Đạo Phật ở Việt Nam thời mạt vận (Nhiều tác giả)
Thượng
tọa Quyết được VietnamNet dẫn lời : "Bức tranh là trí tuệ, chất liệu
tâm huyết của người Việt Nam vẽ đức Phật và Hồ Chí Minh. Năm nay ngày
sinh của đức Phật và Hồ Chí Minh trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy,
vì vậy tâm thành của các cư sĩ Phật tử, tri thức và các họa sĩ đã vẽ một
bức tranh đặc biệt như vậy. Đức Phật tổ Thích Ca và Hồ Chí Minh đều là
những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh
thần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là "Đạo Pháp và Dân Tộc" mà trong
đó, Đức Phật biểu trưng cho đạo pháp, Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh
thần dân tộc". (Đúng là lời lẽ của một Ma giáo)
Cổ động Phật giáo để nịnh bợ đảng cộng sản !
Trúc Giang, VNTB, 14/05/2019
Tình huống phân tích : Hòa thượng treo tranh hay tác giả tranh vi phạm điều luật cấm nịnh bợ cấp trên ?
Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" đang gây phản ứng tiêu cực về Phật giáo và về đảng cộng sản Việt Nam.
Tin
tức báo chí cho biết, mới đây, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, tọa lạc
tại Sóc Sơn (Hà Nội), đã diễn ra nghi thức trang trọng, linh thiêng của
Đại lễ kính mừng Phật Đản, và giới thiệu bức tranh "Đạo pháp và dân
tộc". Bức tranh có chiều cao 2m, chiều ngang 4,2m, tổng diện tích 8,4m,
được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt
Nam và vàng thật 100%, đã được 6 họa sĩ miệt mài thực hiện ngày đêm suốt
hơn 1 tháng qua.
Tác
phẩm gây chú ý với nhiều phản đối, khi được vẽ một bên là Phật Thích Ca
Mâu Ni, một bên là ông Hồ Chí Minh và ở giữa là bánh xe chuyển pháp
luân. Giải thích của nhóm tác giả, bức tranh được họ thực hiện theo đơn
hàng để đón chào 129 năm ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5) và dịp Lễ quốc
tế Phật Đản được tổ chức tại Việt Nam.
Thượng
tọa Thích Thanh Quyết là người đã đặt những nét vẽ đầu tiên để "khai
bút" cho quá trình thực hiện tranh. Ông Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng
bí thư Hà Huy Tập, là người bỏ tiền ra thuê nhóm họa sĩ thực hiện. Nữ
họa sĩ Ngô Hải Yến là trưởng nhóm họa sĩ vẽ theo đơn đặt hàng của ông Hà
Huy Thanh và thượng tọa Thích Thanh Quyết.
Phật
Thích Ca Mâu Ni tượng trưng cho vế đạo pháp. Ông Hồ Chí Minh tượng
trưng cho vế dân tộc. Đó là cách giải thích của thượng tọa Thích Thanh
Quyết. Cách giải thích này cho thấy không phù hợp.
Trong
một bài viết đăng trên trang của Viện Triết học, tác giả Nguyễn Mạnh
Tường, tiến sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội, lập luận : "Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành
ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc thống nhất
với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự
nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh" (1).
Như
vậy, ông Hồ Chí Minh là một tượng trưng cho cách mạng Việt Nam, cho chủ
nghĩa xã hội. Phải chăng ‘dân tộc’ ở đây mà thượng tọa Thích Thanh
Quyết muốn nói đến qua hình tượng ông Hồ Chí Minh, là mong muốn lại có
một cuộc cách mạng cho Việt Nam ? Hay là thượng tọa Thích Thanh Quyết
đang hoài nghi cho một chủ nghĩa xét lại ?
Ở
đây có lẽ đơn giản chỉ là hành vi mang tính ‘nịnh bợ’ đảng cộng sản của
thượng tọa Thích Thanh Quyết. Sẳn việc ông Hà Huy Thanh bỏ tiền thuê vẽ
tranh, ông Thích Thánh Quyết đã tiện thể ‘mượn hoa cúng đảng’. Bởi biết
đâu bức tranh này sẽ được chọn trưng bày ở vị trí nào đó tại phủ Chủ
tịch nước, hay nơi làm việc của Tổng bí thư đảng.
Thế
nhưng nội dung bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có thể mang dấu hiệu của
hành vi gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với lãnh tụ, lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, và xâm phạm tự do tôn giáo.
