Dương Thu Hương đoạt giải văn chương Cino Del Duca (Tuấn Khanh, Trân Văn, Viết từ Sài Gòn)
Hiện nay, các tác phẩm văn chương của nhà văn Dương Thu Hương bị cấm tại Việt Nam vì lý do chính trị. Bà cũng từng phải vào tù vì dám lên tiếng phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phản đối độc quyền của Đảng cộng sản.
Trò chuyện với nhà báo Đinh Quang Anh Thái về sự kiện nhà văn Dương Thu Hương
Tuấn Khanh, RFA, 26/04/2023
Tháng 4/2023, nhà văn Dương Thu Hương nhận giải văn chương Cino Del Duca – một giải thưởng danh giá chỉ đứng sau Nobel Văn Chương, với trị giá € 200.000. Tác phẩm được chọn là "Chốn Vắng" (Terre des oublies), mà theo tuyên bố của Ban Chấm Giải Cino Del Duca, là để tri ân một nhà văn lớn có tác phẩm và nhân cách cùng những thành tựu đặc biệt mang thông điệp của chủ nghĩa nhân văn hiện đại, được giải thưởng thế giới này công nhận", theo ViaBooks.
Hôm 21/04/2023, ông Daniel Rondeau công bố tên bà Dương Thu Hương, người đoạt giải văn chương Cino Del Duca 2023 :
Tên của người đoạtbgiải đã được Daniel Rondeau, thuộc Học viện Pháp, công bố vào Thứ Sáu tuần này, ngày 21 tháng 4 năm 2023 trong khuôn khổ Lễ hội Sách Paris.
Nhà văn Dương Thu Hương, 76 tuổi, rất nổi tiếng, cả ở Việt Nam, và ở ngoại quốc, và đặc biệt là ở Pháp, nơi từng xuất bản hàng chục tiểu thuyết, chủ yếu từ nhà xuất bản Sabine Wespieser, tất cả đều được dịch sang tiếng Pháp, từ "Terre des oublies" (2016), cuốn sách được đọc nhiều nhất của bà, đến "Eucalyptus Hills" (2014), "Au zénith" (2009).
Nữ văn sĩ hiện đang sống tại Pháp, là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Bên kia bờ ảo vọng", "Những thiên đường mù"… Những tác phẩm thể hiện sự bất mãn của bản thân bà đối với chế độ cộng sản. Năm 1994, tác phẩm của bà nhận được Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres do Bộ trưởng Văn hóa Pháp, Jacques Toubon trao tặng. Cuốn tiểu thuyết "Chốn vắng" của bà nằm trong danh sách đề cử giải Femina và nhận Giải thưởng lớn Độc giả của tạp chí Elle (Grand prix des lectrices de Elle) năm 2007.
Nhà văn Dương Thu Hương được biết đến như một người từng có thời hết mực tận tụy với Đảng cộng sản Việt Nam và tự nhận là "thuộc thế hệ xẻ Trường Sơn đánh Mỹ", nhưng trong lần trả lời phỏng vấn của The New York Public Library (live) ngày 30/04/2006, bà nói : "Sau ngày 30 tháng Tư, mọi người tràn vào Sài Gòn, những người phương Bắc cười như điên dại, vì sung sướng. Riêng tôi, đối với mọi người, giống một con điên, vì họ thấy tôi khóc như cha chết. Tôi khóc vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng, gieo vào tôi trạng thái hoang mang và cay đắng…".
Hiện nay, các tác phẩm văn chương của nhà văn Dương Thu Hương bị cấm tại Việt Nam vì lý do chính trị. Bà cũng từng phải vào tù vì dám lên tiếng phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phản đối độc quyền của Đảng cộng sản.
Tháng 4/2006, nhà văn Dương Thu Hương được mời sang Paris và New York, dự một hội nghị Văn bút Quốc tế. Sau khi kết thúc chuyến đi, bà xin lưu trú tại Pháp.
Có lẽ vì vậy mà sự kiện lớn của người Việt Nam lại im lặng kỳ lạ trên cả ngàn báo, đài truyền hình, radio của nhà cầm quyền. Vinh dự này chỉ có riêng cho dân tộc Việt Nam. Cuộc trò chuyện với nhà báo Đinh Quang Anh Thái, một người bạn thân thiết của nhà văn Dương Thu Hương, mở ra thêm nhiều điều thú vị.
