cho đến khi nào còn thấy nó".
'Sẽ tiếp tục đấu tranh'
Gia đình ông Thức nói với BBC tiếng Việt vào sáng 21/9 rằng tinh thần ông rất tốt, tuy có sụt ký nhiều.
"Anh Thức xuống sân bay lúc 12 giờ đêm 20/9, tức rạng sáng 21/9. Sau đó công an đưa anh về phường thẩm vấn tới bốn tiếng đồng hồ, gia đình ra đón mà không gặp. Tới 5 giờ sáng mới đón được anh", ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức, nói với BBC tiếng Việt sáng 21/9.
"Sáng 20/9, công an địa phương báo cho vợ anh Thức là anh Thức sắp về, rồi chiều họ gọi nữa, nói cả nhà chuẩn bị. Lúc đó gia đình mới chắc chắn anh sắp về".
"Gia đình cũng bất ngờ. Dù đã biết là anh sẽ được về sớm. Vì hôm gia đình đi thăm có được phía trại giam nói thông tin là anh sẽ về sớm nhưng không biết cụ thể ngày nào".
Ra đón ông Thức, ngoài gia đình còn có luật sư Lê Công Định và ông Lê Thăng Long, cựu đồng nghiệp của ông Thức và từng bị xét xử trong cùng một vụ án với ông Thức. Cả ba đều bị kết án trong một phiên tòa năm 2010 với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Còn một người nữa cùng bị xét xử trong phiên tòa này là kỹ sư tin học Nguyễn Tiến Trung hiện đang tị nạn tại Đức.
"Vui quá ! Đón được anh Thức về rồi trên đường các anh ghé ăn tô hủ tiếu Nam Vang", ông Tân nói với BBC và cho biết thêm rằng gia đình hiện đang rất hân hoan, hạnh phúc, đặc biệt là việc cha của ông Thức hiện đã già yếu nhưng vẫn còn đợi được tới ngày con trai được trả tự do.
Ông Tân chia sẻ thêm rằng gia đình "sẽ còn đấu tranh nữa vì họ [chính quyền] chưa làm đúng".
"Anh Thức vẫn còn chịu án quản chế tới năm năm. Như vậy là sai. Vì anh Thức không có tội".
"Anh Thức luôn thượng tôn pháp luật, nhân quyền, buộc họ phải làm đúng".
"Gia đình luôn tin tưởng vào con đường đấu tranh của anh Thức, con đường công lý đang sáng lên và đang được thực hiện thành công".
"Trong một đời người thì 16 năm trời là khủng khiếp lắm, nhưng giá trị mà tôi nghĩ là anh Thức làm chưa ai làm được, anh đấu tranh vì công lý thì đó là cái giá xứng đáng".
Như vậy, đối với bản án 16 năm thì ông Thức đã ở tù 15 năm 4 tháng (kể cả tạm giam), ông được trả tự do sớm 8 tháng.
Qua việc ông Thức được trả tự do, ông Tân nói rằng ông "mong những tù nhân lương tâm hiện vẫn đang trong tù sẽ có thêm hi vọng, sức mạnh, con đường, lý lẽ, niềm tin để tiếp tục đấu tranh".
"Từ lúc đi tù tới giờ anh Thức không có nhận tội".
"Anh ổn, ở trong tù ý chí của anh rất mạnh, nên không bị suy sụp. Dù anh có bị sụt ký nhiều".
Cũng theo ông Tân, việc ông Thức được trả tự do vào thời điểm này có lẽ "có liên quan" tới chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.
Không nhận tội
Bản án tù giam 16 năm của ông Trần Huỳnh Duy Thức thu hút sự chú ý của Việt Nam và quốc tế trong nhiều năm qua.
Trước khi bị bắt, ông Thức là một doanh nhân thành đạt và một người đấu tranh dân chủ nổi tiếng.
Tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, ông Thức sau đó thành lập công ty tin học cùng với ông Lê Thăng Long và được ghi nhận là người có công đưa internet tốc độ cao vào Việt Nam, sau đó tiến ra quốc tế với công nghệ gọi điện thoại giá rẻ ra nước ngoài tại thị trường Mỹ và Singapore.
Bên cạnh đó, cùng với ông Long, ông Thức lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn vào năm 2005 để nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Năm 2008, ông lập hai blog Change We Need và Trần Đông Chấn với các bài viết và bình luận về kinh tế, chính trị, xã hội và lãnh đạo Việt Nam.
Ông chính thức bị chính quyền Việt Nam bắt vào tháng 5/2009 với tội danh ban đầu là trộm cắp cước điện thoại, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Trong quá trình thụ án, ông Trần Huỳnh Duy Thức luôn từ chối nhận tội để được xem xét giảm án.
Ông cũng tuyệt thực nhiều lần để phản đối chế độ hà khắc của trại giam.
