VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung (Phạm Quý Thọ-BBC)
'Thoát Trung' là thoát cái gì? Phải làm gì? Một cách dễ hiểu nhất và cụ thể nhất đó là VN phải độc lập trước TQ về kinh tế và chính trị. Về kinh tế VN phải nâng cao chất lượng hàng hóa và các dịch vụ để đạt chuẩn quốc tế, có thế mới cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường các nước dân chủ. Tránh xuất khẩu hàng hóa sang TQ bằng con đường tiểu ngạch và giảm dần phụ thuộc vào thị trường TQ. Muốn làm được việc đó thì phải thay đổi về chính trị tức là từ bỏ chế độ cộng sản để không còn bị cái gọi là 'đại cục' chi phối và khống chế. Và cũng chỉ khi đó VN mới có thể hợp tác một cách toàn diện với các nước dân chủ và tránh phụ thuộc vào TQ...Nhưng liệu ĐCSVN có chịu thoát Trung không? Có mọi lý do để tin là họ không chịu hy sinh 'đại cục' giữa 2 đảng cộng sản có cùng ý thức hệ. Sự tồn tại của ĐCSVN cao hơn mọi quyền lợi của dân tộc.
Thoát Trung là sự phản ứng hoà
bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ
của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số
các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe doạ và xâm lấn chủ
quyền quốc gia của Việt Nam.
Về thực chất sâu xa thoát Trung vừa
biểu thị tinh thần độc lập dân tộc, vừa là khẩu hiệu, lời kêu gọi thoát
khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên 'ý đảng' và 'lòng dân' có
những khoảng cách, cho nên thoát Trung trở thành vấn đề phức tạp, không
thể trở thành công khai.
Một hình thức tiêu biểu là các hoạt động
trao đổi, thảo luận không chính thức do một bộ phận tri thức khởi xướng
và đề xuất những kiến nghị với lãnh đạo đảng và nhà nước.
'Sự
kiện Bãi Tư Chính' đang diễn ra - sự xâm nhập của các tàu Trung Quốc
vào chủ quyền lãnh hải Việt Nam, lại làm nóng lên cơ hội thoát Trung.
Thoát
trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng
về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung
Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung
Quốc đe doạ và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Ngộ nhận mô hình
Sự
phức tạp của vấn đề thoát trung được lý giải là Việt Nam và Trung Quốc
tương đồng về chế độ đảng cộng sản toàn trị với mô hình phát triển đặc
thù: đảng cộng sản vận hành kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đó là sự ngộ
nhận.
Khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, chiến tranh lạnh kết
thúc, quá trình chuyển đổi thể chế nhà nước nước chủ nghĩa xã hội theo
chủ thuyết Marx - Lenin đã diễn ra. Ở Liên Xô cũ và Đông Âu việc cải
cách 'từ trên xuống', nghĩa là thay đổi bản chất nhà nước, đa đảng và
bầu cử trực tiếp, trong khi Trung Quốc và Việt Nam duy trì chế độ độc
đảng cộng sản, mở cửa và cải cách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị
trường.
Vấn đề đảng cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường
chứa đựng mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ tư tưởng cộng sản với chế độ tập
thể dựa trên học thuyết Marx - Lenin và hệ tư tưởng tư sản với sở hữu tư
nhân là nền tảng cho kinh tế thị trường. Sự tồn vong của chế độ độc
đảng toàn trị phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường. Khi dư
địa tăng trưởng không còn mâu thuẫn này ngày càng bộc lộ gay gắt, kinh
tế - xã hội khủng hoảng và sự bất ổn thể chế là không tránh khỏi. Sự
thay đổi là cần thiết trong quá trình phát triển.