Dương Thu Hương và Đinh Quang Anh Thái tại một quán ăn Hy Lạp ở Paris năm 2005
Tuấn Khanh : Theo cách giải thích của mình, thưa anh nghĩ sao khi một giải thưởng văn chương lớn được trao cho người Việt Nam - mà trước đó ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng bày tỏ mơ ước - lại không được nhắc đến trên toàn bộ hệ thống truyền thông ?
Đinh Quang Anh Thái : Chuyện khá dễ hiểu, bà Dương Thu Hương xuất thân từ chế độ cộng sản, hiểu và dũng cảm tố cáo nó. Bà chọn sống và viết với tự do của bản thân mình chứ không phải là nhà văn phục vụ. Vì vậy, nhà nước Việt Nam không thể nào dám đăng bất kỳ một bản tin nào về chuyện này cả. Ông Nguyễn Xuân Phúc trước khi rời khỏi chức vụ thủ tướng, đã từng nói rằng, mơ ước một ngày nào đó sẽ có một nhà văn Việt Nam đoạt giải quốc tế. Dĩ nhiên ông ta nói như vậy là nói về nhà văn đoạt giải quốc tế phải là người được nhà nước cộng sản Việt Nam chấp nhận. Giải này là chỉ đứng sau Nobel văn chương thôi, và biết đâu có thể là mở đường cho bà Dương Thu Hương trở thành nhà văn đoạt giải Nobel, thế thì nếu nhà nước cho phép đưa tin, thì đâm ra phải nhìn nhận một thực tế là một người cầm bút một khi dám bước ra khỏi được cái vòng kim cô của đảng, thì họ mới có thể sáng tác tự do được, và nhận được những cái giải danh giá như thế.
Nói về người cầm bút, mà ai ai cũng tuân lệnh viết theo ý của một tổng biên tập, thì sẽ khó mà có thể nhận được sự nhìn nhận nào cả. Lịch sử đã có đủ các ví dụ về điều này. Chẳng hạn với Aleksandr Solzhenitsyn hay Boris Pasternak của Nga chẳng hạn. Họ được vinh danh vì đã can đảm viết bằng lương tâm của mình, chấp nhận cả việc phải trả giá. Thành ra mình trông mong gì một nhà nước độc tài như Việt Nam lại dám loan tin này, nhất là đối với người cầm bút bị coi là đối nghịch.
Tuấn Khanh : Nhà văn đại tá Chu Lai mới đây có nói trên báo chí nhà nước, tiếc rằng lâu nay văn chương Việt Nam (tức văn chương trong sự chấp nhận của đảng và nhà nước) chưa có tác phẩm đúng tầm. Theo anh "tầm" ở đây được diễn giải như thế nào ?
Đinh Quang Anh Thái : Ông nhà văn đó nói vậy, chứng tỏ là ông ta không hiểu biết gì về văn chương quốc tế cả. Không bao giờ những nhà văn bị kềm tỏa trong chế độ độc tài, chỉ biết viết đúng với quyền lợi của họ được hưởng, thì họ cũng chỉ loanh quanh ở trong cái vòng kim cô thôi. Bản chất của văn chương là tự do, mà nhà văn là những người được mô tả là những con chim báo bão, viết những cho những gì xảy ra trong thế hệ của mình, và có thể thế hệ tương lai, thì làm sao những nhà văn mà cầm bút theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản có thể ngang tầm hiếu như sinh hoạt văn chương văn minh và tự do. Còn ông đại tá đó nói vậy, chỉ có thể khẳng định rằng ông ta không biết gì về sinh hoạt văn học, nghệ thuật của thế giới tự do cả.
Tuấn Khanh : Có ý kiến cho rằng bà Dương Thu Hương đoạt giải vì bà may mắn có những tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài để được nhận biết trong văn đàn thế giới. Thưa anh nghĩ gì về chuyện lâu nay nhà nước Việt Nam không tập trung tiền của để tổ chức dịch thuật những tác phẩm mà nhà nước tự cho là "đúng tầm", nhằm tham gia với thế giới. Và nếu theo suy nghĩ đó, liệu nhà văn Dương Thu Hương chỉ là may mắn so những nhà văn "đúng tầm" trong nước, chỉ vì các tác phẩm của bà sớm được dịch ra tiếng nước ngoài ?
