Chiến tranh Ukraina: Chính sách của Putin bị phản đối ngay trên đài nhà nước Nga - Tạp chí đặc biệt

Đầu tháng 5/2022, hai tháng rưỡi kể từ đầu cuộc xâm lược Ukraina của Nga, chiến tranh dường như bước sang một khúc quanh mới. Trong lúc ban lãnh đạo Nga tiếp tục phát đi tín hiệu tin tưởng ''Chiến dịch đặc biệt'' sẽ kết thúc thành công, giới quan sát ghi nhận nhiều tiếng nói chỉ trích quân đội Nga, lên án chiến lược của tổng thống Nga Putin tại Ukraina trên các mạng xã hội tại Nga, và thậm chí trên truyền thông Nhà nước. Một tiếng nói phản biện chưa từng thấy là của chuyên gia quân sự, đại tá về hưu Mikhail Khodaryonok, nguyên sĩ quan chỉ huy tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nga.

Giữa tháng 5/2022, quyết định tiếp tục chiến tranh tại Ukraina của tổng thống Nga Putin bị lên án trực tiếp trên truyền hình Nhà nước Nga. Ảnh minh họa.  © AFP

Trong chương trình tranh luận ‘‘60 phút’’ ngày 16/05 trên đài Rossiya 1, một trong những chương trình được khán giả Nga theo dõi nhiều nhất, viên cựu đại tá Khodaryonok 68 tuổi nói: “Khi viện trợ của châu Âu được đưa vào cuộc đầy đủ, thì khoảng một triệu binh sĩ Ukraina sẽ được trang bị vũ khí. Điều này cần phải được coi như là sẽ xảy ra trong một tương lai gần thôi. Và chúng ta cần phải tính đến điều này trong các tính toán chiến lược và phương thức hành động của mình, bởi vì tình hình đối với chúng ta thực sự là sẽ trở nên tồi tệ hơn”.

Bên cạnh vũ khí, viên cựu đại tá bác bỏ thẳng thừng những tuyên truyền bóp méo của giới chuyên gia Nga, ghi nhận thực tế người lính Ukraina sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc, trong lúc người lính Nga không sẵn sàng đổ máu. Đại tá Khodaryonok cũng nêu bật thực tế nước Nga đang sa lầy tại Ukraina, trong bối cảnh bị ‘‘cô lập hoàn toàn về địa chính trị’’. Và đây là điều mà người Nga ‘‘không muốn chấp nhận’’.

Sử gia Françoise Thom – chuyên gia về Xô Viết học và nền chính trị Nga đương đại - nhận định : Phát biểu của viên cựu đại tá ‘‘hoàn toàn trái ngược với đường lối chính thức của Matxcơva’’. Những chỉ trích mạnh mẽ, dứt khoát của cựu đại tá quân chủng phòng không, sĩ quan chỉ huy tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nga, tương phản với tính chất ‘‘mơ hồ’’ trong bài diễn văn ngày 09/05 trên Quảng trường Đỏ của ông Putin, về cuộc chiến tại Ukraina.

Cựu đại tá được chính quyền Putin ‘‘bật đèn xanh’’ ?

Diễn biến nói trên quả thật là đáng kinh ngạc với không ít công chúng. Bởi ngay từ khi chiến tranh nổ ra, chính quyền Nga đã kiểm soát chặt truyền thông. Kiểm duyệt, bắt bớ, hù dọa…. Nhiều tờ báo có quan điểm độc lập đã phải đóng cửa, nhiều phóng viên phải chạy ra nước ngoài để có thể tiếp tục hoạt động. Một phát biểu hoàn toàn ngược với đường lối chính thức của điện Kremlin, được phát trên kênh truyền hình thuộc loại có đông khán giả nhất tại Nga.

Tại sao có chuyện như vậy ? Điều gì đã xảy ra ? Phải chăng ông Khodaryonok đã được chính quyền Putin ‘‘bật đèn xanh’’ ? Các phát biểu trái ngược với đường lối chính thống của chuyên gia quân sự có thể được điện Kremlin dàn dựng để chuẩn bị công luận cho những thay đổi chính sách về chiến tranh tại Ukraina trong thời gian tới hay không (thay đổi theo hướng tăng cường binh lực, hoặc ngược lại chấp nhận ngừng bắn, đàm phán) ?

