Lò Nguyễn Phú Trọng hừng hực lửa, sẵn sàng đốt cả đồng chí cốt cáng (Phạm Hưng, Lưu Ly, Lê Hoàng, Bảo Trâm)
Để quật ông Chủ tịch và ông Thủ tướng, ông Tổng khui Việt Á, giờ để quật Nguyễn Văn Thể và Phạm Bình Minh thì Vietnam Airlines là cái tên mà bên trên đang nhắm xuống. Vụ tổ chức các chuyến bay giải cứu liên quan tới Vietnam Airlines.
Bùi Thanh Sơn đang "nín thở" đợi kết quả điều tra ? Liệu ông Sơn thoát hay chưa tới lượt ?
Phạm Hưng, thoibao.de, 29/07/2022
Vụ Chuyến bay giải cứu xảy ra từ đầu tháng 9 năm 2020 đến cuối năm 2021 là thời gian Vietnam Airlines và các hãng bay khác tổ chức nhiều đợt "bay giải cứu" để trục lợi. Mà khi bay giải cứu là lúc Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao tiến hành nhận hối lộ tiếp tay cho rò lừa dối khách hàng, lừa dối kiều bào đang khó khăn.
Ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao khi bắt đầu xảy ra tiêu cực là ông Phạm Bình Minh. Tuy nhiên từ ngày 8/4/2021 thì người đứng đầu Bộ Ngoại giao là ông Bùi Thanh Sơn, trong khi đó tiêu cực diễn ra đến gần hết năm 2021 mới phát hiện. Như vậy vụ đưa nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phải có trách nhiệm của ông Bùi Thanh Sơn chứ không chỉ riêng ông Phạm Bình Minh. Tuy nhiên, cho tới bây giờ, tên tuổi ông Bùi Thanh Sơn vẫn chưa được xướng lên. Đấy là câu hỏi mà người dân đang thắc mắc.
Lẽ ra cả hai ông Phạm Bình Minh và Bùi Thanh Sơn chịu trách nhiệm thì đằng này ông Nguyễn Phú Trọng đang chú tâm nhắm vào ông Phạm Bình Minh để triệt hạ. Đã có kết luận sai phạm của ông Phạm Bình Minh, vấn đề là đến lúc nào công bố công khai mà thôi.
Như những bản tin trước, Thoibao.de đã cho biết lý do tại sao ông Tổng lại nhắm vào Phạm Bình Minh ? Nguyên nhân là Phương Bắc không muốn con trai ông Nguyễn Cơ Thạch vào Tứ Trụ. Đó là nhiệm vụ với ông Tổng và ông Tổng phải ưu tiên vấn đề đấy trước, còn vấn đề tieu cực của Bùi Thanh Sơn ông Tổng cho là nhỏ chưa đề cập tới.
Không nhắc đến sai Phạm của Bùi Thanh Sơn không có nghĩa là ông Tổng bỏ qua. Có thể đợi đến khi ngọn lửa mang tên "Chuyến Bay Giải Cứu" bùng cháy và lan rộng như Việt Á hiện nay thì thế nào nó cũng cháy đến nhà Bùi Thanh Sơn. Cho nên, mỗi khí có tin bắt bớ, có tin Bộ Chính trị nhóm họp thì ông Bùi Thanh Sơn khó mà bình chân như vại được.
Ngày 27 tháng 1 năm 2022, ông Bùi Thanh Sơn đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với 4 quan chức thuộc Cục Lãnh sự gồm : Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan, Phó Cục trưởng Đỗ Hoàng Tùng, Chánh Văn phòng Cục Lê Tuấn Anh và Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân Lưu Tuấn Dũng. Ông Bùi Thanh Sơn cách chức những người này là do áp lực từ Bộ Công an chứ không phải ông Bùi Thanh Sơn tự tay trừng phạt thuộc hạ vì làm sai.
Nếu không có Bộ Công an vào cuộc để điều tra thì chắc chắn những quan chức trên sẽ bình chân như vại như không có chuyện gì xảy ra. Được biết Tô Lâm cùng với ông Tổng áp lực và Bộ Công an chực chờ ông Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định đình chỉ là họ bắt ngay trong ngày để tránh xảy ra trường hợp thông đồng về khai nhận giữa người chưa bị lộ và người bị lộ trong Bộ Ngoại giao. Hành động bắt gấp gáp cho thấy, Bộ Công an không tin phần còn lại của Bộ Ngoại giao trong sạch.