Ông Thức luôn kiên định lập trường của mình là không ra nước ngoài tị nạn, không nhận tội để được xem xét giảm án. Ông Thức luôn khẳng định ông "không có tội để phải nhận tội".
Liên Hiệp Quốc, Mỹ và nhiều nước Châu Âu cùng các tổ chức nhân quyền quốc tế thời gian qua đã nhiều lần lên án bản án dành cho ông Thức, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông vô điều kiện.
2. Anh hùng khí hậu
Rạng sáng ngày 21/9, nhà báo Mai Phan Lợi, người từng bị án tù 48 tháng cũng với tội danh trốn thuế, chia sẻ thông tin bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do.
BBC đã liên hệ với gia đình bà Hồng và một số người có mối quan hệ với bà Hồng trong sáng 21/9 nhưng chưa nhận được phản hồi.
Bà Hồng là người sáng lập tổ chức CHANGE hoạt động trong lĩnh vực vận động chính sách về môi trường, khí hậu.
Bà bị khởi tố vào tháng 6/2023 và, vào tháng 9 cùng năm, bị kết án ba năm tù giam với tội danh trốn thuế.
Việc bắt giữ bà Hồng đã bị Mỹ, một số nước phương Tây và các tổ chức như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án.
Trước khi bị bắt, bà Hồng từng được đưa vào danh sách "Anh hùng Khí hậu" của Liên Hiệp Quốc. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực và từng nhận học bổng Quỹ Obama tại Đại học Columbia của Mỹ.
Đại học Columbia là nơi ông Tô Lâm sẽ có cuộc tọa đàm vào ngày 23/9/2024.
Bà Minh Hồng cũng là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 do tạp chí Forbes bình chọn.
Trên tài khoản Twitter, vào năm 2018, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng chia sẻ bài viết giới thiệu về bà Hồng từ website Obama.org của Quỹ Obama, tổ chức đã cấp học bổng cho bà Hồng.
Ông Obama viết : "Những nhà lãnh đạo như Hong Hoang, người đã huy động một phong trào do người trẻ dẫn dắt để tạo lập một thế giới xanh hơn sau khi trở thành người Việt Nam đầu tiên tới Nam Cực".
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC năm 2019, bà Hồng từng chia sẻ : "Tôi là nhà hoạt động môi trường, thích lôi kéo giới trẻ vì tôi tin vào tương lai lãnh đạo của các bạn. Tôi là một người lạc quan, tin vào lòng tốt của con người và sức mạnh cộng đồng trong việc thay đổi xã hội".
Bà Hồng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bỏ tù trong vòng hai năm qua, chủ yếu với tội danh "trốn thuế".
Dư luận từng hi vọng bà Hồng được trả tự do nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 9/2023. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.
Trao đổi với BBC tiếng Việt thời điểm đó, ông Phil Robertson, cựu Phó Giám đốc khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định rằng bà Hồng chính xác là "kiểu nhà hoạt động môi trường sáng tạo và lão luyện trên trường quốc tế, khiến các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền lo lắng".
Giám đốc một tổ chức NGO thời điểm nói trên chia sẻ với BBC với điều kiện giấu tên rằng luật thuế Việt Nam rất "mù mờ".
Vị này nói rằng luôn luôn có những hoạt động phát sinh mà cán bộ thuế có thể khép ngay tổ chức NGO vào tội trốn thuế vì đã sử dụng nguồn tiền tài trợ "sai mục đích".
Các điều khoản quy định về thuế lại mù mờ khiến nhiều NGO không rõ mình được xếp vào loại hình thuế nào và ngay cả khi liên lạc với cơ quan thuế để hỏi thì cũng nhận được hướng dẫn chung chung.
Việc này càng dễ dàng đẩy các nhà quản lý NGO vào vòng lao lý.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị cưỡng bức đặc xá trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Tô Lâm
RFA, 21/09/2024
Ngày 20/9/2024, một ngày trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm, tù nhân lương tâm nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966) - người đang thụ án tù 16 năm với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" - bất ngờ được trả tự do trước thời hạn tám tháng. Tuy nhiên, cách ông về nhà không bình thường mà là "đặc xá cưỡng bức", theo như ông miêu tả trong dòng trạng thái mới nhất được đăng trên Facebook cá nhân vào ngày 21/9 sau khi ông về nhà.
Trong đoạn viết trên Facebook để bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, báo chí quốc tế, những người đã quan tâm đến mình, Trần Huỳnh Duy Thức nói ông có rất nhiều chuyện để kể với mọi người về 16 năm tù với nhiều cuộc tuyệt thực và đấu tranh, nhưng trước hết là một chuyện "khá khôi hài" và "vô tiền khoáng hậu" - điều mà ông mô tả cách ông được trả tự do. Trần Huỳnh Duy Thức viết về khởi điểm của câu chuyện ông được trả tự do trên Facebook :
"Ngày 19/9/2024, đại diện của trại giam số 6 thừa lệnh Bộ Công an thông báo với tôi rằng Chủ tịch nước muốn đặc xá cho tôi trước thời hạn và yêu cầu tôi làm đơn xin đặc xá.