Ngôn
ngữ hội họa, khi thể hiện đối xứng tỷ lệ 1:1 ở bức tranh "Đạo pháp và
dân tộc", có nghĩa nhóm tác giả đồng ý với yêu cầu của đơn hàng là Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni đồng giá trị tâm linh với ông Hồ Chí Minh. Đó sẽ là
sự xúc phạm tôn giáo, nguy cơ gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Vấn
đề khác, hiểu dân dã hơn, lâu nay một số địa phương thuộc miền Bắc có
đạo thờ phượng ông Hồ Chí Minh gọi là "Tâm linh Hồ Chí Minh"(2). Liệu
bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có nhằm ám chỉ đến tôn giáo mới ra đời ở
chục năm trở lại đây này ?
Trong
lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam, có lẽ chưa có tác phẩm hội họa nào
thể hiện về hình ảnh Đức Phật Thích Ca cùng song hành với một lãnh đạo
chính trị cụ thể. Hà Nội có bức tượng ở chùa Hoè Nhai, tương truyền được
vua Lê Hy Tông cho tạc tượng mình quỳ rạp để Phật tổ ngồi trên. Vua sám
hối và tạ tội với Đức Phật vì đã phỉ báng Phật, đuổi sư ra khỏi Thăng
Long (3).
Sự
sáng tạo luôn đáng được trân trọng. Hội họa về Phật giáo ở hôm nay đang
đem hơi thở cuộc sống đương đại hình tượng hoá một phong cách đa dạng,
sinh động từ nguồn thiền thể hiện bằng loại hình tranh ảnh Phật giáo,
được phát triển theo đúng sự cần thiết của xã hội, có vị trí xác thực,
tôn nghiêm không chỉ ở các thiền tự, thiền thất, ở nơi thờ phụng, mà có
thể còn được sử dụng lan toả trong cộng đồng.
Thế
nhưng sự sáng tạo ấy không hề đồng nghĩa với chuyện ‘mượn tranh tôn
giáo’ để nịnh bợ đảng cộng sản như bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" mà
ông Hà Huy Thanh và thượng tọa Thích Thanh Quyết đã đặt hàng cho nhóm
họa sĩ Ngô Hải Yến thực hiện.
Một số bức tranh khác chủ đề Phật giáo được nhóm họa sĩ Phật Diện ở Sài Gòn thể hiện mừng Phật Đản 2019.
Trúc Giang
Nguồn : VNTB, 14/05/2019
*******************
Phật ở đâu ?
Trân Văn, VOA, 13/05/2019
Phật tử Việt Nam đang chuẩn bị cho Phật Đản – sinh nhật của Đức Phật. Năm nay, rằm tháng 4 rơi vào ngày 19 tháng 5 dương lịch và dịp Phật Đản 2019 này sẽ là lần thứ ba, Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak (đại lễ mang tính quốc tế của Phật giáo, kỷ niệm cùng lúc ba sự kiện : Phật Đản, Phật Thành đạo và Phật nhật Niết bàn).
Một buổi ăn của các em tại Tịnh thất Sơn Lâm.
Đang có rất nhiều lý do để người Việt, đặc biệt là Phật tử Việt Nam nên tự hỏi : Phật ở đâu ?
***
Cách nay bốn tuần, facebooker Chau Thi Phan đưa lên facebook của bà câu chuyện mà bà đặt tên là : Ở đó, chùa đã được cầu chứng bởi giáo dân (1)…
Ngôi chùa ấy không có biển để người ta biết tên của tự viện, không có chánh điện, chỉ có hai tăng nhân và một lũ trẻ từ hai đến hơn mười tuổi. Nếu không có hai bóng áo vàng, hàng chục bóng áo lam, áo nâu sồng của những đứa trẻ thấp thoáng bên trong, không ai nghĩ đó là "cửa Phật".
Theo mô tả của bà Châu, thật ra, ngôi chùa mà bà và bạn bè đến thăm chỉ là một căn nhà tuềnh toàng, vách gạch, mái tôn. Căn nhà ấy vừa đặt bàn thờ Phật, vừa là chỗ ăn ở của lũ trẻ. Trong khuôn viên cái gọi là chùa, có một căn nhà khác trong tình trạng xây dựng dở dang, tượng và bát nhang nằm rải rác chung quanh, chẳng khác gì bị bỏ hoang...
