Hà Nội tái lập hệ thống loa phường từ lâu bị bãi bỏ (Đông Đô, Lê Tuấn, RFA, VOA)

Loa phường lâu nay là nỗi ám ảnh với nhiều người, là một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại các đô thị. Nhiều người dân rất dị ứng với hình thức tuyên truyền này.


Ô nhiễm tiếng ồn là "sát nhân" giấu mặt

Đông Đô, VNTB, 28/07/2022

Đề xuất tái lập hệ thống "loa phường" của Hà Nội cho thấy đã không được chuẩn bị đầy đủ về dữ liệu cho việc tái lập hệ thống "loa phường", tức hệ thống loa công cộng trải đều ở xóm phường, hẻm ngách…

Những con số của đe dọa chết người

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày đạt mức từ 77,8 đến 78,1 dBA (đơn vị đo âm thanh), vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến 8,1 dBA. Tiếng ồn trung bình vào ban đêm là 65,3 – 75,7 dBA (vượt tiêu chuẩn từ 10 đến 20 dBA).

Tại các khu công nghiệp, người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn. Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động, có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn ở mức cao hơn so với mức cho phép.

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đánh giá, tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe lớn thứ hai – sau bụi. Tiếng ồn không tích lũy trong môi trường như ô nhiễm chất độc, nhưng nó gây tác động xấu cho sức khỏe con người và có thể để lại hậu quả lâu dài.

Ngoài ảnh hưởng đến cơ quan thính giác (gây ù tai, làm giảm sức nghe, điếc), ô nhiễm tiếng ồn còn gây ra chứng mất ngủ, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, suy giảm nhận thức ở trẻ em… Điều đó cho thấy tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại nhưng lại ít được quan tâm so với các loại ô nhiễm khác.

Một ghi nhận trước khi xảy ra dịch Covid tại khoa Tai – Mũi – Họng của bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội thì trung bình một ngày khoa tiếp nhận 500 – 600 bệnh nhân đến khám, trong đó, vấn đề thường gặp là về khả năng nghe kém khoảng 15 – 20%.

Các thầy thuốc chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của bệnh viện Bạch Mai nói rằng đối với trẻ nhỏ, việc phải sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển về ngôn ngữ, tư duy, kết quả học tập. Còn với người lớn, việc sống và làm việc trong môi trường tiếng ồn liên tục khiến họ bị stress, cáu giận, chóng mặt, đau đầu và có nguy cơ cao về bệnh thần kinh.

Những căn bệnh của ồn ào đô thị

Một tài liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), đưa ra các cảnh báo mang tính chuyên ngành : Tiếng ồn khiến cơ thể tăng tiết catecholamin, cortisol – là những chất tham gia vào quá trình điều hòa và kiểm soát các hoạt động trong cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch. Vì vậy khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên. Ngoài ra tiếng ồn cũng khiến người ta cảm thấy căng thẳng và mất ngủ, dẫn đến tăng huyết áp và rối loạn hoạt động của tim.

Sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80 decibel có thể làm giảm thính lực. Cơ chế gây giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn là cơ chế thần kinh và cơ học. Tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, những nghiên cứu đã quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần có cường độ thấp.

Bên cạnh đó, cơ quan Corti nằm trong ốc tai, nơi chứa các tế bào sợi lông (tế bào Corti) để tiếp nhận các tín hiệu về âm thanh. Hệ tế bào này bị tổn thương trong giai đoạn đầu sau đó đến sự dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tế bào Corti chịu tác động thường xuyên của áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào cũng như các sợi lông khiến nó dày lên và dần dần mất cảm ứng về âm thanh, dẫn đến hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh, gây suy giảm thính lực.

Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nếu âm lượng trên 50 decibel vào ban đêm cũng có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim do cơ thể sản xuất quá nhiều và liên tục cortisol.

Tiếng ồn tác động đến cơ thể qua hệ thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm) và hệ nội tiết (tuyến yên và tuyến thượng thận). Những tác động này kéo dài gây nên các nguy cơ như huyết áp tăng, mỡ máu tăng, độ nhớt của máu tăng, tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng các yếu tố đông máu. Từ đó gây nên bệnh cao huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ và nghiêm trọng hơn là đột quỵ.