Đinh Quang Anh Thái : Trước hết, phải nói Dương Thu Hương là một người có tài viết văn, đủ để chạm được vào nền văn học tự do của thế giới nói chung. Còn nếu nói tại sao nhà nước Việt Nam không nghĩ đến chuyện tổ chức những dự án dịch các tác phẩm "đúng tầm" để giới thiệu với thế giới, thì tôi cho rằng đó là một câu hỏi cho thấy rằng mình vẫn còn tưởng tượng là nhà nước Việt Nam yêu văn chương, và cởi mở. Họ chỉ dùng các công cụ nghệ thuật để tuyên truyền và chỉ vậy mà thôi. Thành ra không có lý do gì một cái đảng như thế mà lại bỏ tiền dịch những cái tác phẩm có giá trị, nhất là với những nhà văn suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Còn nói về chuyện các tác phẩm "đúng tầm" ấy được dịch thuật, thì thật lòng tôi muốn hỏi là những tác phẩm đó ai sẽ đọc, và phục vụ cho ai ?
Tuấn Khanh : Không quốc gia, không được nhìn nhận từ chính quyền hiện tại… việc đoạt giải của nhà văn Dương Thu Hương, ngoài việc đem lại danh tiếng cho bản thân mình thì bà có mang lại một thông điệp nào khác cho giới cầm bút hay không ?
Đinh Quang Anh Thái : Tôi cho đang là một sự khích lệ lớn lao với những người cầm bút tự do, từ chối kiểm duyệt đang sống im lặng trong nước, hay những người cầm bút ngoài nước. Sự thành công của nhà văn Dương Thu Hương chứng minh rằng không chỉ thỏa hiệp và cúi đầu trước kiểm duyệt của kẻ độc tài là cách chọn lựa tốt nhất. Cuộc tranh đấu lớn nhất và dai dẳng trong đời của người trí thức là cố giữ được bản lĩnh và tinh thần sáng tạo tự do của mình, mà cuộc đời của bà Dương Thu Hương là một minh chứng. Không phải giữ để mộng mơ về giải thưởng, mà điều đầu tiên là mình giữ được mình, là một con người. Một con người tự do.
Tuấn Khanh thực hiện
Nguồn : RFA, 26/04/2023
**********************
Từ Dương Thu Hương, Đặng Tiến, nhìn lại ‘Hội nghị Văn hóa toàn quốc’
Trân Văn, VOA, 24/04/2023
Năm 1989, Dương Thu Hương bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1991 bà bị tống giam... Trong khi nhiều tác phẩm của Dương Thu Hương được dịch sang các ngôn ngữ khác và phát hành rộng rãi bên ngoài Việt Nam thì chúng bị cấm xuất bản tại Việt Nam.
Nhà văn Dương Thu Hương đoạt giải "Cino-Del-Duca" 2023
Không có bất kỳ cơ quan truyền thông chính thức nào tại Việt Nam đề cập đến sự kiện - ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo "Cino-Del-Duca" công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm "tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc, truyền đi thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại" dẫu "Cino-Del-Duca" là một loại giải thưởng quan trọng, chỉ sau giải Nobel về Văn học(1).
Tương tự, phần lớn cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam lờ đi sự kiện ông Đặng Tiến – một trong rất ít người dành gần như trọn cuộc đời để nghiên cứu về văn học Việt Nam – đã qua đời tại Pháp hôm 17/4/2023. Một số cơ quan truyền thông như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ... trót loan tin này thì vội vàng đục bỏ. Theo vài nguồn thạo tin, lờ đi hay vội vàng đục bỏ là vì có "lệnh" từ Bộ Thông tin – Truyền thông(2).
***
Khi còn trẻ, bà Dương Thu Hương tình nguyện tham gia lực lượng Thanh niên xung phong để "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Bà gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam và là một trong những người đầu tiên được cử đi học Trường Viết văn Nguyễn Du... Tuy nhiên chính quyền Việt Nam sớm thất vọng về bà vì nhiều tác phẩm của bà (Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù...) chỉ trích thể chế chính trị tại Việt Nam.