Sở dĩ bà Châu và bạn bè bỏ thời gian, công sức từ Sài Gòn đến Long Khánh, băng qua thêm một con đường đất đỏ ngoằn nghèo dẫn vào chân núi Chứa Chan, khó đi đến mức người ngồi trên xe chỉ sợ xe… lật, tìm tới "chùa" vì qua facebook, họ biết, đó là nơi hai người đàn ông thí phát quy y đang nuôi lũ trẻ, đứa thì bị vứt bỏ từ lúc mới chào đời, đứa thì vì cha mẹ không thể hoặc không muốn nuôi dưỡng do chúng thiểu năng,...
12 đứa trẻ vốn dĩ bất hạnh ấy đã có một mái ấm, đang và sẽ còn lớn lên trong tình thương, bằng mồ hôi của hai tăng nhân. Cả hai quần quật làm vườn, thu hoạch rau củ, trái cây, làm sữa đậu nành, bún xào chay, chả giò chay… mang đi bán để mua sữa, mua quần áo và những nhu yếu phẩm tối cần thiết giúp lũ trẻ tồn tại.
Hai tăng nhân kể với bà Châu, họ có chung thầy. Tám năm trước, cả hai rời thầy, cùng nhau đi tìm một nơi thanh tịnh làm nơi tu tập và chọn chỗ hiện nay – vốn là một cái cốc bị bỏ hoang và chủ cốc đồng ý bán… chịu. Họ dựa vào mình, dựa vào nhau, không dựa vào bá tánh. Rồi hoàn cảnh đẩy đưa, họ tự nguyện làm chỗ dựa cho lũ trẻ…
Do ái ngại trước… cảnh chùa, một số Phật tử phát tâm muốn hỗ trợ cả hai tăng nhân dựng một gian nhà riêng để thờ Phật nhưng chính quyền địa phương không cho vì cả hai tăng nhân không phải là thành viên của… Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Gian nhà bên cạnh dở dang là vì thế.
Cả hai tăng nhân giải thích, họ không ghi danh làm thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam vì sẽ phải đóng nhiều thứ tiền. Hóa ra, ngay cả treo biển đề tên tự viện cũng phải đóng hàng trăm triệu. Chẳng lẽ không phải thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì không phải là… tu (?). Thôi thì dành khoản tiền đó để nuôi lũ trẻ !
Một trong hai tăng nhân bảo với bà Châu. Vài năm trước, do tường nứt toác mà không có tiền, ông tâm sự trên facebook, hi vọng có ai đó sẽ giúp cho ba bao xi măng. Thế rồi một trong những người đọc nhắc rằng, Đức Phật bỏ cả ngai vàng, tọa thiền dưới gốc cây chịu bao mưa nắng để tu, giờ, tại sao chỉ vì bất tiện chút xíu mà đã đi xin ? Lời nhắc nhở đó khiến ông giật mình và kể từ đó, cả hai tự làm, tự lo…
Có một tình tiết mà sau khi phát giác, bà Châu mạnh miệng kết luận, ngôi chùa không ra chùa ấy đã được các giáo dân Công giáo cầu chứng : Khi xuống bếp, trò chuyện với những người mà bà cho là đến chùa làm công quả, giúp hai tăng nhân nấu nướng cho lũ trẻ, họ làm bà sửng sốt khi khẳng định họ không phải là Phật tử…
Họ là những giáo dân Công giáo sống quanh chùa. Cảm động trước cảnh hai tu sĩ khác tôn giáo thức khuya, dậy sớm, làm việc quần quật rồi tất tả chạy chợ, bán những thứ tự làm, vừa để nuôi thân, vừa để nuôi lũ trẻ, khiến họ tự thấy cần xúm vào phụ một tay. Bà Châu gọi đó là bằng chứng chùa đã được cầu chứng – thẩm định giá trị !
Cuối câu chuyện vừa kể, bà Châu giải thích, bà không nêu tên tự viện vì bà không muốn tâm sự của bà gây thêm khó khăn cho hai tăng nhân. Những câu chuyện mà một vài facebooker khác từng kể trên mạng xã hội về ngôi chùa này đã trở thành lý do khiến hai tăng nhân bị chính quyền địa phương gọi lên răn đe : Đừng lợi dụng lũ trẻ để kiếm tiền !
