Ông Pompeo nói ‘Mỹ phải thách thức Đảng Cộng sản TQ’ (BBC Tiếng Việt)
Trong một thời gian dài, kề từ sau khi hệ thống cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, Mĩ và các nước phương Tây quá lạc quan khi nghĩ rằng, chế độ cộng sản Trung Quốc một khi đã chấp nhận kinh tế thị trường thì họ sẽ phải chấp nhận mô hình dân chủ phương Tây và luật chơi của thế giới tự do. Họ không thể tưởng tượng được là người dân Trung Quốc có tự chủ về kinh tế lại có thể chấp nhận áp bức chính trị ghê gớm như vậy mà không hề phản kháng.
Nhưng thời đại đó đã qua, Mĩ và các nước phương Tây nhận ra là Trung Quốc không chỉ muốn áp đặt ách thống trị chuyên chế đối với dân chúng trong nước, mà còn có tham vọng đưa mô thức độc tài mang màu sắc Trung Quốc thành một hệ thống mang tính toàn cầu, làm suy yếu các giá trị phổ cập mang lại hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới.
Đây là cơ hội đối với đối lập dân chủ Việt Nam khi quan thầy Bắc Kinh và chổ dựa của đảng cộng sản Việt Nam sẽ càng khốn đốn.
ANDY WONG/Getty Images
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2018
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 31/10 lại dấn thêm một bước trong các phát biểu gần đây vốn đã gay gắt của Hoa Kỳ nhắm vào Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc, rằng họ tập trung vào việc thống trị quốc tế và cần phải bị thách thức, theo Reuters.
TT Trump phát biểu tại Đại hội đồng LHQ
Phát biểu của ông Pompeo được đưa ra ngay cả khi chính quyền Trump cho biết họ vẫn dự kiến sẽ ký kết giai đoạn thỏa thuận đầu tiên để chấm dứt cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh vào tháng tới, bất chấp việc Chile rút khỏi vị trí chủ nhà hội nghị APEC - nơi các quan chức Mỹ hy vọng sẽ diễn ra lễ ký kết.
Lặp lại bài phát biểu tuần trước của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền, thương mại và chiến thuật mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ từ lâu đã trân trọng tình bạn với người dân Trung Quốc, nhưng nói thêm:
"Chính phủ Cộng sản ở Trung Quốc ngày nay không giống với người dân Trung Quốc. Họ đang tiếp cận và sử dụng các phương pháp thách thức toàn bộ Hoa Kỳ, thế giới và chúng ta, và tất cả chúng ta cần phải đối đầu với những thách thức này ..."
"Sẽ không thực tế nếu bỏ qua những khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống của chúng ta và tác động của sự khác biệt trong các hệ thống đó đối với an ninh quốc gia Mỹ," ông Pomp Pompeo phát biểu trong buổi tiệc tối tại Viện Hudson ở New York.
Ông nói rằng Tổng thống Donald Trump, người đang có kế hoạch ra tranh cử vào năm tới, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về Trung Quốc ngay từ ngày đầu cầm quyền.
"Ngày nay, chúng ta cuối cùng cũng nhận ra Đảng Cộng sản thực sự có thái độ thù nghịch với Hoa Kỳ và các giá trị của chúng ta tới mức độ nào ... và chúng ta có thể nhận ra điều này nhờ sự lãnh đạo của Tổng thống Trump."
Ông Pompeo cho biết ông sẽ có một loạt các bài phát biểu trong những tháng tới về các ý thức hệ và giá trị cạnh tranh, bao gồm các phát biểu về chiến dịch ảnh hưởng toàn cầu của các cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các hoạt động kinh tế "không công bằng và ăn cướp" của Bắc Kinh.
"Đảng Cộng sản Trung Quốc là một Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin tập trung vào 'đấu tranh' và thống trị quốc tế - chúng ta chỉ cần lắng nghe những gì các nhà lãnh đạo của họ nói," ông nói.
Ông Pompeo cho biết ông cũng sẽ nói về việc xây dựng năng lực quân sự của Trung Quốc "vượt xa những gì nước này cần để tự vệ".
Ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm sự đối đầu với Trung Quốc và muốn thấy một hệ thống thị trường cạnh tranh, minh bạch, có lợi cho cả hai bên. Ông nói rằng những bước đầu tiên để đạt được điều này có thể được nhìn thấy trong giai đoạn một của thỏa thuận thương mại, gần như đã được ký kết.
"Tôi rất lạc quan rằng chúng ta sẽ đạt được điều đó. Đó là một điều tốt, một nơi mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau," ông nói. "Tôi nghĩ điều này sẽ cho thấy chúng ta có thể đạt tới một điểm chung."
Hôm thứ Ba 29/10, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã phản ứng lại việc Mỹ chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh, nói rằng điều này không 'có lợi' cho các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Nguồn: BBC Tiếng Việt