Điểm đáng lưu ý, đây không phải là lần đầu tiên viên cựu sĩ quan tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu Nga nói ngược với chính thống. Ngày 09/05, đúng ngày ông Putin chủ trì lễ Kỉ niệm Chiến thắng Phát xít, cũng chính đại tá Khodaryonok đã trực diện vạch ra một loạt những phi lý trong chủ trương ‘‘tổng động viên’’ cho chiến tranh tại Ukraina, mà có thể lãnh đạo Nga đang toan tính. Theo ông, việc đưa binh sĩ trang bị các vũ khí lạc hậu vào một cuộc chiến của thế 21, chống lại các vũ khí tân tiến hơn của NATO là điều hết sức sai lầm.

Ông Khodaryonok phản đối chiến tranh chống Ukraina ngay từ đầu

Dĩ nhiên, chính quyền Putin đang trong thế khó tại Ukraina có thể đã buộc phải để cho các tiếng nói phản biện lên tiếng, để toan tính sử dụng cho các mục tiêu riêng. Nhưng khó có thể nói Khodaryonok là con rối của Putin. Cựu đại tá Khodaryonok phản đối cuộc chiến tranh chống Ukraina chứ không phải chỉ trích việc điện Kremlin không đầu tư đủ, đầu tư hiệu quả cho cuộc chiến, như nhiều tiếng nói phê phán khác thuộc giới chính thống (theo một số nhà quan sát, như chuyên gia về truyền thông Nga Julia Davis, sau buổi thảo luận trên Rossyia 1 ngày 16/05, viên đại tá dường như đã bị "nhắc nhở". Giọng điệu của ông Khodaryonok được coi là đã thay đổi hẳn trong chương trình truyền hình ngày 18/05).

Giả thiết cho rằng phát biểu của đại tá về hưu Mikhail Khodaryonok được dàn dựng đã không tính đến một thực tế là viên cựu sĩ quan tác chiến này ngay từ trước chiến tranh đã phản đối mạnh mẽ chủ trương chiến tranh chống Ukraina.

Trong một phân tích đăng tải trên nhật báo Nga Nezavissimaïa Gazeta, ba tuần trước khi chiến tranh nổ ra (ngày 03/02/2022), ông Khodaryonok khẳng định đánh Ukraina ‘‘không có lợi cho Nga’’, đồng thời dự đoán phương Tây sẽ hậu thuẫn hết mình về quân sự cho Ukraina, kể cả với việc Hoa Kỳ kích hoạt chương trình ‘‘cho vay – cho thuê vì quốc phòng’’, đã từng được sử dụng trong Thế chiến Hai, để hậu thuẫn Liên Xô chống phát xít. Điều rút cục đã trở thành hiện thực (ngày 09/05 Mỹ ban hành luật ‘‘cho vay – cho thuê vì quốc phòng’’ mới để bảo vệ nền dân chủ Ukraina chống xâm lăng Nga). 

Bài ‘‘Прогнозы кровожадных политологов’’ hay ‘’восторженных ястребах и торопливых кукушках’’ (tạm dịch là : ‘‘Những dự báo của các nhà chính trị học khát máu’’ hay ‘‘Diều hâu hiếu chiến và chim cu nóng vội’’) ("chim cu" có thể hiểu như là biểu tượng cho những kẻ kém hiểu biết, nông nổi), chỉ trích cuộc can thiệp quân sự của Putin tại Ukraina, của cựu đại tá Khodarenok, hiện vẫn có thể truy cập được trên trang mạng nhật báo Nezavissimaïa Gazeta.

Ông Khodaryonok không đơn độc, cho dù là thiểu số. Báo chí Pháp dẫn giới thiệu tướng về hưu Leonid Ivashov, là người đứng đầu một hội sĩ quan bao gồm các cựu chiến binh có nhiều ảnh hưởng tại Nga, cũng có quan điểm lên án trực diện chính sách phiêu lưu quân sự của tổng thống Nga tại Ukraina, với cùng dự báo, Nga sẽ thất bại, nếu đánh Ukraina.

Tổng tham mưu trưởng Mỹ - Nga điện đàm lần đầu kể từ chiến tranh

Hai cuộc điện đàm trong vòng chưa đầy một tuần giữa lãnh đạo quân sự Mỹ - Nga, lần đầu tiên kể từ Nga khởi động cuộc chiến tranh chống Ukraina. Ngày thứ Năm 19/05, tổng tham mưu trưởng Quân Đội Mỹ, tướng Mark Milley đã trao đổi với đồng nhiệm Nga, tướng Valéri Guerassimov. Người phát ngôn Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ, đại tá Dave Butler, thông báo hai bên đã ‘‘thảo luận về nhiều chủ đề an ninh’’. Theo AFP, hai bên quyết định không công bố các chi tiết của cuộc trao đổi.

