TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không? (Mỹ Hằng)

Trung Cộng đang thực hiện dã tâm theo kiểu đục nước thả câu. Trong khi cả thế giới đang dồn mọi cố gắng vào cuộc chiến phòng chống dịch bệnh thì Bắc Kinh tăng cường xây dựng các cơ sở dân sự cũng như quân sự phi pháp tại Trường Sa. Chính quyền cộng sản Việt Nam khó có đối sách hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay với ông hàng xóm " bốn tốt " của đảng.

south china sea
TED ALJIBE/Getty Images
Ảnh minh họa

Trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động mới ở Biển Đông ngay sau khi tuyên bố giải quyết xong ổ dịch Vũ Hán.

Việt Nam có thể làm gì trong tình thế này khi cũng đang gồng mình chống dịch và liệu đồng minh Mỹ có đóng góp vai trò gì giúp Việt Nam khi cường quốc này vừa trở thành nước dẫn đầu thế giới về số ca lây nhiễm?

Khai thác khí tự nhiên trên Biển Đông

south china sea
Getty Images

Mới đây nhất, ngày 26/3, Trung Quốc đã khai thác 861.400 mét khối khí tự nhiên từ khí metan, trong một tháng sản xuất thử nghiệm ở Biển Đông, truyền hình nước này đưa tin.


Giới chức năng lượng Trung Quốc phát biểu rằng đây là bước quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa khí metan.

Metan đã được xác định là một nguồn khí đốt mới tiềm năng cho Trung Quốc và Biển Đông được cho là có chứa một số lượng khí metan dồi dào nhất trên thế giới.

Đem tàu và máy bay đến Biển Đông

south china sea
NICHOLAS YEO/Getty Images

Trung Quốc đã đưa máy bay quân sự tới Biển Đông để diễn tập trong tháng này ở Biển Đông, dường như để đáp trả các cuộc tuần tra qua khu vực này của các tàu chiến Mỹ, theo truyền thông Trung Quốc.

Mới hồi tháng Hai, tàu sân bay USS Theredore Roservelt cập cảng Đà Nẵng của Việt Nam, một động thái được cho là nhằm tăng cường quan hệ Mỹ-Việt, khẳng định sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, nhưng đã khiến Trung Quốc tức giận.

Tiếp đến, đầu tháng Ba, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ đã đi vào Biển Đông để thể hiện rằng đây là tuyến đường thủy quốc tế mở thay vì nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, theo Reuters.

Đáp lại, giữa tháng Ba, Trung Quốc tập trận chungvới Campuchia trên Biển Đông mặc dù có nguy cơ khiến Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác phẫn nộ.

Khánh thành hai trạm nghiên cứu ở Biển Đông

south china sea
South China Morning Post/Getty Images

Trung Quốc cũng mới đưa vào hoạt động hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Hai cơ sở này sẽ theo dõi, đo đạc các thay đổi về sinh thái địa chất, môi trường tại các vùng biển này.
Hai cơ sở này được cho là cùng tổ hợp với một trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc xây dựng trước đó ở Đá Vành Khăn ở Trường Sa.

Mỹ lo Covid-19 nên'không giúp được gì'?

Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt
Getty Images
Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt

Nhưng chính phủ Hoa Kỳ, trong khi đang phải chống chọi với sự lây lan chóng mặt của COVID-19, không giúp đỡ gì các nước châu Á khác chống lại Trung Quốc về lâu dài như đã từng trong quá khứ, theo các nhà phân tích trên VOA.

Theo Giáo sư Carl Thayer thì Mỹ không cho thấy vai trò lãnh đạo, và đó là một khoảng trống để Trung Quốc nhảy vào.

Mới hồi tháng Hai, một sự kiện được Việt Nam chào đón long trọng là việc tàu sân bay Theodore Roosevelt cập cảng Đà Nẵng. Theo các nhà phân tích, việc này cho thấy Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của hải quân Mỹ. Và rằng ,Việt Nam hy vọng rằng việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ sẽ ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục bắt nạt.

Thế nhưng giới phân tích cho rằng mối liên minh này không thể kéo dài lâu.

Việt Nam và Mỹ 'không tin nhau'?

asean
Getty Images

Để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc, chiến lược của Mỹ là củng cố các cam kết về quan hệ đối tác và đồng minh đã có, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác mới cùng chia sẻ quan điểm về tôn trọng chủ quyền, công bằng thương mại và luật quốc tế, theo phân tích của tác giả Mark J. Valencia trên SCMP.

Chiến lược này nhằm thực hiện tầm nhìn vĩ đại của Mỹ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bao gồm tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp, tôn trọng chủ quyền, doanh nghiệp tư nhân và thị trường mở...

Do tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, từ lâu các nhà quan sát đã cho rằng Việt Nam là một nước chống Trung phò Mỹ mạnh mẽ nhất trong toàn khối ASEAN.

Thế nhưng, thực tế là Việt Nam không chia sẻ nguyên lý cốt lõi của một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở - tự do hàng hải cho các tàu chiến.

Việt Nam từ lâu đã có những chính sách hạn chế cho tàu chiến đi vào lãnh hải của mình - tương tự như Trung Quốc. Đặc biệt, Việt Nam có cả đường lãnh hải cơ sở và các nước phải được phép của Việt Nam mới được vượt qua các đường cơ sở này, theo ông Mark J. Valencia - nhà phân tích chính sách hàng hải, nhà bình luận chính trị và nhà tư vấn chính sách châu Á nổi tiếng.

Do đó, việc Hoa Kỳ đưa các tàu chiến đi vào trong vùng lãnh hải xung quanh Hoàng Sa không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà còn vào Việt Nam.

Hơn nữa, Hoa Kỳ không công nhận các yêu sách của Việt Nam đối với các thực thể nằm dưới mực thủy triều ở Trường Sa, đồng thời phản đối việc quân sự hóa của Việt Nam, cũng giống như với Trung Quốc.

Sự va chạm trong các diễn giải và các chính sách pháp lý liên quan đến tự do hàng hải là biểu tượng cho sự lệch tông mang tính chiến lược cơ bản giữa Mỹ và Việt Nam.

Ngoài ra, dù chống Trung, Việt-Trung lại có mối quan hệ khăng khít giữa hai đảng, và về kinh tế.

Việt Nam cũng luôn kiên định chính sách 'ba không' - không tham gia vào các liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và không phụ thuộc vào một quốc gia để chống lại một quốc gia khác.

Không có điểm chung về văn hóa, ý thức hệ, hệ thống chính trị hay thế giới quan - ngoại trừ mối đe dọa của Trung Quốc. Đó là bản chất của mối quan hệ chiến lược Việt -Mỹ, vẫn theo tác giả Mark J. Valencia.

Trên thực tế, Việt Nam và Mỹ không tin nhau - vì những lý do chính đáng và từ cả hai phía - và điều đó khiến cho việc xây dựng một mối quan hệ chiến lược vững chắc và lâu dài giữa hai bên là không thể, Tiến sỹ Mark J. Valencia bình luận.