Tất nhiên, ngay lập tức tôi từ chối nhận đặc xá và không ký vào đơn từ nào cả. Lý do là vì tôi phải được trả tự do theo đúng quy định mới của Bộ luật Hình sự hiện hành về hành vi mà tội bị cáo buộc vi phạm, chứ tôi không cần ra tù nhờ sự đặc xá đó".
Trần Huỳnh Duy Thức cùng gia đình những năm qua đã nhiều lần làm đơn đề nghị xem xét lại bản án và gần nhất là đơn đến Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao yêu cầu xem xét lại án tù của mình, và giảm án chiếu theo Bộ luật Hình sự mới 2015. Tuy nhiên, các đơn của ông đã không được xem xét hoặc bị từ chối.
Một văn bản của Tòa án Nhân dân Tối cao gửi gia đình ông Thức vào tháng 7/2023 khẳng định ông Thức là người phạm tội theo Khoản 1 của Điều 79 Bộ luật Hình sự 1999 vì ông có vai trò là người tổ chức (người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy thực hiện tội phạm…) và thuộc trường hợp tội phạm đã hoàn thành, không thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội theo Khoản 3 của Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015. Theo văn bản trả lời này, ông Thức không thuộc đối tượng được áp dụng các điều khoản có lợi theo quy định tại Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/7/2017 của Quốc hội để xem xét miễn phần hình phạt còn lại.
Ông Thức và gia đình không chấp nhận trả lời này của Tòa án Nhân dân Tối cao và tiếp tục khiếu nại để được trả tự do theo đúng luật định.
Cũng trong suốt quãng thời gian từ năm 2018 khi bắt đầu gửi lá đơn đầu tiên đề nghị được giảm án theo đúng luật định, ông Thức cũng nhiều lần tuyệt thực để phản đối việc đối xử bất công trong tù và việc ông không được trả tự do theo luật.
Ông Thức cũng kiên quyết từ chối những đề nghị ra nước ngoài để đổi lấy tự do và nói với gia đình mình rằng ông muốn được sống và chết cho lý tưởng, trên quê hương của mình.
Vào chiều ngày 20/9/2024, một ngày trước chuyến thăm Mỹ đầu tiên trên cương vị Tổng bí thư - Chủ tịch nước của ông Tô Lâm - Trần Huỳnh Duy Thức bị khoảng hơn 20 người "khiêng ra khỏi cổng nhà tù trước sự phản đối của của các anh em tù chính trị ở đó" - ông Thức cho biết trên Facebook. Ông viết :
"Vào lúc 17g45 ngày 20/9/2024, hơn 20 người của Trại giam số 6 đã xông vào buồng giam đọc thông báo rằng Chủ tịch nước đã ký Quyết định đặc xá số 940 ngày 20/9/2024 về việc "đặc xá" cho tôi. Vì vậy tôi trở thành người tự do và không có quyền tiếp tục ở lại trại giam. Tôi phản ứng ngay rằng tôi không có tội cũng như lý do gì để nhận đặc xá và sẽ không đi đâu cả.
Thế là họ cưỡng bức, khiêng tôi ra khỏi cổng nhà tù trước sự phản đối của các anh em tù chính trị ở đó, rồi đưa tôi lên xe ra sân bay Vinh. Cuối cùng tôi bị buộc phải lên máy bay trong chuyến muộn vào Sài Gòn".
Ông Thức gọi vụ "cưỡng bức đặc xá" này là "góp phần quan trọng vào sự hỗ trợ chuyến công du Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước, một chuyến đi mang hy vọng về sự chuyển đổi mạnh mẽ cho đất nước trong tương lai".
Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm vào ngày 21/9 lên đường sang New York, Mỹ để dự hội nghị tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc từ ngày 22 và 23/9 và sẽ có bài phát biểu đầu tiên của ông tại diễn đàn này trên cương vị mới.
Ngay trước chuyến thăm, ngoài Trần Huỳnh Duy Thức, còn một tù nhân lương tâm nổi tiếng khác cũng được trả tự do đồng thời là nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng (sinh năm 1972). Bà Hồng bị kết án tù ba năm vào tháng 9/2023 với cáo buộc tội trốn thuế. Việc kết án bà Hồng đã bị nhiều tổ chức quốc tế lên án là nguỵ tạo.
Theo Human Rights Watch, Việt Nam hiện đang giam giữ khoảng hơn 160 tù chính trị. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam từ trước đến nay luôn khẳng định không có bất cứ tù chính trị nào.