Năm 1989, Dương Thu Hương bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1991 bà bị tống giam... Trong khi nhiều tác phẩm của Dương Thu Hương được dịch sang các ngôn ngữ khác và phát hành rộng rãi bên ngoài Việt Nam thì chúng bị cấm xuất bản tại Việt Nam. Bên ngoài Việt Nam, Dương Thu Hương được chọn - trao một số giải thưởng đáng giá (Huân Chương Văn hóa Nghệ thuật của Pháp – 1994, Giải do độc giả Tạp chí Elle bầu chọn – 2007) nhưng tại Việt Nam thì bị cô lập, bị truy bức nên năm 2006, bà rời Việt Nam.
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến (1940-2023)
Khác với Dương Thu Hương, Đặng Tiến sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn và bắt đầu nghiên cứu – viết phê bình văn học từ đầu thập niên 1960, sau đó sang Pháp, trở thành Giảng viên về Việt học của Đại học Paris VII cho đến khi về hưu (2005). Trong cuộc nội chiến ở Việt Nam, Đặng Tiến là người không giấu diếm thiện cảm với miền Bắc Việt Nam. Đến cuối đời ông tham gia Văn đoàn Độc lập – tổ chức bị cáo buộc chống chính quyền chỉ vì khước từ sự lãnh đạo của đảng.
Chỉ lược thuật ngắn gọn như thế về tiểu sử bà Dương Thu Hương và ông Đặng Tiến có lẽ cũng đủ để thấy họ có đóng góp gì cho văn hóa Việt Nam hay không. Thế thì tại sao hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam không dám – chính xác hơn là không giới thiệu, ghi nhận, thậm chí có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy là chính quyền không cho phép cả tưởng niệm khi họ qua đời ?
***
Cuối năm 2021, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức "Hội nghị Văn hóa Toàn quốc". Hội nghị này được xem là một bước ngoặt về nhận thức của giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam sau khi Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 ra một nghị quyết, nhấn mạnh và đề cao tầm quan trọng của văn hóa. Vào thời điểm đó, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, từ 1946 tới nay, đây là lần thứ hai Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức "Hội nghị Văn hóa Toàn quốc".
Theo ông Trọng :Đảng cộng sản Việt Namluôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội(3).
Từ "Hội nghị Văn hóa Toàn quốc" lần thứ hai đến nay đã hai năm, liệu "công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" có khác gì so với "công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc" mà ông Hồ Chí Minh khởi xướng hồi 1946 khi tổ chức "Hội nghị Văn hóa Toàn quốc" lần thứ nhất ?
Có ! Tuy cách hành xử với những người không tán thành chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn khắc nghiệt, tàn bạo như trước và hai sự kiện vừa đề cập, một liên quan đến bà Dương Thu Hương, một liên quan đến ông Đặng Tiến là hai ví dụ mới nhất, do thời thế rõ ràng đã khác nên ngoại trừ nỗ lực triệt tiêu đối kháng và những cá nhân muốn độc lập về nhận thức, đảng khuyến khích hệ thống truyền thông chính thức hướng công chúng đến những mục tiêu mới hơn.
Ví dụ như báo chí cách mạng có thể thoải mái xưng tụng những Maria Ozawa, Eimi Fukada... – các diễn viên phim khiêu dâm của Nhật – là "Thánh nữ". Sau khi báo chí cách mạng mở đường(4), các trang tin điện tử có tên miền ".vn" – những website được chính quyền cấp giấy phép và giám sát nội dung, còn bộ phận điều hành các trang tin này luôn dựa vào "chủ trương, đường lối" để bảo đảm nội dung "đúng định hướng" - bắt đầu bám sát hoạt động của các "Thánh nữ".
Trên các kênh truyền thông tại Viẹt Nam, chuyện ông Đặng Tiến mới qua đời hay bà Dương Thu Hương vừa được chọn trao giải "Cino-Del-Duca" 2023 không đáng bận tâm bằng :Thánh nữ Mari Ozawa vừa thông báo trên trang cá nhân của cô là cô mới check-intại phố đi bộ Hà Nội và tạo dáng tại một di tích lịch sửvào trưa 19/4/2023 (5). Hay Eimi Fukada vừa đến Thành phố Hồ Chí Minh để tham dự Hobby Horizon (diễn ra trong hai ngày 23 và 24/4/2024 tại Công viên Phần mềm Quang Trung), dù giá vé rất chát (năm triệu đồng/vé) nhưng được dự đoán sẽ sớm hết vì rất nhiều người hâm mộ muốn gặp gỡ, trò chuyện riêng tư với thần tượng (6)...