Về phần mình, kênh truyền hình của của bộ Quốc Phòng Nga, Zvezda, cho biết là cuộc điện đàm đã diễn ra theo ‘‘yêu cầu của phía Mỹ’’, diễn ra vào thời điểm Nga tuyên bố các lực lượng Ukraina cố thủ tại nhà máy luyện thép Azovstal, đã hạ vũ khí. Theo Zvezda, hai bên đã trao đổi ‘‘về tình hình tại Ukraina’’.

Trước cuộc điện đàm giữa hai tổng tham mưu trưởng, ngày 13/05, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nga cũng có cuộc trao đổi qua điện thoại, lần đầu tiên kể từ đầu chiến tranh. Ông Lloyd Austin đã yêu cầu đồng nhiệm Nga Serguei Choigou ‘‘ngừng bắn ngay lập tức tại Ukraina’’, và khuyến cáo duy trì các đường dây liên lạc.

Nga, Mỹ có thể hướng tới một thỏa hiệp như thế nào về chiến tranh tại Ukraina ? Câu hỏi hiện còn để ngỏ, và ắt hẳn lời đáp phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của chính quyền Kiev. Cùng ngày với cuộc điện đàm giữa hai tổng tham mưu trưởng Mỹ - Nga, một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc xin ẩn danh dự báo : sẽ khó đánh bật được quân Nga ra khỏi Donbass, cuộc chiến sẽ phải kéo dài, cho dù quân đội Ukraina ‘‘chiến đấu rất tốt, cơ sở hậu cần và tiếp viện đều ở mức tốt chưa từng có’’. Tuy nhiên, quân đội Nga cũng vẫn còn một khối lượng phương tiện khá hùng hậu, đã tập trung từ mùa thu năm ngoái.

Sáng kiến ‘‘Cộng đồng chính trị châu Âu’’: Ukraina phản đối, Moldova tán đồng

Chiến tranh của Nga tại Ukraina hứa hẹn sẽ kéo dài cho dù phương Tây cùng nhiều quốc gia đồng minh khác tăng cường hậu thuẫn Kiev cả về quân sự và kinh tế. Trong lúc tình hình chiến tranh chưa ngã ngũ, chính quyền Zelensky nóng lòng muốn được công nhận là thành viên chính thức của Liên Âu (EU). Quyết tâm gia nhập Liên Âu của Ukraina là rất lớn. Ngày 28/02/2022, bốn ngày sau khi Nga khai mào cuộc tấn công, Kiev chính thức đệ đơn. Tháng 6 tới, đơn của Ukraina sẽ được Hội Đồng Châu Âu xem xét. Tuy nhiên, quan điểm của một số nước châu Âu, như Pháp và Đức, là tiến trình gia nhập không thể rút ngắn.

Ngày 09/05, với tư cách chủ tịch luân phiên Liên Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất cơ chế ‘‘Cộng đồng chính trị châu Âu’’, như một bước đệm cho phép Ukraina tiến bước vững chắc trên con đường gia nhập Liên Âu, hứa hẹn có thể ‘‘kéo dài nhiều thập niên’’. Thủ tướng Đức coi ‘‘Cộng đồng chính trị châu Âu’’ là một sáng kiến ‘‘rất đáng quan tâm’’.

Về ý nghĩa của cơ chế Cộng đồng Chính trị châu Âu, ông Olivier Costa, giám đốc nghiên cứu CNRS giải thích :

Đây có thể là một công cụ tốt đối với Liên Hiệp Châu Âu, bởi nó sẽ giúp Liên Âu có được một cấu trúc thích ứng tốt hơn, đặc biệt là để chuẩn bị cho việc mở rộng Liên Âu sang các quốc gia mới này. Chúng ta cũng đã có một số công cụ, chẳng hạn các quốc gia như Ukraina hoặc Moldova đã là một phần của chính sách ‘đối tác láng giềng’ của Liêu Âu từ một vài năm này. Trong chính sách này, có một số chương trình cụ thể có thể giúp quốc gia ứng viên chuẩn bị trở thành thành viên. 

Tuy nhiên, chính sách ‘láng giềng này’ có những đường nét rất không rõ ràng. Và về mặt ý nghĩa biểu tượng, ​​chính sách này không có nhiều giá trị đối với người Ukraina, hay thậm chí cả đối với các nước châu Âu. Vì vậy, một cộng đồng chính trị châu Âu sẽ giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề của tiến trình gia nhập châu Âu. 

Nhưng cơ chế Cộng đồng Chính trị châu Âu cũng có thể là một mối nguy hiểm, bởi vì một số quốc gia hiện đang là thành viên Liên Âu, vào một thời điểm nào đó, có thể sẽ quyết định rằng Liên Âu là quá ràng buộc, và họ sẽ quyết định rời khỏi Liên Âu, để chỉ ở lại trong cộng đồng Cộng đồng Chính trị châu Âu. 