Trong các chuyến công du Mỹ của các lãnh đạo Việt Nam từ trước đến nay, đã có những trường hợp tù chính trị được trả tự do nhưng thường họ được đưa thẳng sang Mỹ như là một cách trao đổi của Chính phủ Việt Nam trước sức ép của chính phủ Mỹ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Trong dòng trạng thái đầu tiên trên Facebook cá nhân sau khi về nhà, ông Trần Huỳnh Duy Thức một lần nữa khẳng định mình vô tội.
"Tôi không lật đổ chính quyền gì cả, tôi chỉ chống cường quyền, và tôi sẽ còn chống cho đến khi nào còn thấy nó" - Trần Huỳnh Duy Thức viết.
Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do sớm 20 tháng
RFA, 21/09/2024
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), vừa được trả tự do sớm hơn 20 tháng so với bản án ba năm tù giam về tội "trốn thuế".
Thông tin bà Hồng được tha tù trước thời hạn đến cùng lúc với việc tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị cưỡng bức đặc xá một ngày trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nhiều dòng trạng thái tỏ vẻ vui mừng trước tin bà Hồng được thả trước thời hạn được đăng tải trên mạng xã hội trong ngày 21/9. RFA cũng nhận được thông tin trên trong cùng ngày.
Bà Hồng bị bắt vào ngày 31/ 5/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh vì bị cho là chỉ đạo nhân viên của tổ chức không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, không thực hiện đầy đủ thủ tục về kế toán, hóa đơn, chứng từ... cho khoản thu 69 tỷ đồng.
Đây là khoản tài trợ của các tổ chức nước ngoài cho những dự án của tổ chức CHANGE trong thời gian từ 2012 cho đến khi giải thể năm 2022. Số tiền bị cho là trốn thuế lên tới 6,7 tỷ đồng.
Đến ngày 28/9/2023, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bà ba năm tù giam cùng hình phạt bổ sung 100 triệu đồng.
Bình luận về bản án ba năm tù vì tội "trốn thuế" của bà Hồng, phát ngôn nhân Văn phòng khu vực Châu Á của tổ chức Ân xá Quốc tế khi đó nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua email :
"Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt việc đàn áp các nhà vận động môi trường ngay lập tức. Bằng cách giam giữ những người cống hiến cho công lý khí hậu, chính quyền đã hạn chế khả năng của Việt Nam trong việc giải quyết một trong những vấn đề gây hậu quả nặng nề nhất của thời đại chúng ta".
Trước khi bị bắt, bà Hồng từng được truyền thông Nhà nước đăng bài tôn vinh khi vào năm 2015 bà được tổ chức climateheroes.org đưa vào danh sách "Các anh hùng Khí hậu" nhân Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu COP21. Bà là một trong năm người được trao giải Đại sứ truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2019, và giải Chiến binh Xanh của Năm của giải Elle Style Awards. Ngoài ra, bà cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đến Nam Cực.
Trong hai năm từ 2021-2023, Việt Nam đã tăng cường đàn áp và bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường, lãnh đạo một số tổ chức xã hội dân sự có đăng ký với nhà nước như các ông bà Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Ngụy Thị Khanh, Bạch Hùng Dương và Hoàng Thị Minh Hồng.
Đến thời điểm này, đã có ba người được ra tù trước thời hạn gồm ông Mai Phan Lợi (10/9, sớm 18 tháng so với bản án 45 tháng tù giam) ; bà Ngụy Thị Khanh (13/5, sớm 5 tháng) và bà Hoàng Thị Minh Hồng.
Hôm 23/8, Dân biểu quốc hội Liên bang Đức Andreas Jung nhận bảo trợ cho Đặng Đình Bách - nhà hoạt động bảo vệ môi trường và khí hậu ở Việt Nam hiện đang phải thi hành án tù 5 năm về tội danh trốn thuế.
Việc bắt giam ông Bách bị các nhà quan sát độc lập xem là một biện pháp chính trị để triệt hạ các tiếng nói phản biện về chính sách khí hậu, và sáu báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc kêu gọi trả tự do cho ông.
BBC, 21/09/2024
Ông Trần Huỳnh Duy Thức và nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa được trả tự do, trở về nhà vào rạng sáng 21/9/2024.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức (hình trên, thứ hai từ phải) và bà Hoàng Thị Minh Hồng (ảnh phải, bên phải) sáng 21/9/2024 sau khi được trả tự do
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966 tại Sài Gòn, bị bắt giữ vào tháng 5/2009. Vào đầu năm 2010, ông bị kết án 16 năm tù giam với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, sinh năm 1972 tại Hà Nội, bị khởi tố vào tháng 6/2023 và bị kết án ba năm tù giam với tội danh trốn thuế vào tháng 9 cùng năm.
1. Trần Huỳnh Duy Thức
Việc trả tự do cho ông Thức và bà Hồng được chính quyền Việt Nam thực hiện ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã lên đường đi Mỹ vào sáng 21/9 để dự các sự kiện của Liên Hiệp Quốc, tham gia một số hoạt động tại Mỹ và thăm cấp nhà nước tới Cuba. Chuyến công tác kéo dài đến ngày 27/9.