Hiện nay số phận ông Bùi Thanh Sơn phụ thuộc rất lớn vào lời khai của những người bị bắt. Vụ án mới bắt đầu mở rộng, chưa thể chắc chắn rằng ông Bùi Thanh sơn sẽ thoát. Cần phải có thời gian để quan sát xem vụ án sẽ mở rộng tới đâu.
Vụ án Việt Á kiếm 4000 tỷ, vụ án bay giải cứu cũng kiếm 4000 tỷ từ 2000 chuyến bay, không thể nói vụ án chuyến bay giải cứu nhẹ hơn được. Vì vụ án này được tiến hành xử lý sau nên nó chưa lở loét rộng ra như vụ Việt Á.
Có người cho rằng, có thể vụ chuyến bay giải cứu sẽ liên quan đến nhiều bộ, ban ngành hơn cả vụ Việt Á. Đấy là điềm báo không tốt cho các cơ quan khác, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải và Văn Phòng Chính Phủ.
Việc ông Tổng nhắm vào Phạm Bình Minh mà chưa chú ý đến Bùi Thanh Sơn, có ý kiến cho rằng, ông Bùi Thanh Sơn chưa tới lượt chứ không phải ông thoát được. Sự thật ra sao thì chờ và quan sát thì sẽ rõ.
Phạm Hưng
Nguồn : Thoibao.de, 29/07/2022
*********************
Bão đang đổ bộ vào Bộ Ngoại giao, nhà Phạm Bình Minh sẽ "bay nóc" nếu không cẩn thận
L ư u Ly, Thoibao.de, 28/07/2022
Như thoibao.de đã đánh giá, theo dụ tính của ông Tổng là sẽ cảnh cáo Phạm Bình Minh phó thủ tướng thường trực do liên quan đến chuyến bay giải cứu. Tuy nhiên ngày 14/7 là lúc mà Bộ Công an chỉ kết luận đến mức ông cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thiếu trách nhiệm chứ chưa có dấu hiệu nào về nhận hối lộ và làm trái. Cho đến giờ, thoibao.de vẫn chưa thể nắm được kết quả điều tra của ông Tô Lâm như thế nào, nhưng biết chắc chắn, Phạm Bình Minh có thể bị Bộ Chính trị thay đổi mức kỷ luật nếu Công an điều tra ra được những tình tiết mới. Số phận của Phạm Bình Minh cũng đang treo lơ lửng, không có gì đảm bảo rằng, Phạm Bình Minh không ngồi tù.
Ông phạm Bình Minh bị ông Tổng nhắm đến mà Bùi Thanh Sơn chưa bị nhắc tên là câu hỏi to tướng
Hiện nay cứ mỗi lần ông Tô Lâm ra tay bắt người liên quan đến Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thì ông Phạm Bình Minh "tim đập chân run", không biết ông Tô Anh Dũng, người từng là cấp phó cho Phạm Bình Minh đã dính chàm nghiêm trọng. Không biết cấp phó trong tù sẽ khai ra những gì nên ông Phạm Bình Minh không thể không lo sợ. Chỉ cần có tình tiết mới liên quan đến cấp trưởng thì xem như sự nghiệp chính trị của Phạm Bình Minh đứt gánh giữa đường.
Trong vụ bắt bớ đợt hai này có tổng cộng là 6 người, tuy nhiên hướng điều tra lên trên từ Tô Anh Dũng vẫn đang chưa có động tĩnh gì. Chưa có động tĩnh không có nghĩa là bình yên, đôi khi chưa tới lúc bắt người nên ông Lâm chưa ra tay. Việc bắt một ủy viên Bộ Chính trị qua rất nhiều phức tạp, việc bắt bớ chỉ là khâu cuối cùng. Hãy xem thủ tục bắt một Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng là biết.
