Ông Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản phải làm gì để thoát hiểm? (Việt Hoàng)
"Đảng
cộng sản Việt Nam luôn ưu tư làm sao để họ không bị mất mát gì và vẫn
giữ được những gì đang có. Còn chuyển đổi chính trị Việt Nam thế nào để
đất nước không bị xáo trộn và đổ vỡ là ưu tư của Tập Hợp Dân Chủ Đa
Nguyên. Điều này cũng không có gì là khó giải quyết". (Việt Hoàng)
Việc
ông Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội "tín nhiệm" để nắm thêm chức Chủ
tịch nước hôm 23/10/2018 đã khẳng định vai trò độc tôn của ông trên
chính trường Việt Nam. Từ giờ trở đi ông Trọng có thể lấy bất cứ một
quyết định gì mà không sợ bất cứ sự chống đối nào ở trong đảng.
Tỉ
lệ tín nhiệm 100% hay 98% dành cho ông Trọng chỉ nói lên một điều rằng
Đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn bế tắc, không lối thoát vì không còn
gì để thảo luận với nhau. Đảng cộng sản Việt Nam đã mất đồng thuận trên
những giá trị nền tảng vì chủ nghĩa cộng sản đã phá sản hoàn toàn.
Tình
hình kinh tế Việt Nam đang rất nguy nan. Dù các loại phí, thuế tăng
liên tục nhưng cũng không đủ để chi tiêu thường xuyên (tức là trả lương
cho bộ máy nhân sự nhà nước và quân đội, công an). Vốn vay ưu đãi (ODA)
từ các định chế quốc tế và các nước dân chủ cũng sắp chấm dứt. Nỗ lực
của ông Phúc khi sang Nhật vay tiền đã không mang lại kết quả. Theo báo
chí nhà nước thì Việt Nam nợ công 3,1 triệu tỉ đồng tức khoảng 132,5 tỉ
USD nhưng trong thực tế đã lên tới 432 tỉ USD. Không ai còn muốn cho
Việt Nam vay nên Việt Nam phải cắn răng vay của Trung Quốc với lãi xuất
cao và thời gian trả nợ gốc ngắn (10-15 năm). Không ai biết được Việt
Nam vay của Trung Quốc bao nhiêu tiền. Có lẽ cũng vài chục tỉ USD.
Trong
cuộc tiếp xúc ngày 26/6/2014 tại Sài Gòn, ông chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đã không cải chính lời phát biểu của chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, theo
đó Trung Quốc thỏa thuận viện trợ cho Việt Nam 20 tỷ USD và cho vay 100
tỷ USD. Chế độ cộng sản Việt Nam rất cần sự giúp đỡ tài chính này bởi vì
do hậu quả của bất tài và tham nhũng kinh tế Việt Nam thực ra đang ở
trong tình trạng phá sản.
Trung
Quốc là một chổ dựa cho Đảng cộng sản Việt Nam nhưng hiện tình Trung
Quốc đang rất bi đát. Nếu GDP của Trung Quốc là 12.000 tỉ USD và nợ công
là 260% GDP (bao gồm nợ của chính phủ 45%, các công ty quốc doanh 160%
và tư nhân 55%) thì núi nợ của Trung Quốc đã hơn 30.000 tỉ USD (1).
Con
số 12.000 tỉ GDP/năm có khả năng là thổi phồng, thực tế có lẽ chỉ vào
khoảng 7000-8000 ngàn tỉ và như thế thì nợ công của Trung Quốc phải lên
đến 300%-400% GDP (2).
Trung
Quốc phát hành trái phiếu với lãi xuất khủng 4-5%/năm để gom tiền rỗi
rãi trong dân và phát hành công trái (một cách vay mượn tiền từ các quĩ
đầu tư quốc tế) với lãi xuất 2,9-3,2%/năm, trong khi công trái của Đức,
Mỹ chỉ là 0,5%/năm. Mỗi năm Trung Quốc trả lãi khoảng 900 tỉ USD.
Trung
Quốc ném một đống tiền lên đến nhiều ngàn tỉ USD vào dự án "một vành
đai, một con đường" mà không thể thu hồi vốn. Các nước vay tiền của
Trung Quốc đều là các nước nghèo và không có khả năng chi trả. Ví dụ
trường hợp Sri Lanka đã không thể trả nợ vay của Trung Quốc nên phải
nhượng cảng nước sâu Hambantoba cho Trung Quốc trong 99 năm (nhiều khả
năng là Trung Quốc cũng không biết làm gì với cục nợ này vì tàu buôn
quốc tế không vào đây). Myanmar, Malaysia và các nước Châu Phi đã dừng
các dự án với Trung Quốc lên đến hàng chục tỉ USD và tất nhiên là họ
không thể có tiền để trả cho Trung Quốc và Trung Quốc cũng không biết
thu hồi nợ bằng cách nào, nhiều khả năng là mất trắng.