Trang Facebook của ông Thức do gia đình quản lý đăng một thông điệp mới vào ngày 21/9 : "Tôi không lật đổ chính quyền gì cả, tôi chỉ chống cường quyền và tôi sẽ còn chống cho đến khi nào còn thấy nó".
'Sẽ tiếp tục đấu tranh'
Ông Trần Huỳnh Duy Thức (hai, trái qua) cùng luật sư Lê Công Định (phải) và ông Lê Thăng Long (trái), cựu đồng nghiệp của ông Thức hôm 21/9/2024
Gia đình ông Thức nói với BBC tiếng Việt vào sáng 21/9 rằng tinh thần ông rất tốt, tuy có sụt ký nhiều.
"Anh Thức xuống sân bay lúc 12 giờ đêm 20/9, tức rạng sáng 21/9. Sau đó công an đưa anh về phường thẩm vấn tới bốn tiếng đồng hồ, gia đình ra đón mà không gặp. Tới 5 giờ sáng mới đón được anh", ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức, nói với BBC tiếng Việt sáng 21/9.
"Sáng 20/9, công an địa phương báo cho vợ anh Thức là anh Thức sắp về, rồi chiều họ gọi nữa, nói cả nhà chuẩn bị. Lúc đó gia đình mới chắc chắn anh sắp về".
"Gia đình cũng bất ngờ. Dù đã biết là anh sẽ được về sớm. Vì hôm gia đình đi thăm có được phía trại giam nói thông tin là anh sẽ về sớm nhưng không biết cụ thể ngày nào".
Ra đón ông Thức, ngoài gia đình còn có luật sư Lê Công Định và ông Lê Thăng Long, cựu đồng nghiệp của ông Thức và từng bị xét xử trong cùng một vụ án với ông Thức. Cả ba đều bị kết án trong một phiên tòa năm 2010 với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Còn một người nữa cùng bị xét xử trong phiên tòa này là kỹ sư tin học Nguyễn Tiến Trung hiện đang tị nạn tại Đức.
"Vui quá ! Đón được anh Thức về rồi trên đường các anh ghé ăn tô hủ tiếu Nam Vang", ông Tân nói với BBC và cho biết thêm rằng gia đình hiện đang rất hân hoan, hạnh phúc, đặc biệt là việc cha của ông Thức hiện đã già yếu nhưng vẫn còn đợi được tới ngày con trai được trả tự do.
Ông Tân chia sẻ thêm rằng gia đình "sẽ còn đấu tranh nữa vì họ [chính quyền] chưa làm đúng".
"Anh Thức vẫn còn chịu án quản chế tới năm năm. Như vậy là sai. Vì anh Thức không có tội".
"Anh Thức luôn thượng tôn pháp luật, nhân quyền, buộc họ phải làm đúng".
"Gia đình luôn tin tưởng vào con đường đấu tranh của anh Thức, con đường công lý đang sáng lên và đang được thực hiện thành công".
"Trong một đời người thì 16 năm trời là khủng khiếp lắm, nhưng giá trị mà tôi nghĩ là anh Thức làm chưa ai làm được, anh đấu tranh vì công lý thì đó là cái giá xứng đáng".
Như vậy, đối với bản án 16 năm thì ông Thức đã ở tù 15 năm 4 tháng (kể cả tạm giam), ông được trả tự do sớm 8 tháng.
Qua việc ông Thức được trả tự do, ông Tân nói rằng ông "mong những tù nhân lương tâm hiện vẫn đang trong tù sẽ có thêm hi vọng, sức mạnh, con đường, lý lẽ, niềm tin để tiếp tục đấu tranh".
"Từ lúc đi tù tới giờ anh Thức không có nhận tội".
"Anh ổn, ở trong tù ý chí của anh rất mạnh, nên không bị suy sụp. Dù anh có bị sụt ký nhiều".
Cũng theo ông Tân, việc ông Thức được trả tự do vào thời điểm này có lẽ "có liên quan" tới chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.
Không nhận tội
Bản án tù giam 16 năm của ông Trần Huỳnh Duy Thức thu hút sự chú ý của Việt Nam và quốc tế trong nhiều năm qua.
Trước khi bị bắt, ông Thức là một doanh nhân thành đạt và một người đấu tranh dân chủ nổi tiếng.
Tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, ông Thức sau đó thành lập công ty tin học cùng với ông Lê Thăng Long và được ghi nhận là người có công đưa internet tốc độ cao vào Việt Nam, sau đó tiến ra quốc tế với công nghệ gọi điện thoại giá rẻ ra nước ngoài tại thị trường Mỹ và Singapore.
Bên cạnh đó, cùng với ông Long, ông Thức lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn vào năm 2005 để nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Năm 2008, ông lập hai blog Change We Need và Trần Đông Chấn với các bài viết và bình luận về kinh tế, chính trị, xã hội và lãnh đạo Việt Nam.