Tuy nhiên, có lẽ đây cũng là một trong những mục tiêu của ông Emmanuel Macron. Kể từ khi trở thành tổng thống, ông đã đề xuất ý tưởng về một châu Âu nhiều tốc độ. Cộng đồng này sẽ giúp hình thành một hệ thống với ba tốc độ. Bao gồm một nhóm các nước rất tiên tiến, ví dụ như các nước thuộc Khu vực Đồng tiền chung châu Âu, một nhóm khác sẽ là nhóm 27 nước và nhóm thứ ba sẽ là Cộng đồng Chính trị châu Âu”.

Ngày 17/05, tổng thống Pháp đã có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Ukraina, với một nội dung chính là để trình bày rõ hơn về dự án ‘‘Cộng đồng Chính trị châu Âu’’. Hôm 19/05, ngoại trưởng Ukraina, Dmytro Kuleba, một lần nữa bày tỏ sự bất bình khi lên án việc một số quốc gia EU đối xử bất bình đẳng trong việc gia nhập châu Âu của Ukraina. Với chính quyền Kiev, giải pháp ‘‘Cộng đồng Chính trị châu Âu’’ bị coi là chậm lại quá trình gia nhập Liên Âu của Ukraina.

Ngược lại với Ukraina, quốc gia láng giềng Moldova hưởng ứng sáng kiến của tổng thống Pháp. Nữ tổng thống Moldova, Maia Sandu, trong chuyến công du Pháp hôm 19/05, đã hoan nghênh cơ chế cho phép Moldova ‘‘tăng tốc’’ trong tiến trình gia nhập EU. Moldova, quốc gia 2,5 triệu dân, đang đứng trước nguy cơ bị Nga xâm lược, đệ đơn gia nhập EU ngày 03/03 (cùng ngày với Gruzia).

Trung Quốc: Đảng Cộng Sản cấm đảng viên về hưu chỉ trích đường lối 

Tại Trung Quốc, Đại hội 20 của đảng Cộng Sản đang đến gần, cuộc tranh giành quyền lực ngày một căng thẳng. Bản tin Tân Hoa Xã hôm Chủ nhật 15/05, cho biết Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc vửa ra chỉ thị mới, cấm các đảng viên đã về hưu có ‘‘các bình luận tiêu cực’’ về đường lối của đảng.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :

Những người đầu bạc không giữ mồm, giữ miệng: Tại Trung Quốc, thường là những bậc đảng viên lão thành mới dám nói to lên những điều, mà vốn dĩ nhiều người bình thường còn không dám nghĩ trong bụng. Khi tuổi cao thì người ta không còn nhiều điều để mất. 

Cầm bút để thách thức các chính sách của Đảng hoặc chống lại những thay đổi trong đường lối, mà họ không thích, là điều thường xảy ra với các cựu chiến binh, giáo viên trường đảng đã nghỉ hưu. Nhưng cũng có thể đối với các cựu cán bộ trung cấp. Và hiếm hơn là với các cựu lãnh đạo. 

Trong số các quy định vừa được Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc công bố, có một thông báo "tăng cường công tác xây dựng Đảng trong cán bộ hưu trí, trong kỷ nguyên mới", theo báo South China Morning Post. “Kỷ nguyên mới” chính là “kỷ nguyên” của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang muốn tiếp tục nắm quyền thêm nhiệm kỳ thứ ba tại Đại hội 20. 

Những đảng viên về hưu được yêu cầu tuân thủ các chỉ thị mới, kèm theo danh sách những cấm kỵ mới. Các quy định được đưa ra sau những chấn động lớn gần đây trong bộ máy chính quyền. Cụ thể là: "Cấm thảo luận công khai về chủ trương của trung ương, không được đưa ra các phát biểu ​​tiêu cực, không tham gia các hoạt động của các tổ chức bất hợp pháp”, lời lẽ trong nguyên văn. 

Người phát ngôn của Ban Tổ chức Trung ương nói với Tân Hoa Xã: Cảnh báo mới này là phản ứng của trung ương trước việc một số đảng viên ‘‘vi phạm kỷ luật, trong thời gian nghỉ hưu’’. Điều chủ yếu mà Đảng đòi hỏi là phải trung thành. 

Để bảo đảm an toàn cho Đảng, những đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc về hưu nào muốn ra sống ở nước ngoài sẽ buộc phải rời khỏi Đảng. Đây là một cách để tránh cho những chỉ trích nội bộ xuất hiện bên ngoài biên giới. Thông báo cũng nói rõ là ‘‘các vi phạm quy định nội bộ của Đảng sẽ bị xử lý nghiêm khắc’’.