Trồng cây xanh nhiều hơn, thay vì chăm chăm chỉ tiêu ‘loa phường’

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đưa ra đề xuất Hà Nội cần trồng nhiều cây xanh ở hai bên đường. Riêng đối với các khu vực cần yên tĩnh như bệnh viện, trường học, đường cao tốc qua khu dân cư… cần xây tường cao "chắn" tiếng ồn. Về lâu dài, trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp cần phải có điều khoản về chống tiếng ồn đối với các khu dân cư, nơi công cộng.

Nhìn ở góc độ kiến trúc, ông Nguyễn Khiêm – một kiến trúc sư, cho rằng nhà ở tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng có chất lượng cách âm khá thấp do thói quen xây tường đơn để tiết kiệm chi phí, thay vì tường đôi có lớp không khí nhằm cách âm và cách nhiệt ở giữa.

Còn nhớ khi Hà Nội chưa bỏ loa phường, ngày vài lần, người dân ở gần khu vực đặt loa bị "hành hạ" bởi tiếng loa, nhất là buổi sáng những ngày cuối tuần, muốn ngủ thêm một chút cũng không được.

Như vậy, với những khảo sát thực tế và các khuyến cáo đưa ra từ những cơ quan chuyên môn về vấn đề tiếng ồn đô thị tại Hà Nội, nay lại có đề xuất tái lập hệ thống loa trải đều trên đường phố ở nhiệm kỳ mới của tân chủ tịch Hà Nội – ông Trần Sỹ Thanh, dư luận có căn cứ cho hoài nghĩ về kiến thức quản lý đô thị của người vừa được Đảng ‘phân công’ vào ghế quyền lực này ở Hà Nội.

Đông Đô

Nguồn : VNTB, 28/07/2022

*************************

Chính quyền Hà Nội khẳng định loa phường không thể thay thế

RFA, 27/07/2022

Chính quyền thành phố Hà Nội hôm 27/7 khẳng định vai trò của hệ thống loa phường là không thể thay thế và chưa bao giờ bị khai tử.

loa2

Loa phường trên cột điện ở Hà Nội hôm 19/5/2011 - AFP

Phản ứng này của chính quyền được đưa ra trong họp báo vào sáng ngày 27/7 của Sở Thông tin - Truyền thông trước làn sóng phản đối của người dân về kế hoạch tái tục loa phường.

Cụ thể, theo tường thuật của truyền thông Nhà nước, lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội cho rằng trên cả nước có khoảng 20 địa phương đã và sẽ sử dụng loa phường như một loại hình thông tin.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông thủ đô Hà Nội, bà Nguyễn Thị Mai Hương, được dẫn lời rằng không thể thay thế truyền thanh vì nó khác với các loại hình thông tin khác. Bà lập luận các tổ dân phố trên địa bàn có những nhu cầu thông tin khác nhau nên không thể bắt tổ trưởng dân phố đến từng nhà dân để thông báo. Do đó theo bà Hương việc phát thông tin qua loa sẽ giúp người dân nắm bắt được các chủ trương của thành phố, tình hình nội bộ khu dân cư…

Đối với quan ngại về ô nhiễm tiếng ồn mà dân đưa ra, bà Nguyễn Thị Mai Hương cho rằng theo kế hoạch mới số lượng loa sẽ không nhiều như trước đây nên sẽ giảm bớt tiếng ồn ; hằng ngày hệ thống loa phường sẽ phát không qua hai lần và mỗi lần không quá 15 phút ; ngoài ra vào các ngày cuối tuần sẽ dừng phát ; tuy vậy quy định này có thể điều chỉnh trong trường hợp có vấn đề cấp bách như dịch bệnh, thiên tai

Người đại diện Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội còn khẳng định chưa hề khai tử hệ thống loa phường nên không phải hồi phục. Thành phố chỉ thay đổi cách vận hành và theo bà Hương chỉ có loa phường mới đáp ứng được và đóng vai trò then chốt với các thông tin cơ sở.