Ông chính thức bị chính quyền Việt Nam bắt vào tháng 5/2009 với tội danh ban đầu là trộm cắp cước điện thoại, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Trong quá trình thụ án, ông Trần Huỳnh Duy Thức luôn từ chối nhận tội để được xem xét giảm án.
Ông cũng tuyệt thực nhiều lần để phản đối chế độ hà khắc của trại giam.
Ông Thức luôn kiên định lập trường của mình là không ra nước ngoài tị nạn, không nhận tội để được xem xét giảm án. Ông Thức luôn khẳng định ông "không có tội để phải nhận tội".
Liên Hiệp Quốc, Mỹ và nhiều nước Châu Âu cùng các tổ chức nhân quyền quốc tế thời gian qua đã nhiều lần lên án bản án dành cho ông Thức, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông vô điều kiện.
2. Anh hùng khí hậu
Bà Hoàng Thị Minh Hồng
Rạng sáng ngày 21/9, nhà báo Mai Phan Lợi, người từng bị án tù 48 tháng cũng với tội danh trốn thuế, chia sẻ thông tin bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do.
BBC đã liên hệ với gia đình bà Hồng và một số người có mối quan hệ với bà Hồng trong sáng 21/9 nhưng chưa nhận được phản hồi.
Bà Hồng là người sáng lập tổ chức CHANGE hoạt động trong lĩnh vực vận động chính sách về môi trường, khí hậu.
Bà bị khởi tố vào tháng 6/2023 và, vào tháng 9 cùng năm, bị kết án ba năm tù giam với tội danh trốn thuế.
Việc bắt giữ bà Hồng đã bị Mỹ, một số nước phương Tây và các tổ chức như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án.
Trước khi bị bắt, bà Hồng từng được đưa vào danh sách "Anh hùng Khí hậu" của Liên Hiệp Quốc. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực và từng nhận học bổng Quỹ Obama tại Đại học Columbia của Mỹ.
Đại học Columbia là nơi ông Tô Lâm sẽ có cuộc tọa đàm vào ngày 23/9/2024.
Bà Minh Hồng cũng là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 do tạp chí Forbes bình chọn.
Trên tài khoản Twitter, vào năm 2018, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng chia sẻ bài viết giới thiệu về bà Hồng từ website Obama.org của Quỹ Obama, tổ chức đã cấp học bổng cho bà Hồng.
Ông Obama viết : "Những nhà lãnh đạo như Hong Hoang, người đã huy động một phong trào do người trẻ dẫn dắt để tạo lập một thế giới xanh hơn sau khi trở thành người Việt Nam đầu tiên tới Nam Cực".
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC năm 2019, bà Hồng từng chia sẻ : "Tôi là nhà hoạt động môi trường, thích lôi kéo giới trẻ vì tôi tin vào tương lai lãnh đạo của các bạn. Tôi là một người lạc quan, tin vào lòng tốt của con người và sức mạnh cộng đồng trong việc thay đổi xã hội".
Bà Hồng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bỏ tù trong vòng hai năm qua, chủ yếu với tội danh "trốn thuế".
Dư luận từng hi vọng bà Hồng được trả tự do nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 9/2023. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.
Trao đổi với BBC tiếng Việt thời điểm đó, ông Phil Robertson, cựu Phó Giám đốc khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định rằng bà Hồng chính xác là "kiểu nhà hoạt động môi trường sáng tạo và lão luyện trên trường quốc tế, khiến các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền lo lắng".
Giám đốc một tổ chức NGO thời điểm nói trên chia sẻ với BBC với điều kiện giấu tên rằng luật thuế Việt Nam rất "mù mờ".
Vị này nói rằng luôn luôn có những hoạt động phát sinh mà cán bộ thuế có thể khép ngay tổ chức NGO vào tội trốn thuế vì đã sử dụng nguồn tiền tài trợ "sai mục đích".
Các điều khoản quy định về thuế lại mù mờ khiến nhiều NGO không rõ mình được xếp vào loại hình thuế nào và ngay cả khi liên lạc với cơ quan thuế để hỏi thì cũng nhận được hướng dẫn chung chung.
Việc này càng dễ dàng đẩy các nhà quản lý NGO vào vòng lao lý.
Nguồn : BBC, 21/09/2024
***************************
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị cưỡng bức đặc xá trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Tô Lâm
RFA, 21/09/2024
Ông Trần Huỳnh Duy Thức tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong phiên xử hôm 20/1/2010 khi ông bị kết án 16 năm tù - AFP/Vietnam News Agency
Ngày 20/9/2024, một ngày trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm, tù nhân lương tâm nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966) - người đang thụ án tù 16 năm với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" - bất ngờ được trả tự do trước thời hạn tám tháng. Tuy nhiên, cách ông về nhà không bình thường mà là "đặc xá cưỡng bức", theo như ông miêu tả trong dòng trạng thái mới nhất được đăng trên Facebook cá nhân vào ngày 21/9 sau khi ông về nhà.