Nguồn tin

Đầu tháng 5/2022, hai tháng rưỡi kể từ đầu cuộc xâm lược Ukraina của Nga, chiến tranh dường như bước sang một khúc quanh mới. Trong lúc ban lãnh đạo Nga tiếp tục phát đi tín hiệu tin tưởng ''Chiến dịch đặc biệt'' sẽ kết thúc thành công, giới quan sát ghi nhận nhiều tiếng nói chỉ trích quân đội Nga, lên án chiến lược của tổng thống Nga Putin tại Ukraina trên các mạng xã hội tại Nga, và thậm chí trên truyền thông Nhà nước. Một tiếng nói phản biện chưa từng thấy là của chuyên gia quân sự, đại tá về hưu Mikhail Khodaryonok, nguyên sĩ quan chỉ huy tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nga.

Trong chương trình tranh luận ‘‘60 phút’’ ngày 16/05 trên đài Rossiya 1, một trong những chương trình được khán giả Nga theo dõi nhiều nhất, viên cựu đại tá Khodaryonok 68 tuổi nói: “Khi viện trợ của châu Âu được đưa vào cuộc đầy đủ, thì khoảng một triệu binh sĩ Ukraina sẽ được trang bị vũ khí. Điều này cần phải được coi như là sẽ xảy ra trong một tương lai gần thôi. Và chúng ta cần phải tính đến điều này trong các tính toán chiến lược và phương thức hành động của mình, bởi vì tình hình đối với chúng ta thực sự là sẽ trở nên tồi tệ hơn”.

Bên cạnh vũ khí, viên cựu đại tá bác bỏ thẳng thừng những tuyên truyền bóp méo của giới chuyên gia Nga, ghi nhận thực tế người lính Ukraina sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc, trong lúc người lính Nga không sẵn sàng đổ máu. Đại tá Khodaryonok cũng nêu bật thực tế nước Nga đang sa lầy tại Ukraina, trong bối cảnh bị ‘‘cô lập hoàn toàn về địa chính trị’’. Và đây là điều mà người Nga ‘‘không muốn chấp nhận’’.

Sử gia Françoise Thom – chuyên gia về Xô Viết học và nền chính trị Nga đương đại - nhận định : Phát biểu của viên cựu đại tá ‘‘hoàn toàn trái ngược với đường lối chính thức của Matxcơva’’. Những chỉ trích mạnh mẽ, dứt khoát của cựu đại tá quân chủng phòng không, sĩ quan chỉ huy tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nga, tương phản với tính chất ‘‘mơ hồ’’ trong bài diễn văn ngày 09/05 trên Quảng trường Đỏ của ông Putin, về cuộc chiến tại Ukraina.

Cựu đại tá được chính quyền Putin ‘‘bật đèn xanh’’ ?

Diễn biến nói trên quả thật là đáng kinh ngạc với không ít công chúng. Bởi ngay từ khi chiến tranh nổ ra, chính quyền Nga đã kiểm soát chặt truyền thông. Kiểm duyệt, bắt bớ, hù dọa…. Nhiều tờ báo có quan điểm độc lập đã phải đóng cửa, nhiều phóng viên phải chạy ra nước ngoài để có thể tiếp tục hoạt động. Một phát biểu hoàn toàn ngược với đường lối chính thức của điện Kremlin, được phát trên kênh truyền hình thuộc loại có đông khán giả nhất tại Nga.

Tại sao có chuyện như vậy ? Điều gì đã xảy ra ? Phải chăng ông Khodaryonok đã được chính quyền Putin ‘‘bật đèn xanh’’ ? Các phát biểu trái ngược với đường lối chính thống của chuyên gia quân sự có thể được điện Kremlin dàn dựng để chuẩn bị công luận cho những thay đổi chính sách về chiến tranh tại Ukraina trong thời gian tới hay không (thay đổi theo hướng tăng cường binh lực, hoặc ngược lại chấp nhận ngừng bắn, đàm phán) ?

Điểm đáng lưu ý, đây không phải là lần đầu tiên viên cựu sĩ quan tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu Nga nói ngược với chính thống. Ngày 09/05, đúng ngày ông Putin chủ trì lễ Kỉ niệm Chiến thắng Phát xít, cũng chính đại tá Khodaryonok đã trực diện vạch ra một loạt những phi lý trong chủ trương ‘‘tổng động viên’’ cho chiến tranh tại Ukraina, mà có thể lãnh đạo Nga đang toan tính. Theo ông, việc đưa binh sĩ trang bị các vũ khí lạc hậu vào một cuộc chiến của thế 21, chống lại các vũ khí tân tiến hơn của NATO là điều hết sức sai lầm.