Với ủy viên Trung ương Đảng thì việc bắt vốn đã phức tạp, còn với Ủy viên Bộ Chính trị còn phức tạp hơn. Ông Đinh La Thăng bị cách chức sau đó bị khai trừ ra khỏi Bộ Chính trị. Khai trừ khỏi Bộ Chính trị nhưng vẫn còn Ủy viên Trung ương Đảng. Sau khi bị khai trừ đảng thì Công an mới vào cuộc. Cho nên nếu ông Tô Lâm có điều tra ra những tội chứng mới của ông Phạm Bình Minh thì ông Tô Lâm không được bắt mà giao hồ sơ điều tra cho ông Nguyễn Phú Trọng có cách xử lý về mặt Đảng, nếu ông Trọng ém hồ sơ thì xem như ông Tô Lâm không có quyền bắt người, nhưng nếu ông Nguyễn Phú Trọng dùng hồ sơ đó kỷ luật ông Phạm Bình Minh thì Tô Lâm vẫn chưa được phép bắt người, chỉ khi nào ông Trọng cho phép bắt thì ông Tô Lâm mới dám bắt. Đó là thủ tục phức tại để khởi tố một Ủy viên Bộ Chính trị.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đang dần nổi lên là một chuyên án lớn, bắt rất nhiều người và đang lan rộng sang các bộ khác. Cũng giống như mọi vụ án khác, vụ án Cục Lãnh sự cũng bắt đầu từ những quan chức cấp thấp, cấp cơ sở rồi sau đó mới thổi bay các quan chức ở cấp cao hơn. Trước khi bắt ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh thì ông Trọng đã cho Tô Lâm bắt hơn 40 người ở cấp địa phương liên quan đến vụ án. Đó là cách làm án quen thuộc của ông Trọng.
Vụ án nào cũng vậy, ban đầu là lan rộng, sau đó mới leo cao hốt những nhân vật lớn. Vụ án Cục Lãnh sự đang lan rộng, cho nên Phạm Bình Minh không thể ăn ngon ngủ yên được. Mỗi lần báo chí đăng tin về bắt bớ thì đó là một bước tiến mới của vụ án tiến gần nhà ông Phó thủ tướng thường trực.
Vụ án Việt Á khi mới bắt đầu, không ai nghĩ nó thổi bay ghế ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long, nhưng rồi nó cũng diễn ra. Thậm chí hiện nay vụ Việt Á còn đang đe dọa chiếc ghế Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc. Đấy là lời cảnh báo cho Phạm Bình Minh.
Chiến dịch thổi bay sự nghiệp chính trị của Phạm Bình Minh chỉ mới bắt đầu, ông Phạm Bình Minh phải lo gia cố nhà cửa, lo sửa san nóc nhà chính trị cho vững, nếu không "cơn bão" này sẽ ập tới và thổi bay nóc nhà của ông trong sự bất lực. Sự nghiệp chính trị của Phạm Bình Minh đang bị đe dọa, hãy đợi xem.
Lưu Ly
Nguồn : Thoibao.de, 28/07/2022
*********************
Bí ẩn đằng sau ý đồ triệt hạ Phạm Bình Minh, sự thật từ người cha quá cố
Lê Hoàng, Thoibao.de, 28/07/2022
Phạm Bình Minh là hạt giống đỏ, điều đó ai cũng biết. Tuy nhiên khi Phạm Bình Minh mấp mé vào Tứ Trụ thì lập tức có bàn tay đè xuống, phải cản cho bằng được ông Phạm Bình Minh bước vào. Đã nhiều năm qua, Phạm Bình Minh đã làm khác người cha của ông rất nhiều, ông chiều chuộng Bắc Kinh và cả những động thái lâu nay được cho là khôn ngoan, không theo phe này đánh phe kia nhưng ông vẫn không thoát. Đấy là lý do tại sao ?
Ông Nguyễn Phú Trọng, người được cho là đang cố ngăn cản Phạm Bình Minh vào tứ trụ
Cuộc họp kín của Bộ Chính trị vào ngày 14/7 đã quyết xong, chỉ là không công bố công khai thôi chứ số phận chính trị của Phạm Bình Minh xem như đã được định đoạt. Hết nhiệm kỳ này, Phạm Bình Minh phải về vườn, việc còn lại là liệu ông Phạm Bình Minh về vườn êm thấm hay sóng gió ập đến làm ông phải vào tù mà thôi. Ông có bị vào tù hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ông có "ngoan ngoãn" vâng lời hay không.