Mở cửa hội nhập
với kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá,
khuyến khích đầu tư và tăng cường thương mại đã thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế là yếu tố quan trọng 'dung hoà' tạm thời mâu thuẫn trên. Nhà
nước cộng sản độc đảng được hưởng lợi từ bản chất 'tham lam' kiếm lời
của các tập đoàn xuyên quốc gia, của các nhà đầu tư nước ngoài. Trung
Quốc 'hấp thụ ngoại lực' khá thành công để trở thành 'công xưởng của thế
giới', thúc đẩy tăng trưởng cao trong hơn một phần ba thế kỷ.
Ngoài
ra, nhiều đời Tổng thống Mỹ trước Donald Trump tin rằng tăng trưởng
kinh tế sẽ thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc, nên có nhiều nhượng bộ để các
nhà đầu tư nước ngoài có thể thâm nhập thị trường hơn 1 tỷ dân này.
Quan niệm thay đổi
Nay,
khi Tập Cận Bình bỏ phương châm 'giấu mình, chờ thời' vốn được Đặng
Tiểu Bình chủ trương, ông ta thâu tóm quyền lực đảng và nhà nước không
giới hạn về nhiệm kỳ với tham vọng thay đổi trật tự thế giới bằng sức
mạnh kinh tế và quân sự, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với Mỹ.
Quan
niệm trên của Hoa Kỳ đã thay đổi khi Tổng thống D. Trump phát động cuộc
thương chiến với Trung Quốc khi cho rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc
gia là không bình đẳng khi cán cân thương mại có lợi cho Trung Quốc. Hơn
thế, Trung Quốc còn ép buộc các nhà đâu tư nước ngoài chuyển giao công
nghệ, đánh cắp sở hữu trí tuệ, vi phạm cam kết WTO về chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường…
D. Trump đã đánh thuế từ 10 đến 25% trên
hơn 500 tỷ giá trị hàng hoá nhập vào Mỹ từ Trung Quốc. Tập Cận Bình đã
có những phản ứng đáp trả. Cuộc thương chiến Mỹ - Trung ngày càng căng
thẳng. Các vấn đề an ninh hàng hải, an ninh không gian điện toán, viễn
thông và an ninh quốc gia được đặt ra khi Trung Quốc vi phạm luật quốc
tế về biển, vạch ranh giới 'đường lưỡi bò' tại biển Đông và quân sự hoá
các đảo tại đó.
Các nhà phân tích cho rằng đó là sự đối đầu Mỹ -
Trung đã vượt khỏi giới hạn cuộc thương chiến, mà là đối đầu giữa hai hệ
thống chính trị khác biệt về tư tưởng. Hơn thế, cuộc chiến tranh lạnh
tiếp theo có thể sẽ diễn ra.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang
giảm tốc, hiện còn 6,2%, thấp nhất trong hai mươi năm. Ngoài các vấn đề
kinh tế như nợ công cao, mất cân đối, xuất khẩu giảm, các nhà đầu tư
nước ngoài giảm đi, thì sự ô nhiễm môi sinh, già hoá dân số, đô thị
'ma', 'trại huấn luyện nghề' cho người Duy Ngô nhĩ ở Tân Cương, tôn giáo
ở Tây Tạng, biểu tình ở Hồng Kông… khiến cho các kịch bản Trung Quốc
'hạ cánh cứng' được đặt ra.
Một mô hình phát triển không bền vững,
đang suy yếu và dự báo có thể sụp đổ khiến Việt Nam phải đánh giá lại
liệu nó có là chỗ dựa tin cậy.
'Thái độ thay đổi'
Do
yếu tố địa chính trị và lịch sử Việt Nam luôn 'cảnh giác' trước sự xâm
lăng của Trung Quốc. Bởi vậy, Việt Nam luôn duy trì chính sách quan hệ
hữu hảo giữa hai nước sao cho tránh được chiến tranh. 'Cương, nhu' là
sách lược ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc linh hoạt tuỳ tình huống và
bối cảnh lịch sử. Nhà cầm quyền lãnh xứ mệnh này.