Hồi đầu năm 2017, Chủ tịch Hà Nội lúc bấy giờ là ông Nguyễn Đức Chung tuyên bố "loa phường đã hoàn thành sứ mệnh", nơi nào không còn hiệu quả thì cơ quan chức năng mạnh dạn đề xuất xóa bỏ. Ông còn nêu rõ "Loa ở thời kỳ bao cấp rất có tác dụng. Còn thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thành phố có nhiều phương thức khác phục vụ nhân dân, ví dụ như cung cấp chỉ số môi trường qua mạng internet… Liệu loa còn phù hợp không"

Nguồn : RFA, 27/07/2022

************************

Hà Ni tính s dng li loa phường, người dân phng mnh

VOA, 27/07/2022

Chính quyn Hà Nđt mc tiêđến năm 2025 tt c xã, phường, th trn có h thng truyn thanh hođng  cp thôn, t dân ph và khu dân cư, thường được gi ngn gn là loa phường, nhiu báo trong nướđưa tin, trích dn bn chiến lược ca chính quyn thành ph v phát trin thông tin  cp cơ s.

loa3

Theo tìm hiu ca VOA, người dân Hà Ni trong nhiu năm trướđâđã khó chu v loa phường, xem đó là ngun 'ô nhim tiếng n', thm chí là 'khng b bng âm thanh'.

Tuy nhiên, theo quan sát ca VOA, nhiu người dâ th đô ca Vit Nam phng bt mãn v kế hoch k trên.

Tường thut ca báo chí Vit Nam cho hay chiến lược phát trin thông tin cơ s ca Hà Ni nhđến vic trong 3 năm ti, 100% s đài truyn thanh cp xã s dn chuyđi công ngh sang s dng phương thc truyđưa tín hiâm thanh, d liu trên h tng vin thông, internet.

Cũng bn chiến lược nàđt ra mc tiêu là thành ph s thiết lp trang thông tin đin t cy ban nhân dân cp xã, phường và bng tin đin t  nơi công cng do cp xã, phường qun lý.

Hin ti, Hà Ni có 579 xã phường, th trn, vi s lượng cáđài truyn thanh tương ng.

Theo tìm hiu ca VOA, người dân Hà Ni trong nhiu năm trướđâđã khó chu v loa phường, xem đó là ngu nhim tiếng n", thm chí là "khng b bng âm thanh".

Tuy nhiên, vđ lng xung khi cách đây 5 năm, thành ph lý kiến người dân v b loa phường và trong cùng năm ban hành mđ án gim s cm loa phường cũng như gim thi gian phát thanh  mt s qun nđô.

Trong s nhng người dâđưa ra ý kiến khi đó, gn 90% khng đnh h thng loa phường không cn thiết duy trì, ch 4% cho rng cn thiết và hơn 6% ý kiến nhđnh loa phường cn thiết nhưng phđi mi, theo mt bn tin ca Zing News.

Nhng ngày này, sau khi có tin Hà Ni tính đưa h thng loa phường hođng tr li, VOA quan sát thy dư lun ngay lp tc có nhiu phng không ng h hoc chê cười.

Nhìn chung, đa s vn phđi loa phường vì lý do ào, gây phin phc, thm chí gđó là "màn tra tn trên din rng". Mt lý do khác là ngày nay, người dân ai cũng có nhiu phương tin hiđđ nhn thông tin, tin tc như máy tính, đin thoi thông minh, TV nên không ai quan tâm đến thông tin được phát li trên loa phường. Mt s người cho rng tiđu tư vào loa phường nên dành cho xây bnh vin, trường hc hoc khu vui chơi cho người dân.

Trên mng xã hi, nhng người có nhinh hưởng cũng lên tiếng phđi loa phường. Võ sư-nhà văĐoàn Bo Châu, vi hơn 146.000 người theo dõi qua Facebook, viết trên trang cá nhân rng vic khôi phc loa phường là "khôi phc s áđu trĩ, thô thin lên con người", và cũng "phí tin thuế ca dân".

"Tôi xin các v hãy dng cáý tưởng kì quc này li. Nếu có làm thì hãy làm mt cuc thăm dò t tế vi người dân trướđã"ông Châu viết, có ý gi mt thông điđến nhà chc trách Hà Ni.

Ý kiến công Châu nhđược hơn 1.200 phng yêu, thích, cùng vi khong 350 li bình lun mà đđa s cũng th hin quan đim không ng h s tr li ca loa phường.

Ông Dương Quc Chính, mt Facebooker có hơn 58.000 người theo dõi, đưa ra quan sát vi VOA rng nhng v ch tch Hà Ni trong vài nhim k gđâđu có hin tượng là khi nhm chc thường có đng thái ngược vi người tin nhim, đ to dn.