Các vị trí dễ vào tứ trụ nhất hiện nay là : thứ nhất là phó thủ tướng thường trực ; thứ nhì là Thường trực ban bí thư ; Thứ ba là bí thư thành ủy Hà Nội ; thứ tư là Bí Thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, nếu không bị cản đường thì nhiệm kỳ sau ghế thủ tướng hoặc một trong các ghế còn lại sẽ thuộc về ông.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao ông Phạm Bình Minh bị ngăn cản ? Vì lý lịch người cha. Nói như thế nghe có vẻ nghịch lý nhưng thực sự là đúng như vậy. Chính nhờ lý lịch mà ông Phạm Bình Minh tiến thân như vũ bão lên đến chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nhưng cũng chính vì lí lịch mà ông bị ngăn cản ngay trước cửa bước vào ngôi đền dành cho Tứ Trụ.
Cha của Phạm Bình Minh là ông Nguyễn Cơ Thạch nắm chứ bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 1980 đến 1991, trong lúc đất nước có nhiều biến động. Năm 1990, dưới thời ông Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí Thư, ông Đỗ Mười là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức là thủ tướng) thì hai ông này đã đưa đất nước trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc bằng hội nghị Thành Đô năm 1990. Phụ thuộc Trung Quốc đó là thực tế lịch sử ghi nhận từ năm 1990 đến nay chứ nội dung của Hiệp ước Thành Đô đến nay vẫn là bí mật.
Tuy những lãnh đạo thời đó làm mất lòng dân về vấn đề quan hệ với Trung Quốc, nhưng ông Nguyễn Cơ Thạch lại có được điểm sáng đáng ghi nhận. Đó là ông không ủng hộ việc ký kết hiệp ước Thành Đô.
Ông Nguyễn Cơ Thạch giúp Phạm Bình Minh thăng tiến và vì ông Phạm Bình Minh bị triệt
Theo cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Trọng Vĩnh, thì việc ông Nguyễn Cơ Thạch mất ghế bộ trưởng Bộ Ngoại giao là do áp lực của Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô 1990, điều kiện để bình thường hóa quan hệ hai nước. Được biết, lúc đó ông Nguyễn Cơ Thạch với tư cách bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã phản đổi một số nội dung về thỏa thuận Thành Đô 1990 mà ông cho là nhân nhượng Trung Quốc trong vấn đề Campuchia.
Trước ngày họp kín Bộ Chính trị 14/7 vừa qua, ông Phạm Bình Minh cũng đã có chuyến đi Trung Quốc tìm sự ủng hộ nhưng bất thành. Theo chúng tôi được biết, vì người cha chống Trung Quốc mà phía Trung Quốc cũng có ý định không muốn hỗ trợ Phạm Bình Minh trong vấn đề củng cố quyền lực bởi nhóm đang mạnh ở Việt Nam hiện nay đang làm rất tốt những gì Bắc Kinh mong đợi. Chấp nhận ủng hộ một Phạm Bình Minh là chấp nhận sự rủi ro. Người Cộng Sản ở đâu cũng vậy, họ rất trọng lý lịch, dù cho cá nhân có nỗ lực đến đâu cũng không vượt qua được lý lịch gia đình.
Theo chúng tôi được biết, vụ Tổng Cục Lãnh sự chỉ là cái cớ để ông Tổng nhận lệnh triệt hạ Phạm Bình Minh, chặn Phạm Bình Minh vào Tứ Trụ, bởi vụ Tổng Cục lãnh sự thuộc phạm vi trách nhiệm ông Bùi Thanh Sơn nhiều hơn nhưng tội của ông Sơn lại bị phớt lờ, ông Tổng nhắm vào Phạm Bình Minh mà triệt. Có lẽ Phạm Bình Minh nên hài lòng không nến làm căng, làm căng hậu quả rất khó lường.
Lê Hoàng
Nguồn : Thoibao.de, 28/07/2022
************************
Đập Vietnam Airlines, quật Nguyễn Văn Thể, Phạm Bình Minh có thể tróc gốc ?
Bảo Trâm, Thoibao.de, 27/07/2022
Để quật ông Chủ tịch và ông Thủ tướng, ông Tổng khui Việt Á, giờ để quật Nguyễn Văn Thể và Phạm Bình Minh thì Vietnam Airlines là cái tên mà bên trên đang nhắm xuống. Vụ tổ chức các chuyến bay giải cứu liên quan tới Vietnam Airlines.