Ông Khodaryonok phản đối chiến tranh chống Ukraina ngay từ đầu

Dĩ nhiên, chính quyền Putin đang trong thế khó tại Ukraina có thể đã buộc phải để cho các tiếng nói phản biện lên tiếng, để toan tính sử dụng cho các mục tiêu riêng. Nhưng khó có thể nói Khodaryonok là con rối của Putin. Cựu đại tá Khodaryonok phản đối cuộc chiến tranh chống Ukraina chứ không phải chỉ trích việc điện Kremlin không đầu tư đủ, đầu tư hiệu quả cho cuộc chiến, như nhiều tiếng nói phê phán khác thuộc giới chính thống (theo một số nhà quan sát, như chuyên gia về truyền thông Nga Julia Davis, sau buổi thảo luận trên Rossyia 1 ngày 16/05, viên đại tá dường như đã bị "nhắc nhở". Giọng điệu của ông Khodaryonok được coi là đã thay đổi hẳn trong chương trình truyền hình ngày 18/05).

Giả thiết cho rằng phát biểu của đại tá về hưu Mikhail Khodaryonok được dàn dựng đã không tính đến một thực tế là viên cựu sĩ quan tác chiến này ngay từ trước chiến tranh đã phản đối mạnh mẽ chủ trương chiến tranh chống Ukraina.

Trong một phân tích đăng tải trên nhật báo Nga Nezavissimaïa Gazeta, ba tuần trước khi chiến tranh nổ ra (ngày 03/02/2022), ông Khodaryonok khẳng định đánh Ukraina ‘‘không có lợi cho Nga’’, đồng thời dự đoán phương Tây sẽ hậu thuẫn hết mình về quân sự cho Ukraina, kể cả với việc Hoa Kỳ kích hoạt chương trình ‘‘cho vay – cho thuê vì quốc phòng’’, đã từng được sử dụng trong Thế chiến Hai, để hậu thuẫn Liên Xô chống phát xít. Điều rút cục đã trở thành hiện thực (ngày 09/05 Mỹ ban hành luật ‘‘cho vay – cho thuê vì quốc phòng’’ mới để bảo vệ nền dân chủ Ukraina chống xâm lăng Nga). 

Bài ‘‘Прогнозы кровожадных политологов’’ hay ‘’восторженных ястребах и торопливых кукушках’’ (tạm dịch là : ‘‘Những dự báo của các nhà chính trị học khát máu’’ hay ‘‘Diều hâu hiếu chiến và chim cu nóng vội’’) ("chim cu" có thể hiểu như là biểu tượng cho những kẻ kém hiểu biết, nông nổi), chỉ trích cuộc can thiệp quân sự của Putin tại Ukraina, của cựu đại tá Khodarenok, hiện vẫn có thể truy cập được trên trang mạng nhật báo Nezavissimaïa Gazeta.

Ông Khodaryonok không đơn độc, cho dù là thiểu số. Báo chí Pháp dẫn giới thiệu tướng về hưu Leonid Ivashov, là người đứng đầu một hội sĩ quan bao gồm các cựu chiến binh có nhiều ảnh hưởng tại Nga, cũng có quan điểm lên án trực diện chính sách phiêu lưu quân sự của tổng thống Nga tại Ukraina, với cùng dự báo, Nga sẽ thất bại, nếu đánh Ukraina.

Tổng tham mưu trưởng Mỹ - Nga điện đàm lần đầu kể từ chiến tranh

Hai cuộc điện đàm trong vòng chưa đầy một tuần giữa lãnh đạo quân sự Mỹ - Nga, lần đầu tiên kể từ Nga khởi động cuộc chiến tranh chống Ukraina. Ngày thứ Năm 19/05, tổng tham mưu trưởng Quân Đội Mỹ, tướng Mark Milley đã trao đổi với đồng nhiệm Nga, tướng Valéri Guerassimov. Người phát ngôn Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ, đại tá Dave Butler, thông báo hai bên đã ‘‘thảo luận về nhiều chủ đề an ninh’’. Theo AFP, hai bên quyết định không công bố các chi tiết của cuộc trao đổi.

Về phần mình, kênh truyền hình của của bộ Quốc Phòng Nga, Zvezda, cho biết là cuộc điện đàm đã diễn ra theo ‘‘yêu cầu của phía Mỹ’’, diễn ra vào thời điểm Nga tuyên bố các lực lượng Ukraina cố thủ tại nhà máy luyện thép Azovstal, đã hạ vũ khí. Theo Zvezda, hai bên đã trao đổi ‘‘về tình hình tại Ukraina’’.