Mt ví d ông Chính dn ra là trong nhim k gđây nht, Ch tch NguyĐc Chung thc hin chương trình trng cây khp ph phường, ngược li vi thi ca người tin nhim Nguyn Thế Tho, và gim mnh vic s dng h thng loa phường. Nay, tân Ch tch Trn S Thanh có ý khôi phc li loa phường, ngược li vông Chung.

"Tt c cáđng thái k trên ca các v đó đu có màu sc dân túy. Nhưng vic tái lp loa phường, cho dù ng dng công ngh cao, công ngh thông minh gì đó, thì cũng là đng táđi ngược li lòng dân. Vn biết là tân quan tân chính sách, nhưng tân chính sách kiu này là rt di. Nhng cán b tham mưu cho Ch tch Thanh phi xem li"ông Chính chia s suy nghĩ vi VOA.

Gia lúc có nhiu quan đim trái chiu ca người dân v loa phường, hôm 27/7, bà Nguyn Th Mai Hương, Phó giáđc S Thông tin-Truyn thông Hà Ni, nói trong mt cuc hp báo rng "Hà Ni chưa h dng loa phường đ phi khôi phc mà ch thay đi cách vn hành đ thân thin vi người dân. Ch có loa phường mđáng được và đóng vai trò then cht vi các thông tin cơ s".

Nhn mnh rng truyn thanh qua loa phường là "không th thay thế được", bà Hương nêu ra lý do trước báo gii trong nước : "Mi t dân ph ca Hà Ni có nhu cu thông tin khác nhau. Vic mt t trưởng đến tng nhà dân s rt vt v. Trong khi đó, phát thông tin qua loa, người dân s nđược, t đó các ch trương ca thành ph, công vic ni b ca khu dân cư s đếđược vi người dân nhanh chóng".

V gii pháđ loa phường không còn là ni bt bình đi vi người dân, n phó giáđc S Thông tin và truyền thông cho biết : "Trướđây h thng loa phường b trí thành cm loa ln, ai  gn s b ô nhim tiếng n. Trong các kế hoch mi s duy trì s lượng loa íđi s gim tiếng n, sau đó, cáđa phương căn c tình hình c th đ chn v trí và s lượng loa cn lđt".

Bà Hương cũng trn an rng ni dung và thi lượng phát thanh s được thay đđ mi ngày loa phường không phát quá 2 ln, mi ln không quá 15 phút, dng phát loa vào ngày cui tun, tr vic cp bách như dch bnh, thiên tai...

Nguồn : VOA, 27/07/2022

************************

Cái loa phường

Lê Tuấn, VNTB, 27/07/2022

Loa phường là loa gắn ở mỗi đường phố do phường quản lý. Bên cạnh loa gắn cố định trên các trụ điện hay công sở, còn có loa di động gắn trên xe 4 bánh hay xe gắn máy 2 bánh chạy lòng khu phố phụ họa cho loa cố định.

loa4

Thành phố Hà Nội đang có kế hoạch phục hồi 100% loa phường trong vài năm tới.

Đọc thông tin trên báo mới biết Hà Nội đang có kế hoạch phục hồi 100% loa phường trong vài năm tới. Chắc chắn đây là chủ trương của UBND hay Đảng bộ TP Hà Nội chứ không thể là ý tưởng của từng phường.

Đây cũng là tin khá bất ngờ khi trong thời đại thông tin vũ bão, mạng Internet hiện diện khắp nơi, chỉ một sự kiện mới xẩy ra thì mọi ngóc ngách đã tỏ tường ( ! ?). Hà Nội là đô thị có tỷ lệ người có học thức cao nhất nước, thạo tin nhất nước, mà phải phục hồi loa phường, sau mấy năm giảm bỏ, để tăng tuyên truyền thì cũng khá ngạc nhiên.

Trong cảnh báo thiên tai thì hình ảnh chiếc loa công cộng rất hữu ích, nhưng loa cảnh báo thiên tai chỉ làm một chức năng cảnh báo, chứ không dùng để đọc tin tức, ca nhạc tuyên truyền vì âm thanh chói tai của nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là những người già, người bệnh tim mạch, bệnh thần kinh,… kể cả những người trí thức và cả em nhỏ cần những thời gian yên tĩnh, nghĩ ngơi.