Ông Nguyễn Văn Thể không thể thoát vụ tiêu cực chuyến bay giải cứu
Vietnam Airlines là doanh nghiệp yếu kém, rất nhiều năm liền thua lỗ. Doanh nghiệp này là doanh nghiệp cổ phần nhưng phần cổ phần vốn nhà nước trên 50% nên, thực tế tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,19%, nó là doanh nghiệp nhà nước. Đơn vị góp vốn cổ phần tại Vietnam Airlines là Tổng công ty Hàng không Việt Nam, thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Nếu khui ra sai phạm của Vietnam Airlines là khui ra sai phạm của đơn vị quản của doanh nghiệp. Như vậy mới có lý do để bứng ông Nguyễn Văn Thể khỏi ghế Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Ngày 21/7 Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã quyết định xử phạt hành chính Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (mã chứng khoán : HVN) tổng cộng 170 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Trong đó, cơ quan quản lý phạt Vietnam Airlines 50 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các tài liệu chậm trễ gồm Báo cáo thường niên năm 2020, Báo cáo tài chính quý I/2022, thông tin về việc thoái vốn tại Hãng Hàng không Cambodia Angkor Air từ công ty liên kết thành không còn là công ty liên kết.
Bên cạnh đó, do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục phạt doanh nghiệp 100 triệu đồng. Trong nhiệm kỳ 2021-2025, Vietnam Airlines có 7 thành viên Hội đồng Quản trị, trong đó chỉ có 1 thành viên Hội đông Quản trị độc lập.
Đây là số tiền nhỏ so với quy mô vốn của Vietnam Airlines, tuy nhiên nó cho thấy doanh nghiệp đây làm ăn yếu kém, đấy mới là vấn đề. Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp này khó mà thoát tội nếu Chính quyền đào sâu vấn đề sai phạm.
Sai phạm của Vietnam Airlines là nhắm đến bộ Giao thông vận tải nhưng sai phạm vụ chuyến bay giải cứu thì sự việc không chỉ gói gọn bên trong nội bộ của bộ Giao thông vận tải mà còn có Bộ Ngoại giao.
Được biết, ông Phạm Bình Minh cũng sẽ bị kỷ luật vì liên quan đến nhân viên đại sứ quán "gom gà" cho Vietnam Airlines "giải cứu" để trục lợi. Với 2000 chuyến bay và tổng số tiền trục lợi lên đến 4000 tỷ đồng, ông Tổng đang cho Bộ Công an khui ra việc phân bổ lợi ích ở Bộ Ngoại giao và Bộ Giao Thông Vận Tải.
Với Nguyễn Văn Thể thì xem như mất chức, tuy nhiên với Phạm Bình Mình thì đến nay vẫn chưa rõ ông này có mất chức hay không, hay chỉ là cảnh báo nhẹ ? Trước mắt, tại cuộc họp kín của Bộ Chính trị vào ngày 14/7 vừa qua thì ông Phạm Bình Minh sẽ chỉ bị cảnh cáo nhưng vẫn giữ được chức. Đấy là những gì đã quyết, tuy nhiên theo ý kiến của giới thạo tin cho rằng, tương lai của Phạm Bình Minh không có gì đảm bảo.
Theo chúng tôi được biết, ông Tổng đang dự định, nếu có tình tiết mới về chuyến bay giải cứu thì Phạm Bình Minh vẫn có thể bay chức chứ không phải ở mức cảnh cáo. Sở dĩ ông Tổng chỉ dự trù cảnh cáo ông phó thủ tướng thường trực là vì lúc đó chưa đủ bằng chứng ông này ăn chia số tiền 4000 tỷ của các chuyến bay giải cứu.
Vụ án chuyến bay giải cứu vẫn được ông Tô Lâm cho điều tra các quan chức ở Cục lãnh sự, nếu không có bằng chức Cục này chi cho ông Phạm Bình Minh thì ông cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ bị ghép tội thiếu trách nhiệm, tội này nhẹ không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ cảnh cáo về mặt đảng rồi để ông phó thủ tướng thường trực ngồi ghế đến hết nhiệm kỳ. Nhưng nếu ông Tô Lâm khui được bằng chứng các quan chức này chuyển tiền lên cho ông Phạm Bình Minh, thì ông phó thủ tướng thường trực sẽ bị kết tội nhận hối lộ, và có khả năng bị khai trừ khỏi đảng và bị khởi tố. Hiện nay hồ sơ điều tra vẫn còn đang trong vòng bí mật, số phận của ông Phạm Bình Minh thế nào tùy thuộc vào bộ hồ sơ này.
Bảo Trâm
Nguồn : Thoibao.de, 27/07/2022