Cách nay hai năm, ở"Hội nghị Văn hóa Toàn quốc" lần thứ hai, ông Trọng tuyên bố, đại loại :Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì đã nói đến văn hóa là nói đến những thứ là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ. Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.
Gạt đi những Dương Thu Hương, Đặng Tiến... Để các kênh truyền thông xúm vào xưng tụng những Maria Ozawa, Eimi Fukada là "Thánh nữ", bám sát các "Thánh nữ", tường thuật cặn kẽ từ chuyện "Thánh nữ" này xem đá banh, "Thánh nữ" kia ăn gỏi khô bò (6) là nỗ lực "hun đúc những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ" của đảng, là nỗ lực "xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/04/2023
Chú thích
(1) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gpvljy85po
(2) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65204391
(4) https://thanhnien.vn/thanh-nu-maria-ozawa-ra-san-co-vu-tran-viet-nam-indonesia-185908153.htm
*******************
Ở một thiên đường mù khác
Viết từ Sài Gòn, RFA, 24/04/2023
Nhà văn Dương Thu Hương, người vừa đoạt giải văn chương danh giá Cino del Duca World Prize 2023 (được xem là đứng sau Nobel văn học), một người Pháp gốc Việt, có thể xem đó là niềm tự hào của người Việt. Nhưng, dường như các báo trong nước hoàn toàn im lặng về thông tin này, bù cho các trang báo quốc tế đưa tin về giải văn chương của Dương Thu Hương như một điểm sáng văn hóa. Tại sao lại có chuyện Quan Kế Huy đoạt Oscar được báo trong nước tung hê mặc dù ông gốc Hoa, ngược lại, Dương Thu Hương thì im lặng ?
Điều này có vẻ như ứng với một tác phẩm của Dương Thu Hương - Những thiên đường mù. Ở một nơi, như bà nói, người ta đã chọt mắt con người để con người trở nên mù lòa và tin rằng sự mù lòa, tăm tối của mình là một thiên đường. Nữ nhà văn từng ngồi khóc trên đường Sài Gòn những ngày sau 30/04/1975 sau khi bà nhận ra rằng mọi tuyên truyền để có cuộc "giải phóng thần thánh" miền Nam, tiến quân vào Sài Gòn là một cách chọc mù mắt nhiều thế hệ, người ta đã nhầm tưởng và đã tấn công vào một nền văn minh mà ở đó, mọi giá trị tự do, nhân văn đã được hình thành ổn định. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kẻ man rợ đã chiến thắng. Đương nhiên, với cái nhìn của một nhà văn đích thực, không chấp nhận thỏa hiệp với những cái phi nhân văn, thì đây là một nỗi đau lớn của nhân loại.
Và, tiếng khóc, những giọt nước mắt cũng như sự miệt mài dấn thân cho văn chương phản tỉnh, chấp nhận rủi ro với hành động phá vỡ các giá trị tưởng chừng ổn định và khuôn mẫu trong văn chương xã hội chủ nghĩa, thậm chí ném thẳng trái phá vào đại tự sự Cộng sản xã hội chủ nghĩa… Dương Thu Hương nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt nhà lãnh đạo, và chuyện bà ngồi tù là chuyện dễ hiểu dưới chế độ độc tài, độc đảng.
Sau những tháng ngày ngồi tù, bà tị nạn chính trị sang Pháp, đây cũng là thời gian bà tiếp tục viết các tác phẩm Bên kia bờ ảo vọng, Đồi Bạch đàn, Lưu ly, Hậu cung của con tim… và đặc biệt là Đỉnh Cao Chói Lọi. Có thể nói rằng sau Những thiên đường mù, Đỉnh cao chói lọi là tác phẩm có tính phản tư chính trị đậm đặc của Dương Thu Hương và đương nhiên, đó như một biểu chữ phản ánh tính cách của nhà văn Dương Thu Hương.