Tôi nhớ hơn 40 năm trước, đối diện nhà tôi có 1 trụ điện, trên đó có gắn 2 cái loa công suất lớn. Hàng ngày từ 5 giờ sáng, 11 giờ trưa và 5 giờ chiều là loa bậc tiếng, phát nhạc cách mạng, đọc tin sản xuất lúa, rầy nâu, chính sách, thông báo đi họp, meeting… Rầu nhất là những kỳ bầu cử quốc hội hay hội đồng nhân dân, chiếc loa phường phát huy công suất hết cỡ, thời gian phát thanh nhiều lúc cả ngày, liên tục đọc ngày đi bầu, tiểu sử ứng viên…

Tôi nhớ ngày ấy, gia đình tôi và các nhà hàng xóm đều có nuôi heo như một hình thức tiết kiệm vì thu nhập quá ít. Mỗi lúc loa phường bậc lên là lũ heo lập tức kêu la eng éc vì chúng biết sắp được cho ăn vì cũng giờ đó các người nuôi heo đều lục đục chuẩn bị nồi cháo cám và rau vụn cho heo ăn. Thành ra, tiếng loa bắt đầu, tiếng heo vang lên đúng như kiểu mô tả thí nghiệm "phản xạ có điều kiện" của Pavlov với con chó.

Âm thanh lúc đó thật xô bồ, cả xóm đều vang lên tiếng loa, tiếng heo lẫn lộn. Đến nay, tôi vẫn còn nhớ âm thanh ấn tượng đó !

Thế nhưng cũng cần nói thêm là nhiều người bị tra tấn với muôn kiểu karaoke làm họ bức xúc. Nay thêm tiếng loa phường, rồi lúc loa bị hỏng là tạp âm, bức xúc chồng bức xúc, làm sao đây ?

Ngay ở các sân bay cũng dần thay thông báo qua loa bằng lời nhắc trên bảng thông tin điện tử, khách đi tàu bay như được thêm trân trọng vì không gian bớt đi nhiều tiếng ồn ào.

***

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn thành phố. Theo đó, thành phố sẽ phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại, đồng bộ, bảo đảm kết nối, thống nhất từ trung ương đến thành phố, cấp huyện, cấp xã.

UBND thành phố Hà Nội cho rằng việc làm trên sẽ nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội của thành phố, thúc đẩy phát triển thủ đô và đất nước…

Cụ thể về mục tiêu phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại cấp xã, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, có 579 xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư ; 100% xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử của UBND cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân ; 100% phường, thị trấn và trên 70% xã có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.

Đến năm 2025, 100% quận, huyện, thị xã có bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) được kết nối với hệ thống thông tin nguồn thành phố.

Lê Tuấn

Nguồn : VNTB, 27/07/2022

************************

Dân Hà Nội phản đối kế hoạch tái tục loa phường

RFA, 26/07/2022

Chính quyền thành phố Hà Nội vừa đưa ra một kế hoạch đầy tranh cãi liên quan đến ‘loa phường’, biểu tượng một thời của các đô thị miền bắc Việt Nam.

loa5

Một cái loa phường trên đường phố Hà Nội năm 2006 Reuters

Những chiếc loa phường từng đóng vai trò quan trọng trong những năm 60 và 70 vào thời chiến tranh khi nó loan tin chiến trận và báo động để mọi người vào hầm trú ẩn khi có máy bay. Sau đó, vào những năm sau chiến tranh, nó đóng vai trò tuyên truyền đường lối, chủ trương của chính quyền địa phương.

Vai trò của dụng cụ tuyên truyền này được cho đã kết thúc khi ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, tuyên bố hồi năm 2017 rằng "loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử".

Sau tuyên bố trên của ông Nguyễn Đức Chung, chính quyền thành phố đã ban hành đề án điều chỉnh hoạt động của hệ thống truyền thanh, từ việc phát sóng hàng ngày sang chỉ phát sóng khi có tình huống khẩn cấp.

Tuy nhiên, với chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 vừa được Ủy ban thành phố Hà Nội ban hành, thì số phận của những chiếc loa phường sẽ lại ‘đảo ngược’.

Cụ thể, Hà Nội dự kiến sẽ tái trang bị loa phường trên địa bàn toàn thành phố tới tận đơn vị tổ dân phố, khu dân cư, từ nay cho đến năm 2025.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Hà Nội vừa có tân chủ tịch, và ngay lập tức đã nhận phải làn sóng phản đối của người dân.