Khủng
hoảng kinh tế đang đến với Trung Quốc và sẽ rất trầm trọng dù có Trump
và cuộc chiến thương mại hay không. Trung Quốc không còn là chỗ dựa cho
chính quyền cộng sản Việt Nam. Bắc Triều Tiên cũng đã bị Trung Quốc bỏ
rơi. Ngay cả Trung Quốc cũng đến lúc không thể vay mãi được nữa nên
không thể giúp gì cho Việt Nam. Một thiên triều chính thức sụp đổ khi nó
không còn là chỗ dựa cho các nước chư hầu. Trường hợp Việt Nam-Trung
Quốc cũng giống Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu trước đây.
Về
chính trị thì Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đều hiểu rằng không
thể tiếp tục theo đuổi con đường cũ. Ngay cả ông thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc cũng phải nhận vơ tại Áo (hôm 15/10/2018) rằng "Việt Nam là một
nước dân chủ và chúng tôi lên án chế độ độc tài". Tuy nhiên trong thực
tế họ lại không muốn dân chủ hóa đất nước vì họ sợ mất quyền lực, mất
quyền lực là mất tất cả.
Cái chết của ông Trần Đại Quang để lại nhiều dư âm và nhiều điều cần suy ngẫm. Trừ gia đình ra không thấy ai thương tiếc ông ấy. Chỉ thấy những cáo buộc và sự khinh ghét. Chính ông
thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, phó chính ủy quân khu 7 đã thống kê rất
chi tiết để người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới biết được lòng dân
Việt Nam đối với lãnh đạo Đảng và Đảng cộng sản Việt Nam là như thế nào :
"Liên
quan đến việc cố chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, trong một số
ngày cuối tháng 9/2018 trên mạng xã hội đã có 36.000 bài viết, 174.921
bàn luận, 198.384 lượt chia sẻ và hàng triệu lượt like với những thông
tin, hình ảnh xuyên tạc ác ý nhằm nói xấu chế độ".
Không hiểu những người như ông Trần Đại Quang lúc
sống và ban lãnh đạo đảng bây giờ có bao giờ tự hỏi "Thế nào là một
cuộc đời đáng sống ?". Ai rồi cũng phải chết, cũng phải trở về với cát
bụi. Cái chết của những người như ông Trần Đại Quang nhắc
nhở chúng ta về sự ngắn ngủi phù du của cuộc sống và sự kệch cỡm nhảm
nhí của những tham vọng quyền lực và danh vọng. Những người như Trần Đại Quang có lẽ chưa bao giờ ý thức được điều này.
Một trong những mối nguy của đất nước mà chúng ta có thể nhìn thấy qua cái chết của ông Trần Đại Quang là sự tuyệt vọng của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Họ biết là sẽ mãi mãi bị nguyền rủa. Những người không còn gì để mất này rất đáng sợ, họ có thể làm tất cả.
Còn những người có chút lương tri thì sao ? Có
lẽ mong muốn của nhiều đảng viên quan chức Việt Nam hiện nay là được hạ
cánh an toàn bằng sự cách chức, thậm chí bị "tù tội" một thời gian ngắn
cũng được, để trút bỏ mọi mặc cảm tội lỗi và tránh bị trừng phạt trong
tương lai. Nếu xảy ra chuyện thay đổi chế độ thì (có lẽ) sẽ không có ai
chống đối vì ai cũng muốn có một cuộc sống thật sự bình thường, một công
việc phù hợp, không bị áp lực và nhất là không phải làm những chuyện
thất đức để bị người dân oán hận, chửi rủa trừ một số ít đang "hưởng
lộc" của cơ chế lỗi thời này.
Sau
khi ông Chu Hảo bị Ủy ban kiểm tra trung ương đảng đề nghị "xem xét thi
hành kỷ luật" thì một số đảng viên lão thành và nổi tiếng như nhà văn
Nguyên Ngọc đã nhân cơ hội này đã tuyên bố ra khỏi đảng sau 62 năm gắn
bó. Đây là cú sốc rất lớn cho các đảng viên đang còn phân vân và lưỡng
lự vì ngay cả một người nổi tiếng và ôn hòa như Chu Hảo mà còn bị kỷ
luật thì họ sẽ ra sao ? Chính đảng cộng sản cũng không chấp nhận chuyện
nhập nhằng giữa việc theo hoặc không theo đảng. Đảng buộc đảng viên của
đảng phải chọn, hoặc là im lặng và phục tùng vô điều kiện, hoặc là chia
tay. Ông Chu Hảo và bạn bè ông đã chọn cách chia tay với đảng cộng sản.
Quyết định này của đảng và ông Chu Hảo khiến nội bộ đảng đang chia rẽ và
phân hóa hơn bao giờ hết.