Dẫu bà Châu không nêu nhưng tìm trên facebook vẫn có thể biết ngôi chùa trong câu chuyện bà Châu kể là Tịnh thất Sơn Lâm, tọa lạc tại ấp 1, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Hai tăng nhân trú trong tịnh thất là Đại đức Thích Chơn Lâm và Tỳ kheo Thích Nhuận Hiền (2).
Tịnh thất Sơn Lâm chưa có biển, chưa có chánh điện, tượng rồi bát nhang đang ngổn ngang giữa nắng mưa nhưng có Phật không ? Ai dám bảo là không ?
***
Cuối tuần này, đại diện Phật giáo của nhiều quốc gia sẽ đến Việt Nam tham dự Đại lễ Vesak.
Ai cũng biết, với Việt Nam, Đại lễ Vesak không chỉ là sự kiện của riêng Phật giáo, đã rất nhiều lần chính quyền Việt Nam sử dụng Đại lễ Vesak như một bằng chứng, chứng minh rằng Việt Nam tôn trọng "tự do tôn giáo", nỗ lực không ngưng nghỉ để thăng tiến nhân quyền như đã cam kết với cộng đồng quốc tế.
Năm nay là lần thứ ba Đại lễ Vesak diễn ra tại Việt Nam. Trừ lần đầu (2008), Đại lễ Vesak được tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình như một bằng chứng, chứng minh sự ủng hộ vô điều kiện của chính quyền Việt Nam với Phật giáo. Lần thứ hai và lần này, Đại lễ Vesak đều diễn ra tại các đại tự cùng do… Công ty Xây dựng Xuân Trường đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn Đại lễ Vesak 12/5/2019
Chùa Bái Đính – nơi diễn ra Đại lễ Vesak lần thứ hai tại Việt Nam (2014) – là một kiến trúc nằm trong Khu Du lịch Tâm linh Tràng An.
Cho đến giờ này, người ta chỉ biết chùa Bái Đính có chín cái nhất, không… Châu Á thì cũng… Đông Nam Á hoặc Việt Nam, có xá lợi Phật được rước từ Ấn Độ về, Đại lễ Vesak từng được tổ chức tại đó… và cũng từ đó, Khu Du lịch Tâm linh Tràng An trở thành một điểm hành hương, tham quan nổi tiếng, khách du lịch tăng theo mức triệu/năm.
Người ta chưa biết tại sao Công ty Xây dựng Xuân Trường được giao hàng chục ngàn héc ta công thổ, kể cả núi, rừng, sông, suối ? Người ta cũng chưa biết tại sao vốn đầu tư vào Khu Du lịch Tâm linh Tràng An, đặc biệt là hạ tầng, tuy là công quỹ (ít nhất cũng khoảng 3.000 tỉ) nhưng tổ chức khai thác thì lại do Công ty Xây dựng Xuân Trường đảm nhận và hưởng… 90% doanh thu (3).
Chẳng biết có phải Đại lễ Vesak hồi 2014 ở Việt Nam mở đường hay không mà Công ty Xây dựng Xuân Trường lại được giao chừng 4.000 héc ta nữa để xây dựng Khu Du lịch Tâm linh Tam Chúc. Trong Khu Du lịch Tâm linh Tam Chúc cũng có đại tự : Chùa Tam Chúc và đây là nơi được chọn để tổ chức Đại lễ Vesak vào cuối tuần này.
Công ty Xây dựng Xuân Trường không giấu giếm tham vọng sẽ đầu tư xây dựng Tổ hợp Du lịch Tâm linh chùa Hương, diện tích 1.000 héc ta. Nếu tham vọng này được chấp nhận, Công ty Xây dựng Xuân Trường sẽ là doanh nghiệp khai thác Kế hoạch thực hiện "tuyến du lịch tâm linh" từ Hà Nội đến Ninh Bình đã được chính quyền Việt Nam phê duyệt và hệ thống hạ tầng của tuyến du lịch tâm linh này hoàn toàn là vốn ngân sách.
Phật có ở trong những đại tự cấu thành các Khu Du lịch Tâm linh không ? Rộng hơn, Phật có ở trong những đại tự do các tăng nhân đang nắm giữ đủ loại chức vụ, cả chính trị (Đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc…), lẫn lãnh đạo tăng đoàn các cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đang trụ trì hay không ?
Phật ở đâu khi những tăng nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức bán sao để giải hạn, bán vong để giải nghiệp ? Phật ở đâu khi những tăng nhân này tu tập trong xa hoa, thậm chí đua nhau phô trương sang, giàu qua xe hơi, điện thoại, đồng hồ... Vừa niệm Phật vừa chửi thề, rủa xả chúng sinh, vừa gõ mõ, vừa đánh người, thậm chí đánh lẫn nhau như thời gian vừa qua ?