Nhiều ý kiến phản đối đã xuất hiện trên mạng xã hội, cũng như ở phần bình luận của các bản tin do báo chí chính thông đăng tải.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự do, ông Nguyễn Sơn, một người dân Hà Nội, cho biết ông cảm thấy "kinh ngạc" trước quyết định khôi phục loa phường :

"Nói chung khi nghe tin này thì tôi thấy khá ngỡ ngàng, bởi vì phải mất rất nhiều công sức, dư luận, và nhiều vấn đề thì mới có thể bỏ được loa phường ở Hà Nội. Chưa hiểu vì lý do gì mà họ lại ngay lập tức muốn cho hệ thống loa phường quay lại. Thực ra cảm giác đầu tiên là cảm giác khá là kinh ngạc".

Trong các ý kiến phản đối thì lo ngại về vấn nạn ô nhiễm âm thanh được nhắc đến thường xuyên, trong bối cảnh Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn ở Việt Nam vấn được biết đến có nạn ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng.

Trao đổi với đài RFA, ông Bùi Quang Thắng, một người dân sinh sống ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết quan điểm của ông :

"Người dân ở các đô thị hiện nay đã có rất nhiều công cụ để lấy thông tin như truyền hình, internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh. Loa phường lâu nay là nỗi ám ảnh với nhiều người, là một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại các đô thị. Nhiều người dân rất dị ứng với hình thức tuyên truyền này."

Còn ông Nguyễn Sơn thì cho rằng việc bỏ loa phường trước đây đã khiến cuộc sống của người dân trở nên yên bình hơn, và nếu tái triển khai sẽ khiến người dân bất bình :

"Bây giờ mình sẽ phải nghe cái loa phường nó phát thanh trở lại thì mới thấy được giá trị của việc không có loa phường. Đang không có mà có trở lại thì sự khó chịu sẽ trở lại."

Ngoài ra, tính hiệu quả cũng là vấn đề được người dân đặt dấu hỏi, bởi ngày nay người dân đã có nhiều cách thức để tìm kiếm thông tin hơn trước đây.

Anh Lê Trung Hiếu, một người đến từ Hà Nội nhưng hiện đang sinh sống ở Châu Âu, cho Đài Á Châu Tự do biết rằng Việt Nam là nước duy nhất sử dụng loa phường trong các quốc gia mà anh từng lui tới, và khẳng định phương tiện này đã không còn hiệu quả ở xã hội hiện đại :

"Ngày xưa thì mình chỉ có một là TV, hai là báo giấy và ba là loa phường, hoặc là bốn là trực tiếp từ những người ở tổ dân phố. TV thì nhiều khi giờ phát cũng không được nhiều, rồi báo giấy hoặc gặp trực tiếp cũng hạn chế, cho nên loa có thể tiếp cận được một số lượng người dân nhất định.

Nhưng mà bây giờ là thế kỷ 21 rồi, bây giờ có TV là chuyện mặc định trong gia đình, lại phát sóng 24/24. Bây giờ mình còn có internet, laptop, điện thoại nữa. Facebook hoặc là các kênh giải trí rất đa dạng. Thì tôi nghĩ rằng việc truyền thông qua loa trong thời điểm này không còn hiệu quả như ngày xưa nữa."

Các dự án đầu tư công ở Việt Nam thường bị người dân đặt dấu hỏi về vấn đề chi phí, với việc loa phường đã không còn tính hiệu quả, lại gây ô nhiễm tiếng ồn cho nên việc bỏ kinh phí để đầu tư một dự án như vậy khiến nhiều người bất bình.

Bày tỏ quan điểm đối với về vấn đề này, ông Bùi Quang Thắng cho hay :

"Việc tiếp tục đầu tư trang bị, nâng cấp hệ thống loa phường chắc chắn sẽ gây lãng phí ngân sách nhà nước, trong khi nhiều lĩnh vực khác đang cần ưu tiên đầu tư hơn như y tế, giáo dục, và bảo vệ môi trường."

Phóng viên Đài Á Châu Tự do đã gửi email cho văn phòng Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội để ghi nhận phản hồi về việc người dân không đồng tình với dự định phục hồi loa phường, nhưng không nhận được trả lời.

Nguồn : RFA, 26/07/2022