Quyết
định kỷ luật của Ủy ban kiểm tra Trung ương đối với ông Chu Hảo chỉ là
một quyết định bình thường trong nội bộ một tổ chức chính trị ở một xã
hội bình thường và văn minh, nhưng đây lại là một cột mốc và cú sốc quan
trọng đối với các đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có một điều
rất ngạc nhiên khi thấy lá "thư ngỏ" của một nhóm trí thức yêu cầu Ủy
ban kiểm tra Trung ương đảng rút lại quyết định trên. Hình như họ vẫn
còn lẫn lộn giữa đảng và nhà nước, đảng và tổ quốc. Đảng cộng sản Việt
Nam không có gì sai trong việc kỷ luật ông Chu Hảo một khi ông không còn
chung đường và chung lý tưởng với họ. Còn chuyện cống hiến của ông sẽ
được nhân dân ghi nhận, việc đảng cộng sản lợi dụng và nhân danh nhà
nước để trừng phạt ông Chu Hảo lại là một chuyện khác.
Quay
lại chuyện Đảng cộng sản Việt Nam có cách nào để thay đổi mà không mất
gì không ? Tất nhiên là có. Như tôi đã viết trong bài "Tân chủ tịch
Nguyễn Phú Trọng và lối thoát cho đảng cộng sản" (3). Việc ông Nguyễn
Phú Trọng tập trung tất cả quyền lực vào một mối có cái hay là mọi quyết
định của ông, kể cả quyết định thay đổi Việt Nam về hướng dân chủ đều
sẽ không bị ai trong đảng phản đối.
Ông
Trọng không có khả năng và tư chất của một nhà độc tài. Ông chỉ là một
nhà nghiên cứu và lý luận của đảng cộng sản, cả đời ông chỉ có học và
đọc về lý thuyết của Mác-Lê. Đi nhiều, học nhiều chắc ông cũng phải biết
là Đảng cộng sản Việt Nam không thể bơi ngược dòng lịch sử. Trung Quốc,
Nga và các nước độc tài cuối cùng trong đó có Việt Nam đang phải sống
những ngày cuối cùng rất khó khăn. Mọi cố gắng và nỗ lực để duy trì chế
độ toàn trị như hiện nay sẽ sớm thất bại. Chỉ có một con đường duy nhất
là ông Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam cần chủ động để làm tác nhân thay
đổi lịch sử thay vì không làm gì để trở thành nạn nhân của lịch sử.
Đảng
cộng sản Việt Nam luôn ưu tư làm sao để họ không bị mất mát gì và vẫn
giữ được những gì đang có. Còn chuyển đổi chính trị Việt Nam thế nào để
đất nước không bị xáo trộn và đổ vỡ là ưu tư của Tập Hợp Dân Chủ Đa
Nguyên. Điều này cũng không có gì là khó giải quyết.
Lập
trường của Tập Hợp là "hòa giải và hòa hợp dân tộc" vì vậy sẽ không có
bất cứ một sự thanh trừng hay phân biệt đối xử nào xảy ra trong thời kỳ
hậu cộng sản. Tất cả bộ máy công chức của chính quyền, trong đó có cả
quân đội và công an vẫn phải duy trì và giữ nguyên. Lý do cũng giản dị
vì họ đã quen việc và có kinh nghiệm. Mọi thay đổi nếu có thì cũng chỉ
đơn thuần vì lý do kỹ thuật, ví dụ những người không làm được việc và
những bộ phận phục vụ cho việc kiểm soát tư tưởng nhân dân. Một lý do
nữa là đối lập dân chủ cũng không lấy đâu ra người để thay thế toàn bộ
bộ máy công chức trong một sớm một chiều được. Những người bị buộc thôi
việc cũng sẽ được đối xử tử tế và công bằng.
Khó
khăn lớn nhất trong thời kỳ hậu cộng sản là chọn người để đặt vào những
vị trí quan trọng. Dân chủ không phải là phép màu để thay đổi mọi thứ
sau một đêm. Dân chủ giúp cho chính quyền lựa chọn được những phương án
tốt nhất và đặt những người có khả năng nhất vào các vị trí cần thiết.
Phương thức quản lý xã hội tốt hay xấu sẽ quyết định cho sự thất bại hay
thành công của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Cũng
không nên làm cách mạng đường phố, đập bỏ đi tất cả và làm lại từ đầu
như các cuộc cách mạng "mùa xuân Ả Rập". Nên chuyển giao quyền lực từ từ
và ôn hòa theo một lộ trình có kiểm soát. Chính quyền dân chủ tương lai
sẽ kế thừa và tiếp tục những gì của chế độ cộng sản để lại, kể cả xấu
lẫn tốt.
Để
bắt đầu, chính quyền Việt Nam cần công nhận quyền tự do ngôn luận và
quyền tự do kết hợp của người dân bằng việc thừa nhận các tổ chức dân
chủ đối lập. Có thể tham khảo trường hợp của Myanmar. Ai cũng biết là
cựu tổng thống Than Shwe đã thành công trong việc chuyển giao quyền lực
cho bà Aung San Suu Kyi nhưng bà lại thất bại vì đã không chuẩn bị và
không có bất cứ một dự án chính trị nghiêm túc và khả thi nào.
Đã
đến lúc, Đảng cộng sản Việt Nam cần nghĩ đến chuyện đàm phán và thỏa
thuận với các đảng đối lập dân chủ để ấn định thời gian tổ chức bầu cử
quốc hội trong thời gian sớm nhất có thể.
Việt Hoàng
(05/11/2018)