Trước cuộc điện đàm giữa hai tổng tham mưu trưởng, ngày 13/05, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nga cũng có cuộc trao đổi qua điện thoại, lần đầu tiên kể từ đầu chiến tranh. Ông Lloyd Austin đã yêu cầu đồng nhiệm Nga Serguei Choigou ‘‘ngừng bắn ngay lập tức tại Ukraina’’, và khuyến cáo duy trì các đường dây liên lạc.

Nga, Mỹ có thể hướng tới một thỏa hiệp như thế nào về chiến tranh tại Ukraina ? Câu hỏi hiện còn để ngỏ, và ắt hẳn lời đáp phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của chính quyền Kiev. Cùng ngày với cuộc điện đàm giữa hai tổng tham mưu trưởng Mỹ - Nga, một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc xin ẩn danh dự báo : sẽ khó đánh bật được quân Nga ra khỏi Donbass, cuộc chiến sẽ phải kéo dài, cho dù quân đội Ukraina ‘‘chiến đấu rất tốt, cơ sở hậu cần và tiếp viện đều ở mức tốt chưa từng có’’. Tuy nhiên, quân đội Nga cũng vẫn còn một khối lượng phương tiện khá hùng hậu, đã tập trung từ mùa thu năm ngoái.

Sáng kiến ‘‘Cộng đồng chính trị châu Âu’’: Ukraina phản đối, Moldova tán đồng

Chiến tranh của Nga tại Ukraina hứa hẹn sẽ kéo dài cho dù phương Tây cùng nhiều quốc gia đồng minh khác tăng cường hậu thuẫn Kiev cả về quân sự và kinh tế. Trong lúc tình hình chiến tranh chưa ngã ngũ, chính quyền Zelensky nóng lòng muốn được công nhận là thành viên chính thức của Liên Âu (EU). Quyết tâm gia nhập Liên Âu của Ukraina là rất lớn. Ngày 28/02/2022, bốn ngày sau khi Nga khai mào cuộc tấn công, Kiev chính thức đệ đơn. Tháng 6 tới, đơn của Ukraina sẽ được Hội Đồng Châu Âu xem xét. Tuy nhiên, quan điểm của một số nước châu Âu, như Pháp và Đức, là tiến trình gia nhập không thể rút ngắn.

Ngày 09/05, với tư cách chủ tịch luân phiên Liên Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất cơ chế ‘‘Cộng đồng chính trị châu Âu’’, như một bước đệm cho phép Ukraina tiến bước vững chắc trên con đường gia nhập Liên Âu, hứa hẹn có thể ‘‘kéo dài nhiều thập niên’’. Thủ tướng Đức coi ‘‘Cộng đồng chính trị châu Âu’’ là một sáng kiến ‘‘rất đáng quan tâm’’.

Về ý nghĩa của cơ chế Cộng đồng Chính trị châu Âu, ông Olivier Costa, giám đốc nghiên cứu CNRS giải thích :

Đây có thể là một công cụ tốt đối với Liên Hiệp Châu Âu, bởi nó sẽ giúp Liên Âu có được một cấu trúc thích ứng tốt hơn, đặc biệt là để chuẩn bị cho việc mở rộng Liên Âu sang các quốc gia mới này. Chúng ta cũng đã có một số công cụ, chẳng hạn các quốc gia như Ukraina hoặc Moldova đã là một phần của chính sách ‘đối tác láng giềng’ của Liêu Âu từ một vài năm này. Trong chính sách này, có một số chương trình cụ thể có thể giúp quốc gia ứng viên chuẩn bị trở thành thành viên. 

Tuy nhiên, chính sách ‘láng giềng này’ có những đường nét rất không rõ ràng. Và về mặt ý nghĩa biểu tượng, ​​chính sách này không có nhiều giá trị đối với người Ukraina, hay thậm chí cả đối với các nước châu Âu. Vì vậy, một cộng đồng chính trị châu Âu sẽ giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề của tiến trình gia nhập châu Âu. 

Nhưng cơ chế Cộng đồng Chính trị châu Âu cũng có thể là một mối nguy hiểm, bởi vì một số quốc gia hiện đang là thành viên Liên Âu, vào một thời điểm nào đó, có thể sẽ quyết định rằng Liên Âu là quá ràng buộc, và họ sẽ quyết định rời khỏi Liên Âu, để chỉ ở lại trong cộng đồng Cộng đồng Chính trị châu Âu. 