Tác phẩm của Dương Thu Hương bị cấm xuất bản tại Việt Nam, chí ít là cho đến lúc này. Điều này dễ dàng lý giải tại sao các báo nhà nước tại Việt Nam tuyệt nhiên không đưa tin về giải thưởng danh giá của một nhà văn gốc Việt. Và ở một chừng mực khác, sự im lặng này vô hình trung vẽ ra một thiên đường mù khác giữa thiên đường xã hội chủ nghĩa này.
Chỉ cách đây vài chục giờ đồng hồ, tuổi trẻ Việt Nam đã xếp hàng, vây bủa lấy cô diễn viên chuyên đóng phim sex Nhật Bản, sự mừng đón này khiến người ta có thể nhầm tưởng rằng tuổi trẻ Việt Nam đang đón mừng một minh tinh màn bạc nào đó cỡ như Quan Kế Huy.
Nhưng mấy ai biết rằng cỡ một giọng ca được xem là nữ hoàng chân đất như Khánh Ly, khi ra Hà Nội ca hát, tuổi trẻ gần như không biết thông tin và đêm bà hát, tự dưng nhà hát Lớn cúp điện.
Thế thì không phải ngẫu nhiên mà cô diễn viên chuyên đóng phim giới tính xuất hiện ở Việt Nam trở thành tiêu điểm mừng đón của giới trẻ.
Điều này khiến cho nhiều người quan tâm đến văn hóa, chính trị và xã hội Việt Nam phải lắc đầu ngao ngán. Sự ngao ngán này không hẳn thất vọng về giới trẻ Việt Nam mà nó lại hướng sang phía các nhà lãnh đạo, những người có trách vụ quản lý và điều hướng văn hóa trong hệ thống nhà nước.
Hay nói khác đi, những thiên đường mù không những giảm bớt mà ngày càng trương nở, phì đại trên đất nước hình chữ S này, nó được bảo chứng bằng sự bưng bít thông tin và bất chấp nhu cầu văn hóa cũng như bất chấp sự phá vỡ căn cơ văn hóa, lũng đoạn các giá trị nhân văn và gây khủng hoảng thế hệ.
Các thế hệ liên tục nối nhau đi vào ngõ cụt, văn hóa một chiều nhanh chóng đẩy con người đến với tung hê, tuyên truyền, vỗ tay, xếp hàng và giành giật vật dục nhưng lại bỏ lơ mọi giá trị văn hóa có chiều kích nhân bản.
Chính vì lẽ này mà con người ngày càng trở nên máu lạnh và ù lì về chính trị, thậm chí sống cơ hội, xôi thịt, sống chết mặc bây. Nhưng bù vào đó, bản năng gốc về dục tính được cởi mở và tính tranh giành trong vật dục được phát huy hết cỡ.
Điều này lý giải tại sao thông tin các giải thưởng lớn mang tầm quốc tế với người Việt trở thành điểm nhạy cảm của chế độ và các tờ báo phải cân nhắc rất kĩ lưỡng khi chạy tin về văn hóa trong khi rất thoải mái chạy tin xe cán chó hoặc những thông tin kiểu như hôm nay diễn viên A, B, C nào đó ăn gì, mặc quần áo màu gì, đi đến đâu, thậm chí có những chuyện tế nhị lẽ ra không nên lên mặt báo thì người ta vẫn cho chạy và câu view bằng những thứ đó.
Thử nghĩ, nếu như thông tin về Dương Thu Hương được loan tải tại Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với việc báo chí thông tin cho đại chúng biết rằng Việt Nam có một nhà văn tên Dương Thu Hương, đã đoạt giải danh giá, và bạn đọc sẽ đi tìm tác phẩm của nhà văn ấy bằng nhiều cách, thậm chí người ta đặt câu hỏi về việc tác phẩm của bà bị cấm xuất bản tại Việt Nam.
Hay nói khác đi, việc thông tin về giải thưởng danh giá của Dương Thu Hương tại Việt Nam chẳng khác nào giới thiệu bà đến độc giả và quảng cáo bà trước bạn đọc, đây là việc tối kị của nhà cầm quyền. Bởi nó chẳng mang lại bất kì lợi lộc nào cho chế độ, thậm chí nó còn vạch trần chế độ thêm một lần nữa.
Mặc dù báo chí nhà nước không loan tin, nhưng với đại đa số người cầm bút tại Việt Nam,