Tàu Hải Dương Địa chất 8 của TQ rời Bãi Tư Chính (BBC)
TQ chỉ muốn răn đe và dằn mặt VN là chính chứ không có ý định gây chiến với VN dù là một cuộc hải chiến nhỏ trên Biển Đông. Nội bộ TQ đang có quá nhiều vấn đề để giải quyết như cuộc chiến thương mại với Mỹ, kinh tế đang suy thoát và nhất là núi nợ đang ngày càng nhiều lên. Các cuộc biểu tình chống TQ ở Hong Kong vẫn chưa biết bao giờ mới kết thúc và kết thúc như thế nào...Việc tàu HD8 rút khỏi Bãi Tư Chính là chuyện đương nhiên. Vấn đề là TQ có thể quay lại vùng biển của VN bất cứ lúc nào và chính quyền VN thì vẫn chưa hề có một đối sách gì để ngăn cản TQ làm việc đó.
Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), Reuters cho hay hôm 7/8.
Kể
từ đầu tháng Bảy, các tàu Việt Nam đã theo dõi sát sao các tàu Trung
Quốc hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của mình, trong cuộc đối đầu
mới nhất Biển Đông - vốn được coi là một điểm nóng toàn cầu khi Hoa Kỳ
thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Trên Twitter, ông
Ryan Martinson thuộc Viện Nghiên cứu Hàng Hải Trung Quốc, viết lúc 9PM
hôm 7/8: "Hải Dương Địa chất 8 đã hoàn thành cuộc khảo sát. Bây giờ nó
đang ở Đá Chữ Thập."
"Dữ
liệu theo dõi tàu cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng ít nhất hai tàu hải cảnh của họ
vẫn ở trong khu vực này," ông Devin Thorne, chuyên gia cao cấp tại Trung
tâm Nghiên cứu Quốc phòng (C4ADS) nói với Reuters, trích dẫn dữ liệu từ
công ty phân tích hàng hải Windward.
"Các tàu của Việt Nam đã
theo đuổi tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc khi nó quay lại Đá Chữ
Thập, và hiện nay dường như đang lảng vảng bên ngoài EEZ của Việt Nam,"
ông Thorne nói thêm.
Đá Chữ Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam
Yết ở quần đảo Trường Sa, đã bị Trung Quốc kiểm soát, nơi mà Việt Nam và
Philippines cũng tuyên bố chủ quyền, theo Reuters.
Không rõ tàu khảo sát của Trung Quốc có kế hoạch quay lại EEZ của Việt Nam hay không, ông Thorne nói.
Theo
dữ liệu khảo sát của Windward, tàu khảo sát do Cơ quan Khảo sát Địa
chất Trung Quốc vận hành đã tiến hành khảo sát địa chấn các mỏ dầu ngoài
khơi của Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đã
khơi dậy tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, nơi những căng thẳng
trước đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã dẫn đến biểu tình tại Việt Nam.
Tuần
trước, một nhóm ngư dân Việt Nam đã kêu gọi chính phủ thực hiện các
biện pháp mạnh mẽ hơn để buộc các tàu của Trung Quốc phải rời khỏi hải
phận của Việt Nam do chúng làm gián đoạn các hoạt động đánh bắt cá.
Và
vào thứ Ba 6/8, cảnh sát Việt Nam đã giải tán một cuộc biểu tình nhỏ
bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối tàu Hải Dương địa
chất Trung Quốc và các tàu hộ tống.
Cũng trong ngày thứ Ba,
Philippines, nước cũng bị lôi kéo vào các tranh chấp trên biển với Bắc
Kinh, cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình sớm để thảo luận về vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế năm 2016
về Biển Đông.
Phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế đã vô
hiệu hóa yêu sách của Trung Quốc dựa trên cái gọi là đường chín đoạn của
nước này rắng họ có chủ quyền lịch sử đối với hầu hết Biển Đông.