Theo Phật có nên theo những tăng nhân, thay vì nhìn vào giáo pháp để tự vấn, tự điều chỉnh trên con đường tu tập thì lại thỉnh thị ý kiến của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam trong tất cả mọi chuyện và tìm mọi cách để gắn cho bằng được đạo pháp với chủ nghĩa xã hội hay không ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/05/2019
Chú thích :
(3) http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/22463602-%C2%A0phan-dinh-ro-loi-ich-trach-nhiem-quan-ly-tai-chua-bai-%C3%B0inh-va-khu-du-lich-trang-an.html
****************
Vẽ ông Hồ Chí Minh ngang hàng Đức Phật là "nông cạn và bệnh hoạn"
RFA, 13/05/2019
Học
viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện
mừng Lễ Phật Đản năm 2019 và công bố bức tranh sơn mài có tên "Đạo Pháp
và Dân Tộc". Bức tranh khiến công luận phản ứng với hình ảnh một bên là
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, một bên là ông Hồ Chí
Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.
Học
viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện
mừng Lễ Phật Đản năm 2019 và công bố bức tranh sơn mài có tên "Đạo Pháp
và Dân Tộc". Courtesy hvpgvn.edu.vn
Tác
phẩm ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’ được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà
Huy Thanh, cháu nội của cố Tổng bí thư đảng cộng sản Hà Huy Tập, cùng sự
ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của Thượng tọa Thích Thanh Quyết cùng
đông đảo cán bộ và tăng ni sinh của học viện Phật giáo Việt Nam. Thượng
tọa Thích Thanh Quyết cũng chính là người đã đặt những nét vẽ đầu tiên
để "khai bút" cho quá trình thực hiện bức tranh.
Nhận
định về Bức tranh ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’, Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn
Xuân Diện cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình hôm 13/5/2019, như
sau :
"Bức
tranh ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’ do một nhóm họa sĩ tặng cho Học Viện Phật
giáo mà người nhận là Thượng tọa Thích Thanh Quyết, đã gây một chấn động
lớn trên mạng xã hội, và gây một sự phản ứng lớn trong cộng đồng mạng.
Tôi có xem bức tranh đó, trước hết tôi thấy sự hiểu biết quá nông cạn và
quá bệnh hoạn của các họa sĩ này. Bởi vì những họa sĩ có học hành đầy
đủ và có nền tảng về tri thức thì không bao giờ người ta vẽ bức tranh
như thế, cho dù người ta có tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay tôn
kính cố Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không, thì người ta cũng không thể phác
họa đồ án và trình bày như thế".
Theo
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, sự việc này thể hiện sự hiểu biết về văn hóa
rất là thấp kém, thể hiện sự sùng bái quá đáng, nó là sự xúc phạm lớn
đến cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và cả ông Hồ Chí Minh. Ông nói tiếp :
"Tôi
cho rằng những người vẽ bức tranh này xứng đáng nhận những lời đàm tiếu
của thiên hạ, của mọi người. Ngoài ra, Thượng tọa Thích Thanh Quyết là
Phó Học Viện Phật giáo Việt Nam, người đã hồ hởi nhận bức tranh đó, theo
tôi biết cũng là người tư vấn ban đầu cho dự án vẽ bức tranh này, xứng
đáng nhận lời chê trách, phê bình và khinh bỉ của mọi người".
Ảnh: Thượng Tọa Thích Thanh Quyết tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Bình Liêu
Tin
cho biết, bức tranh "Đạo Pháp và Dân Tộc" có chiều cao 2 m, chiều ngang
4,2 m, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của
Việt Nam và vàng thật 100%, thời gian thực hiện kép dài 1 tháng, với sự
tham gia của họa sĩ Ngô Hải Yến và 5 họa sĩ khác.
Phát biểu tại Lễ công bố bức tranh, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết :
"Toàn
bộ bức tranh là trí tuệ, chất liệu tâm huyết của người Việt Nam vẽ Đức
Phật và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm nay ngày sinh của đức Phật và chủ tịch
Hồ Chí Minh lại trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy, vì vậy tâm thành
của các cư sĩ Phật tử, tri thức và các họa sĩ đã vẽ một bức tranh đặc
biệt như vậy".
