Nga, Trung Quốc khánh thành ống dẫn khí đốt Siberia-TQ (VOA Tiếng Việt)

Chế độ của Putin sau khi bị những chế tài của phương Tây về việc xâm chiếm bán đảo Crimea buộc phải tìm cách bán nhiên liệu cho Trung Quốc, bất chấp việc nền sản xuất Trung Quốc đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Sự hợp tác này cũng khó bền vững khi Trung Quốc đang là con nợ lớn nhất thế giới, còn Nga thì chỉ chiếm một sản lượng không đáng kể trong nền kinh tế thế giới, và phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ.

TT Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Năng lượng r Alexander Novak dự lễ khánh thành Đường Ông dẫn khí đốt tử Siberia sang China qua liên kết video ở Sochi, ngày 2/12/2019.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Hai 2/12 giám sát việc khánh thành dự án vận chuyển khí đốt thiên nhiên từ Siberia đến khu vực đông bắc Trung Quốc, một dự án sẽ thúc đẩy các quan hệ kinh tế và chính trị giữa Moscow và Bắc Kinh, theo Reuters.

Lượng khí đốt thiên nhiên vận chuyển sang Trung Quốc qua trung gian ống dẫn khí đốt ‘Sức mạnh Siberia’ phản ánh các nỗ lực của Moscow xoay trục sang phương Đông nhằm giảm thiểu tác động của những hậu quả do lệnh cấm vận kinh tế của các nước phương Tây được áp đặt từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014.

Chính sách này đã giúp cho Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nga và mang đến cho Nga một thị trường mới đầy tiềm năng bên ngoài châu Âu. Dự án được khánh thành giữa lúc Moscow hy vọng sẽ triển khai thêm hai dự án năng lượng lớn khác: đường ống khí đốt dưới đáy biển Baltic 2 tới Đức và đường ống TurkStream tới Thổ Nhĩ Kỳ và miền nam châu Âu.

Đường ống ‘Sức mạnh Siberia’ dài 3.000 km sẽ vận chuyển khí đốt từ các mỏ Chayandinskoye và Kovytka ở phía đông Siberia. Dự kiến dự án này sẽ kéo dài ba thập kỷ, mang lại cho nhà nước Nga 400 tỉ đô la.

Đường ống mới sẽ đi qua Hắc Long Giang, giáp biên giới Nga, và đi vào Cát Lâm và Liêu Ninh, trung tâm ngũ cốc hàng đầu của Trung Quốc.

Chủ tịch Tập nói với ông Putin qua liên kết video hôm thứ Hai rằng đường ống dẫn khí mới ra mắt là một dự án “mang tính bước ngoặt trong hợp tác năng lượng song phương” và là một ví dụ về sự hội nhập sâu sắc và hợp tác cùng có lợi giữa hai nước.

Giá cả mà Trung Quốc phải trả để có khí đốt của Nga thông qua đường ống mới vẫn được giữ bí mật.

Cả ông Putin và ông Tập đều từ chối bình luận hôm 2/12 về giá cả mà Bắc Kinh phải trả theo hợp đồng.