Trong đoạn viết trên Facebook để bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, báo chí quốc tế, những người đã quan tâm đến mình, Trần Huỳnh Duy Thức nói ông có rất nhiều chuyện để kể với mọi người về 16 năm tù với nhiều cuộc tuyệt thực và đấu tranh, nhưng trước hết là một chuyện "khá khôi hài" và "vô tiền khoáng hậu" - điều mà ông mô tả cách ông được trả tự do. Trần Huỳnh Duy Thức viết về khởi điểm của câu chuyện ông được trả tự do trên Facebook :
"Ngày 19/9/2024, đại diện của trại giam số 6 thừa lệnh Bộ Công an thông báo với tôi rằng Chủ tịch nước muốn đặc xá cho tôi trước thời hạn và yêu cầu tôi làm đơn xin đặc xá.
Tất nhiên, ngay lập tức tôi từ chối nhận đặc xá và không ký vào đơn từ nào cả. Lý do là vì tôi phải được trả tự do theo đúng quy định mới của Bộ luật Hình sự hiện hành về hành vi mà tội bị cáo buộc vi phạm, chứ tôi không cần ra tù nhờ sự đặc xá đó".
Trần Huỳnh Duy Thức cùng gia đình những năm qua đã nhiều lần làm đơn đề nghị xem xét lại bản án và gần nhất là đơn đến Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao yêu cầu xem xét lại án tù của mình, và giảm án chiếu theo Bộ luật Hình sự mới 2015. Tuy nhiên, các đơn của ông đã không được xem xét hoặc bị từ chối.
Một văn bản của Tòa án Nhân dân Tối cao gửi gia đình ông Thức vào tháng 7/2023 khẳng định ông Thức là người phạm tội theo Khoản 1 của Điều 79 Bộ luật Hình sự 1999 vì ông có vai trò là người tổ chức (người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy thực hiện tội phạm…) và thuộc trường hợp tội phạm đã hoàn thành, không thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội theo Khoản 3 của Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015. Theo văn bản trả lời này, ông Thức không thuộc đối tượng được áp dụng các điều khoản có lợi theo quy định tại Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/7/2017 của Quốc hội để xem xét miễn phần hình phạt còn lại.
Ông Thức và gia đình không chấp nhận trả lời này của Tòa án Nhân dân Tối cao và tiếp tục khiếu nại để được trả tự do theo đúng luật định.
Cũng trong suốt quãng thời gian từ năm 2018 khi bắt đầu gửi lá đơn đầu tiên đề nghị được giảm án theo đúng luật định, ông Thức cũng nhiều lần tuyệt thực để phản đối việc đối xử bất công trong tù và việc ông không được trả tự do theo luật.
Ông Thức cũng kiên quyết từ chối những đề nghị ra nước ngoài để đổi lấy tự do và nói với gia đình mình rằng ông muốn được sống và chết cho lý tưởng, trên quê hương của mình.
Vào chiều ngày 20/9/2024, một ngày trước chuyến thăm Mỹ đầu tiên trên cương vị Tổng bí thư - Chủ tịch nước của ông Tô Lâm - Trần Huỳnh Duy Thức bị khoảng hơn 20 người "khiêng ra khỏi cổng nhà tù trước sự phản đối của của các anh em tù chính trị ở đó" - ông Thức cho biết trên Facebook. Ông viết :
"Vào lúc 17g45 ngày 20/9/2024, hơn 20 người của Trại giam số 6 đã xông vào buồng giam đọc thông báo rằng Chủ tịch nước đã ký Quyết định đặc xá số 940 ngày 20/9/2024 về việc "đặc xá" cho tôi. Vì vậy tôi trở thành người tự do và không có quyền tiếp tục ở lại trại giam. Tôi phản ứng ngay rằng tôi không có tội cũng như lý do gì để nhận đặc xá và sẽ không đi đâu cả.
Thế là họ cưỡng bức, khiêng tôi ra khỏi cổng nhà tù trước sự phản đối của các anh em tù chính trị ở đó, rồi đưa tôi lên xe ra sân bay Vinh. Cuối cùng tôi bị buộc phải lên máy bay trong chuyến muộn vào Sài Gòn".
Ông Thức gọi vụ "cưỡng bức đặc xá" này là "góp phần quan trọng vào sự hỗ trợ chuyến công du Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước, một chuyến đi mang hy vọng về sự chuyển đổi mạnh mẽ cho đất nước trong tương lai".
Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm vào ngày 21/9 lên đường sang New York, Mỹ để dự hội nghị tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc từ ngày 22 và 23/9 và sẽ có bài phát biểu đầu tiên của ông tại diễn đàn này trên cương vị mới.