Những
năm gần đây, sau một loạt các sự kiện Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm và
đe doạ chủ quyền của Việt Nam như chiến tranh biên giới phía Bắc năm
1979, chiếm Đảo Gạc Ma 1988, quân sự hoá Hoàng Sa và một số đảo ở Trường
Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền theo luật biển quốc tế… quan hệ giữa
hai nước đã trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thể hiện những
phản ứng yếu ớt và không công khai.
Có những đồn đoán rằng đằng
sau thái độ 'cam chịu' của Việt Nam trước Trung Quốc là mật ước Thành
Đô, sự cam kết giữa hai Đảng cộng sản của hai nước, là sự phụ thuộc về
kinh tế.
Thái độ 'kiềm chế' của nhà cầm quyền khiến cho người dân
không hài lòng. Người dân đã đổ xuống đường biểu tình, bày tỏ thái độ
phản kháng mạnh mẽ, có phần manh động trước những sự kiện nóng xảy ra
gần đây như giàn khoan HD 981 của Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
năm 2014 và phản đối biểu quyết thông qua dự luật Đặc khu hành chính -
kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc năm 2016 được cho là có yếu
tố Trung Quốc.
Từ đầu tháng 7/2019 chính quyền Trung Quốc đưa tàu
khảo sát Hải Dương 8, được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt
động trái phép.
Khác với trước đây, Việt Nam đã có thái độ cứng rắn,
phản đối công khai theo đường ngoại giao và trên diễn đàn Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 từ 31/7 đến 3/8 được tổ chức tại
Bangkok, Thái Lan.
Thái độ cương quyết, nhưng ôn hoà và những
động thái bảo vệ chủ quyền của chính quyền Việt Nam được nhiều nước đồng
tình, ủng hộ được đánh giá là sự thay đổi quan trọng trong quan hệ với
Trung Quốc.
'Tinh thần không đổi'
Tuy
nhiên thái độ của người dân cũng 'khác trước' với thái độ 'im lặng chờ
đợi'. Điều đó gây nên những bình luận trái chiều trên mạng xã hội. Những
ý kiến tích cực cho rằng người dân có ý thức hơn, 'bình tĩnh hơn' khi
theo dõi sự kiện và các động thái của giới lãnh đạo với sự đồng tình.
Cách tiếp cận 'trung lập hơn' cho rằng trước kia người dân biểu tình có
một lý do vì chính quyền đã không thể hiện 'lòng dân'. Cách nhìn bi quan
hơn rằng người dân 'để mặc' chính quyền, coi đó là việc của giới lãnh
đạo vì đã ngăn chặn các cuộc biểu tình, thậm chí đã bỏ tù một số người…
Theo
tôi, tinh thần 'thoát Trung' của người dân là không thay đổi. Những
động thái hiện nay của chính quyền là đúng đắn trong quan hệ quốc tế của
của một quốc gia có chủ quyền và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việc mà
chính quyền cần làm là thay đổi thái độ đối với người dân để có được sự
tin tưởng.
'Sự kiện Bãi Tư Chính' là phép thử đồng thời là cơ hội
khởi đầu một chiến lược thoát Trung chủ động, bài bản. Đây là cơ hội để
chính quyền 'vượt qua chính mình', sáp lại gần dân, một mặt, có thể tạo
nên sức mạnh của tinh thần độc lập, yêu nước - vốn là một truyền thống
quý báu của dân tộc. Mặt khác, cần tránh tư tưởng cực đoan và 'bài'
Trung.
Hơn thế, cơ hội thoát Trung tạo ra niềm hy vọng lớn hơn về tầm nhìn và sự thay đổi mô hình phát triển tự cường.
Nhà
sử học Yuval Noah Harari nói rằng 'suy nghĩ về hiện tại giúp xác định
tương lai. Các chính trị gia của chúng ta không làm việc này một cách
đầy đủ'.
Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc: tương lai cần một sự nâng cấp.