Tuy nhiên từ Đà Nẵng, Hòa thượng Thích Thiên Phúc lại bày tỏ sự không đồng tình :
"Lắm
lúc mình nói thì cũng không hay cho lắm, nhưng thực chất vẽ như vậy là
không đúng. Thứ nhất các nhà hội họa, tầm cỡ họ nhìn không rõ ràng và
sắc nét, bởi vì có vẽ gì thì nội dung họ muốn được phong phú. Thứ hai
đồng ý ông Hồ là vị lãnh tụ quốc gia, nhưng ổng ở tại thế gian mà, đâu
có xuất gia, làm sao so sánh với Đức Phật. Đức Phật là xuất thế gian,
mình là tại thế gian. Đức Phật thì tầm cỡ năm châu bốn bể, mình chỉ tầm
cỡ quốc gia, ý thức hệ được lòng dân thì 5, 7 chục năm, 100 năm, không
được thì còn ít hơn. Từ ngàn xưa đã như thế, Đức Phật đã hơn 25 thế kỷ
rồi, ông Hồ làm sao ngang hàng được".
Hòa
thượng Thích Thiên Phúc cho rằng, các thầy, các sư là người xuất gia
không nên tô son đánh phấn một cách sai trái văn hóa, sai trái về lịch
sử Phật giáo từ ngàn xưa đến giờ. Theo ông, ý thức hệ thì sẽ mai một,
không trường tồn, chế độ nào cũng tuyên bố muôn năm, nhưng thực chất
không muôn năm. Ông dẫn chứng, Phật giáo không cần nói muôn năm, nhưng
Phật giáo vẫn tồn tại trong lòng dân tộc. Ông cho rằng, Đạo Pháp là của
dân tộc chứ không của riêng một ý thức hệ nào cả.
Hòa thượng Thích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, nhận định :
"Những
vị Tu sĩ Phật giáo mà thực chất họ là những đảng viên cộng sản, nên
đương nhiên họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào đảng và nhà nước. Họ ca ngợi
ông Hồ chỉ vì quyền lợi của họ mà thôi. Những ‘đảng sư’, những nhà sư
ủng hộ đảng và nhà nước, thì vốn từ lâu họ cũng tôn thờ, coi ông Hồ Chí
Minh như Bồ Tát, coi như Phật cho nên họ làm vậy cũng là bình thường đối
với họ. Nhưng làm đau lòng những chức sắc tôn giáo, những phật tử chân
chính, rất là đau đớn".
Theo
Hòa thượng Thích Không Tánh, những vị sư không còn đi theo đúng đường
hướng của Đức Phật thì đương nhiên họ cũng không cần biết đúng hay sai,
miễn sao họ được hưởng lợi. Cho nên theo ông, họ mới có những hành động
tung hê, lấy lòng một cách lộ liễu như vậy.
Còn
Hòa thượng Thích Thiên Phúc thì cho rằng, đã là con nhà Phật, đã cát ái
từ thân xuất gia, thì không thể làm như thế được. Ông cho biết, khi
nhìn bức tranh vẽ như thế, nhìn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhìn các vị
‘Họ Nô’, ông đã xót xa cho Phật giáo vô cùng.
Đối
với thực tế lâu nay có tình trạng đưa tượng bán thân của cố Chủ tịch Hồ
Chí Minh vào trong các ngôi chùa để thờ cạnh Đức Phật, Tiến sĩ Nguyễn
Xuân Diện, cho rằng điều này phản ánh một tín ngưỡng, một tâm thế của xã
hội Việt Nam, có một cái gì đấy bất ổn về mặt tâm linh.
Trung Khang
******************
Tranh vẽ Hồ Chí Minh ngồi ngang Phật Thích Ca: ‘Phật giáo quốc doanh thời mạt pháp’
TK, Người Việt, 12/05/2019
Cộng
đồng mạng xã hội hôm 12 tháng Năm bày tỏ phẫn nộ về bức tranh sơn mài
dát vàng "Đạo Pháp và Dân Tộc" được vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni,
một bên là Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết và bức tranh vẽ Phật Thích Ca và Hồ Chí Minh. (Hình : VietnamNet)
Bức
tranh có kích cỡ 2 x 4,2 mét, của họa sĩ Ngô Hải Yến cùng nhóm họa sĩ
được cho là vẽ từ ý tưởng của ông Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư
Hà Huy Tập.