Ngay trước chuyến thăm, ngoài Trần Huỳnh Duy Thức, còn một tù nhân lương tâm nổi tiếng khác cũng được trả tự do đồng thời là nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng (sinh năm 1972). Bà Hồng bị kết án tù ba năm vào tháng 9/2023 với cáo buộc tội trốn thuế. Việc kết án bà Hồng đã bị nhiều tổ chức quốc tế lên án là nguỵ tạo.
Theo Human Rights Watch, Việt Nam hiện đang giam giữ khoảng hơn 160 tù chính trị. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam từ trước đến nay luôn khẳng định không có bất cứ tù chính trị nào.
Trong các chuyến công du Mỹ của các lãnh đạo Việt Nam từ trước đến nay, đã có những trường hợp tù chính trị được trả tự do nhưng thường họ được đưa thẳng sang Mỹ như là một cách trao đổi của Chính phủ Việt Nam trước sức ép của chính phủ Mỹ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Trong dòng trạng thái đầu tiên trên Facebook cá nhân sau khi về nhà, ông Trần Huỳnh Duy Thức một lần nữa khẳng định mình vô tội.
"Tôi không lật đổ chính quyền gì cả, tôi chỉ chống cường quyền, và tôi sẽ còn chống cho đến khi nào còn thấy nó" - Trần Huỳnh Duy Thức viết.
Nguồn : RFA, 21/09/2024
*****************************
Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do sớm 20 tháng
RFA, 21/09/2024
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), vừa được trả tự do sớm hơn 20 tháng so với bản án ba năm tù giam về tội "trốn thuế".
Bà Hoàng Thị Minh Hồng trong một cuộc biểu tình phản đối Formosa xả thải gây ô nhiễm bốn tỉnh miền Trung năm 2016 - Citizen Fb
Thông tin bà Hồng được tha tù trước thời hạn đến cùng lúc với việc tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị cưỡng bức đặc xá một ngày trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nhiều dòng trạng thái tỏ vẻ vui mừng trước tin bà Hồng được thả trước thời hạn được đăng tải trên mạng xã hội trong ngày 21/9. RFA cũng nhận được thông tin trên trong cùng ngày.
Bà Hồng bị bắt vào ngày 31/ 5/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh vì bị cho là chỉ đạo nhân viên của tổ chức không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, không thực hiện đầy đủ thủ tục về kế toán, hóa đơn, chứng từ... cho khoản thu 69 tỷ đồng.
Đây là khoản tài trợ của các tổ chức nước ngoài cho những dự án của tổ chức CHANGE trong thời gian từ 2012 cho đến khi giải thể năm 2022. Số tiền bị cho là trốn thuế lên tới 6,7 tỷ đồng.
Đến ngày 28/9/2023, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bà ba năm tù giam cùng hình phạt bổ sung 100 triệu đồng.
Bình luận về bản án ba năm tù vì tội "trốn thuế" của bà Hồng, phát ngôn nhân Văn phòng khu vực Châu Á của tổ chức Ân xá Quốc tế khi đó nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua email :
"Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt việc đàn áp các nhà vận động môi trường ngay lập tức. Bằng cách giam giữ những người cống hiến cho công lý khí hậu, chính quyền đã hạn chế khả năng của Việt Nam trong việc giải quyết một trong những vấn đề gây hậu quả nặng nề nhất của thời đại chúng ta".
Trước khi bị bắt, bà Hồng từng được truyền thông Nhà nước đăng bài tôn vinh khi vào năm 2015 bà được tổ chức climateheroes.org đưa vào danh sách "Các anh hùng Khí hậu" nhân Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu COP21. Bà là một trong năm người được trao giải Đại sứ truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2019, và giải Chiến binh Xanh của Năm của giải Elle Style Awards. Ngoài ra, bà cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đến Nam Cực.
Trong hai năm từ 2021-2023, Việt Nam đã tăng cường đàn áp và bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường, lãnh đạo một số tổ chức xã hội dân sự có đăng ký với nhà nước như các ông bà Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Ngụy Thị Khanh, Bạch Hùng Dương và Hoàng Thị Minh Hồng.
Đến thời điểm này, đã có ba người được ra tù trước thời hạn gồm ông Mai Phan Lợi (10/9, sớm 18 tháng so với bản án 45 tháng tù giam) ; bà Ngụy Thị Khanh (13/5, sớm 5 tháng) và bà Hoàng Thị Minh Hồng.
Hôm 23/8, Dân biểu quốc hội Liên bang Đức Andreas Jung nhận bảo trợ cho Đặng Đình Bách - nhà hoạt động bảo vệ môi trường và khí hậu ở Việt Nam hiện đang phải thi hành án tù 5 năm về tội danh trốn thuế.
Việc bắt giam ông Bách bị các nhà quan sát độc lập xem là một biện pháp chính trị để triệt hạ các tiếng nói phản biện về chính sách khí hậu, và sáu báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc kêu gọi trả tự do cho ông.
Nguồn : RFA, 21/09/2024