Tuy nhiên, có lẽ đây cũng là một trong những mục tiêu của ông Emmanuel Macron. Kể từ khi trở thành tổng thống, ông đã đề xuất ý tưởng về một châu Âu nhiều tốc độ. Cộng đồng này sẽ giúp hình thành một hệ thống với ba tốc độ. Bao gồm một nhóm các nước rất tiên tiến, ví dụ như các nước thuộc Khu vực Đồng tiền chung châu Âu, một nhóm khác sẽ là nhóm 27 nước và nhóm thứ ba sẽ là Cộng đồng Chính trị châu Âu”.

Ngày 17/05, tổng thống Pháp đã có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Ukraina, với một nội dung chính là để trình bày rõ hơn về dự án ‘‘Cộng đồng Chính trị châu Âu’’. Hôm 19/05, ngoại trưởng Ukraina, Dmytro Kuleba, một lần nữa bày tỏ sự bất bình khi lên án việc một số quốc gia EU đối xử bất bình đẳng trong việc gia nhập châu Âu của Ukraina. Với chính quyền Kiev, giải pháp ‘‘Cộng đồng Chính trị châu Âu’’ bị coi là chậm lại quá trình gia nhập Liên Âu của Ukraina.

Ngược lại với Ukraina, quốc gia láng giềng Moldova hưởng ứng sáng kiến của tổng thống Pháp. Nữ tổng thống Moldova, Maia Sandu, trong chuyến công du Pháp hôm 19/05, đã hoan nghênh cơ chế cho phép Moldova ‘‘tăng tốc’’ trong tiến trình gia nhập EU. Moldova, quốc gia 2,5 triệu dân, đang đứng trước nguy cơ bị Nga xâm lược, đệ đơn gia nhập EU ngày 03/03 (cùng ngày với Gruzia).

Trung Quốc: Đảng Cộng Sản cấm đảng viên về hưu chỉ trích đường lối 

Tại Trung Quốc, Đại hội 20 của đảng Cộng Sản đang đến gần, cuộc tranh giành quyền lực ngày một căng thẳng. Bản tin Tân Hoa Xã hôm Chủ nhật 15/05, cho biết Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc vửa ra chỉ thị mới, cấm các đảng viên đã về hưu có ‘‘các bình luận tiêu cực’’ về đường lối của đảng.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :

Những người đầu bạc không giữ mồm, giữ miệng: Tại Trung Quốc, thường là những bậc đảng viên lão thành mới dám nói to lên những điều, mà vốn dĩ nhiều người bình thường còn không dám nghĩ trong bụng. Khi tuổi cao thì người ta không còn nhiều điều để mất. 

Cầm bút để thách thức các chính sách của Đảng hoặc chống lại những thay đổi trong đường lối, mà họ không thích, là điều thường xảy ra với các cựu chiến binh, giáo viên trường đảng đã nghỉ hưu. Nhưng cũng có thể đối với các cựu cán bộ trung cấp. Và hiếm hơn là với các cựu lãnh đạo. 

Trong số các quy định vừa được Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc công bố, có một thông báo "tăng cường công tác xây dựng Đảng trong cán bộ hưu trí, trong kỷ nguyên mới", theo báo South China Morning Post. “Kỷ nguyên mới” chính là “kỷ nguyên” của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang muốn tiếp tục nắm quyền thêm nhiệm kỳ thứ ba tại Đại hội 20. 

Những đảng viên về hưu được yêu cầu tuân thủ các chỉ thị mới, kèm theo danh sách những cấm kỵ mới. Các quy định được đưa ra sau những chấn động lớn gần đây trong bộ máy chính quyền. Cụ thể là: "Cấm thảo luận công khai về chủ trương của trung ương, không được đưa ra các phát biểu ​​tiêu cực, không tham gia các hoạt động của các tổ chức bất hợp pháp”, lời lẽ trong nguyên văn. 

Người phát ngôn của Ban Tổ chức Trung ương nói với Tân Hoa Xã: Cảnh báo mới này là phản ứng của trung ương trước việc một số đảng viên ‘‘vi phạm kỷ luật, trong thời gian nghỉ hưu’’. Điều chủ yếu mà Đảng đòi hỏi là phải trung thành. 

Để bảo đảm an toàn cho Đảng, những đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc về hưu nào muốn ra sống ở nước ngoài sẽ buộc phải rời khỏi Đảng. Đây là một cách để tránh cho những chỉ trích nội bộ xuất hiện bên ngoài biên giới. Thông báo cũng nói rõ là ‘‘các vi phạm quy định nội bộ của Đảng sẽ bị xử lý nghiêm khắc’’.

Nguồn tin RFI Tiếng Việt