Tranh
do Thượng tọa Thích Thanh Quyết, phó chủ tịch "Hội đồng Trị sự Trung
ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam", đồng thời còn là đại biểu Quốc hội
tỉnh Quảng Ninh giới thiệu mừng đại lễ Phật Đản.
Báo
điện tử VTC News tường thuật rằng buổi lễ ra mắt bức tranh nêu trên
"diễn ra trong tiếng vỗ tay không ngừng của các tăng ni, Phật tử".
Thượng
tọa Quyết được VietnamNet dẫn lời : "Bức tranh là trí tuệ, chất liệu
tâm huyết của người Việt Nam vẽ đức Phật và Hồ Chí Minh. Năm nay ngày
sinh của đức Phật và Hồ Chí Minh trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy,
vì vậy tâm thành của các cư sĩ Phật tử, tri thức và các họa sĩ đã vẽ một
bức tranh đặc biệt như vậy. Đức Phật tổ Thích Ca và Hồ Chí Minh đều là
những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh
thần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là "Đạo Pháp và Dân Tộc" mà trong
đó, Đức Phật biểu trưng cho đạo pháp, Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh
thần dân tộc".
Người
được mạng xã hội gọi là "sư quốc doanh" này trụ trì khu di tích-chùa
Yên Tử và chùa Phúc Khánh, nơi hàng năm đều tổ chức lễ dâng sao giải hạn
và đại lễ cầu an và được chính quyền huy động hàng trăm cảnh sát bảo vệ
an ninh.
Bức
tranh vẽ Phật Thích Ca và Hồ Chí Minh bị nhiều blogger chỉ trích là
biểu hiện của mạt pháp và là cách "Phật giáo quốc doanh" mừng Đại Lễ
Phật Đản.
Tuy
vậy, thực tế là nhiều chùa ở cả ba miền tại Việt Nam đều có để hình ông
Hồ, bên cạnh tượng Phật trong khu thờ. Thậm chí, mới đây người ta còn
phát giác một ngôi chùa tại Đà Nẵng để hình cố Chủ tịch nước Trần Đại
Quang trong khu thờ.
Luật
sư Luân Lê bình luận trên trang cá nhân hôm 12 tháng Năm : "Thích Thanh
Quyết, kẻ bán sao trên trời không cho nợ dù chỉ một đồng, vẫn đứng vào
hàng ngũ nhà Phật, trưng một bức tranh để hình chân dung Hồ Chí Minh
sánh ngang với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi không còn tưởng tượng nổi
thứ đạo Phật bị báng bổ và hủy hoại đến khi nào mới dừng lại ?".
"Đức
Phật không sát sinh đến một con kiến, và không màng lợi danh hay vị thế
chính trị (cung triều) để hành hương cứu vớt chúng sinh bằng việc phổ
độ giáo lý, phật pháp nhằm làm cho con người bao dung, bớt đi khổ hạnh
do lòng tham (tranh đoạt), tâm sân (thù, ghét, hận), sự si (ngu dốt) tạo
nên, trong đó có ngũ giới cấm kỵ. Ông Hồ còn phải khóc lóc và xin lỗi
trước toàn dân về cuộc cách mạng cải cách ruộng đất gây bao đau thương
khiến hàng trăm ngàn người bị đấu tố, bị cướp đoạt điền địa và bị giết",
theo Facebook Luân Lê.
Thượng
tọa Quyết cũng từng bị Luật sư Nguyễn Danh Huế chỉ trích trên trang cá
nhân hồi tháng 2/2019 : "Với hàng loạt chức danh, đúng ra ông Thích
Thanh Quyết phải thượng tôn pháp luật, phổ biến phật pháp, làm cho người
dân hiểu đúng về đạo phật, tránh u mê và tránh cho người dân bị kẻ xấu
lợi dụng. Thế nhưng ông Quyết đã không làm vậy, ngược lại trong nhiều
năm qua, ông tổ chức cúng dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh – một
hình thức mê tín dị đoan không có trong giáo lý của đạo Phật, làm cho
dân chúng mê muội, gây ách tắc giao thông, gây mất trật tự công cộng,
làm nhếch nhác đô thị và làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc
tế".
Đến
nay, nhiều blogger vẫn nhắc lại phát biểu hùng hồn của ông Quyết tại
một phiên họp Quốc hội hồi năm 2014 : "Đảng và nhà nước Việt Nam phải
xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Hàn".
T.K.