Nước Nga và giá dầu OPEC: 'Putin phạm sai lầm nghiêm trọng lần ba' (BBC Tiếng Việt)

Rất có thể giá dầu lao dốc sẽ khiến những tham vọng của Putin tan biến. Nền kinh tế Nga phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu khí sẽ khó chịu đựng được cú sốc về giá. Không biết Putin sẽ xoay xở ra sao khi mà cuộc phiêu lưu ở Ukraine, Syria, Venezuela đang khiến nước Nga thêm suy kiệt. Thời gian ân huệ cho Putin không còn nhiều.

Putin
AFP
Tổng thống Putin khai trường đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc hồi 2010

Sau vụ giá dầu sụt giảm thảm hại đầu tháng 3/2020, ngày càng có nhiều tiếng nói cho rằng quyết định của Tổng thống Vladimir Putin khiến Nga bất đồng với Ả Rập Saudi, là nguyên nhân gây ra cuộc biến động dữ dội.

Ông Putin đã không muốn cắt giảm sản xuất để giữ giá dầu thô trên thị trường thế giới, trong lúc giá dầu đi xuống do khủng hoảng dịch virus corona khiến kinh tế ngưng trệ ở Trung Quốc và nhiều nơi.

Đây là quyết định ngay lập tức khiến Nga bị thiệt hại nặng.


Hôm 09/03, giá dầu xuống 34 USD một thùng, khiến đồng ruble của Nga mất giá ngay, xuống còn 75 ruble ăn một đô la Mỹ.

Theo đánh giá của tỷ phú Leonid Fedun, đồng chủ sở hữu Lukoil, vì không đạt thỏa thuận cắt giảm sản xuất dầu khí với OPEC, mỗi ngày nước Nga mất đi 100-150 triệu USD.

Ả Rập Saudi muốn cắt giảm sản xuất nhưng Nga đã không chịu, gây ra đổ vỡ giữa hai nước.

Andrey Gurkov, viết trên trang của đài Đức Deutsche Welle 13/03 cho rằng đây là sai lầm nghiêm trọng "thứ ba của ông Putin, chỉ sau vụ sáp nhập Crimea và cuộc chiến bán chính thức tại Đông Ukraine".

Ông Gurkov cho rằng Tổng thống Putin đã có các sai lầm khác như đem quân sang Syria, và nâng tuổi hưu lên, cùng việc sửa hiến pháp để cầm quyền lâu dài.

Thời điểm tồi tệ

Nhưng các sai lầm đó không nghiêm trọng bằng quyết định liên quan đến giá dầu và OPEC, xét về tầm vóc.
Gurkov viết:

"Ở Nga, chỉ tổng thống mới có quyền quyết định về giá dầu, nên ông ta đã làm, và chọn thời điểm tồi tệ nhất để làm chuyện đó. "

"Đây là thời điểm sai để đổ vỡ với Ả Rập Saudi. Cuối cùng thì Nga chọn cách bỏ các đối tác trong cuộc khủng hoảng toàn thế giới vì giá dầu sụp đổ. Ả Rập Saudi, một trong các thành viên chủ chốt của OPEC, đã phản ứng dữ dội trước quyết định của Nga. Vương quốc này nói họ sẽ tăng sản lượng dầu mạnh từ 08/03 và đem bán với giá ưu tiên (huge rebates) cho các khách hàng, đa số tại châu Âu, tức là thị trường năng lượng hết sức quan trọng với Nga."

Russia fans celebrate near Red Square, 19 June
Getty Images
Người Nga vui World Cup 2018 - từ đó đến nay, tâm lý dân chúng đã thay đổi nhiều và quyết định sửa hiến pháp để ông Putin cầm quyền đến 2036 đang chia rẽ dư luận Nga

Theo Forbes, cổ phiếu của Lukoil sụt 20% trong năm nay, và cổ phiếu của Novatek, công ty độc lập chuyên sản xuất khí đốt của Nga, giảm 31%.

Cổ phiếu của tập đoàn nhà nước Gazprom sụt kinh khủng hơn, mất 35% từ tháng 1.

Nhìn từ Anh, đánh giá về "sai lầm" của ông Putin có vẻ nhẹ nhàng hơn.

Trang Financial Times (FT) của Anh hôm 15/03 cho rằng quyết định của Nga trong vụ bất đồng với OPEC và Ả Rập Saudi có thể còn có lý do muốn đánh vào các nhà sản xuất khí đá phiến của Hoa Kỳ.

Tuy thế, trang báo này nhận định rằng xu hướng giá dầu giảm nếu kéo dài sẽ gây hại cho các kế hoạch nội bộ của ông Putin, kể cả cơ hội cầm quyền lâu, đến 83 tuổi của ông.

Thiếu ngân khoản cho chi tiêu công, các dự án của Kremlin nhằm thuyết phục người dân ủng hộ ông Putin sẽ gặp khó khăn vì xã hội Nga đang chia rẽ về quyết định sửa hiến pháp ông Putin đang đẩy qua Viện Duma.

"Nga có thể ở vị trí tốt hơn Ả Rập Saudi và các nhà sản xuất khí đá phiến của Mỹ để vượt qua cuộc chiến giá cả. Nhưng đây là cuộc đi dây không dễ cho vị tổng thống 67 tuổi đang muốn người dân chấp nhận ý tưởng để ông ta cầm quyền tới tận tuổi 83, " FT viết.

Putin không nắm bắt hết thực tế xã hội?

Một số báo Nga, như Moscow Times từng đặt câu hỏi có phải vì cầm quyền lâu mà nhiều khi ông Putin mất đi cảm giác xã hội đang nghĩ gì.

Hồi 2018, Nga nổ ra các cuộc biểu tình vì ông Putin quyết định nâng tuổi hưu từ 55 lên 60 cho nữ, và 60 lên 65 cho nam giới ở Nga.

Về lý thuyết, nâng tuổi hưu là cách làm đúng để cứu quỹ hưu, nhưng thực tế mà Putin bỏ qua hoặc không biết là tuổi thọ trung bình cho nam giới ở Nga chỉ đạt 66.

Nếu về hưu rồi chỉ một năm là qua đời thì việc đóng góp vào quỹ hưu mới rất nhiều người Nga xem ra không có ý nghĩa.

Nhân dịp này, một số bình luận cũng nhắc lại câu chuyện kinh tế Liên Xô đi xuống một phần vì khủng hoảng giá dầu trong thập niên 1970.

Hai đợt giá dầu sụt, năm 1973 và 1979 đã tác động rất xấu đến kinh tế Liên Xô và các nước thuộc khối Hội đồng Tương trợ Kinh tế (XHCN) khi đó.

Ngoài dầu khí, còn nhiều yếu tố nữa gây trì trệ kinh tế Liên Xô nhưng sự thực là sau vụ giá dầu sụt năm 1988, thì vào tháng 10/1989, đồng ruble của Liên Xô bị phá giá 90%.

Hai năm sau Liên Xô tan rã.

Liên Xô
ANDRE DURAND
Xếp hàng dài thời xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũ - ảnh minh họa

Xem thêm: