Đặc khu kinh tế đừng nối giáo cho giặc (Võ Ngọc Ánh)

Mặc khác số dân Trung Quốc này lại hoàn toàn có thể trở thành đội quân và với vũ khí đã chuẩn bị sẵn ngay tại cơ sở kinh doanh, lưu trú của mình. Trong số những lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thì người Trung Quốc là đông nhất, chấp hành pháp luật kém nhất, nhưng cũng tác oai, tác quái nhất. Hãy nhìn Fosmosa ở Hà Tỉnh, Tân Rai ở Lâm Đồng để mà biết sợ, biết nghi ngại.


Kỳ họp thứ năm, Quốc hội hóa XIV đang họp bàn để thông quan dự thảo luật khu hành chính – kinh tế đặc biệt cho Vân Đồn, Bắc Văn Phong và Phú Quốc. Theo lẽ thường dự luật này sẽ được thông qua vì đã được Bộ Chính Trị đảng cộng sản đồng ý, quốc hội chỉ còn là nơi làm thủ tục.

Thế nhưng hiếm có dự luật nào lại gặp sự phản đối gay gắt của người dân như dự luật này. Gã phản đối vì tin các đặc khu kinh tế không còn thích hợp, nguy cơ bị Trung Quốc cát cứ với điều khoản cho thuê đất quá dài.

Không còn thích hợp

Gã phản đối đặc khu kinh tế vì gã nghĩ nó chỉ thích hợp với Việt Nam 20 – 30 năm trước. Ở thời điểm này đất nước cần học hỏi kinh nghiệm với thế giới từ một cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch của nhà nước sang nên kinh tế mở ra với thế giới. 

Gã nghĩ, sau hơn 30 năm thực hành Việt Nam chắc hẳn đã có rất nhiều kinh nghiệm từ cách làm ăn, quản lý, bang giao kinh tế với các nước sau 30 năm tự cởi trói do mình buộc. Đó là các quá trình dài làm ăn với thế giới, làm bạn với các nước, các khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động lâu năm, là thành viên của các tổ chức hợp tác kinh tế song phương, đa phương. Chẳng lẽ giờ đi xây dựng lại phòng thí nghiệm đặc khu kinh tế? 

Đây là lúc nhà nước cần tạo ra một cơ chế tốt để mọi miền, địa phương đều có cơ hội phát triển chứ không phải là sự phân mảnh. Các địa phương trên cơ sở đó, cùng với lợi thế về tự nhiên, đầu tư về hạ tầng, tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo, sự thông thoáng trong thủ tục sẽ thu hút được nhiều hay ít nhà đầu tư cho mình.

Đừng đưa ra sự thành công của vài đặc khu như Thẩm Quyển, Hạ Môn, Chu Hải ở Trung Quốc để mê hoặc đánh đổi cho sự nuối tiếc sau này. 

Nguy cơ mất nước

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói rằng: dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không có chữ nào là Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, gây chia rẽ quan hệ với Trung Quốc. 

Gã xin thưa cùng ông Dũng, đúng là chưa có chữ nào nhắc đến Trung Quốc trong dự thảo luật này nhưng lo lắng của người dân từ trí thức đến nông dân là có cơ sở. Trung Quốc đang là nước không thiếu tiền và cũng đầy thủ đoạn. Họ đang vung tiền đầu tư, mua chuộc, lũng đoạn từ kinh tế qua chính trị, từ châu Á, đến châu Âu, châu Mỹ, Châu Phi... Huống chi Việt Nam một nước ngay sát nách, văn hóa tương đồng, một kiểu chính trị... đang giơ ra một miếng bánh ngon như vậy mà Trung Quốc làm ngơ. Và đây sẽ là một mối nguy cho tổ quốc.

Rồi đây các đặc khu này sẽ đầy người Trung Quốc. Ai sẽ là người canh gác đây? Nhân dân ư? Họ không có quyền lực. Quan chức ư? Quan chức Việt Nam thì giống như một loại thú ăn tạp, họ có thể làm ngơ (chứ không phải không biết) về người Trung Quốc đầu tư... miễn là họ có thể tư túi được. 

Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường nói: Chưa phát hiện người nước ngoài mua đất ở Việt Nam. Nếu ai phát hiện báo cho bộ, để bộ xem cách thức họ mua đất như thế nào. Với sự trả lời này và thực tế đang diễn ra ở Đà Nẵng, Nha Trang... và nhiều địa phương có thể kết luật ông Hà và bộ do ông quản lý bị mù. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều quan chức cộng sản Việt Nam. 

Và thưa ông Bộ trưởng Hà: Rất nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị đâm chìm bởi những tàu không hề có chữ Trung Quốc nào. Toàn tàu lạ, nước lạ. Nhưng nói như nhà văn Dương Thu Dương, “Sự hèn hạ thì quen”.

Cho phép thuê đất 99 năm người Trung Quốc đã có ba bốn thế hệ cài cắm ở Việt Nam. Nên nhớ Trung Quốc đã tổ chức quân đội sẵn sàng can thiệp vào các nước để bảo vệ người Trung Quốc. Ai dám chắc mọi chuyện ở Việt Nam sẽ như ý để đội quân này không đụng tay, đụng chân vào. Bộ phim Chiến Lang 2 của Trung Quốc nổi đình nổi đám trong năm qua cũng xoay quanh chủ đề này.

Và tình cảnh của miền Đông Ukraina, vùng Crimea bên Nga, hay của Tây Tạng, Tân Cương một ngày nào đó cũng sẽ là thực trạng của nước Việt. 

Mặc khác số dân Trung Quốc này lại hoàn toàn có thể trở thành đội quân và với vũ khí đã chuẩn bị sẵn ngay tại cơ sở kinh doanh, lưu trú của mình. Trong số những lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thì người Trung Quốc là đông nhất, chấp hành pháp luật kém nhất, nhưng cũng tác oai, tác quái nhất. Hãy nhìn Fosmosa ở Hà Tỉnh, Tân Rai ở Lâm Đồng để mà biết sợ, biết nghi ngại.

Người Trung Quốc từ xưa đến giờ chưa một lúc nào ngơi nghỉ từ bỏ dã tâm xâm chiếm, đồng hóa Việt Nam. 

Đầu tư và đầu cơ

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội có cho biền cần gần 1,6 triệu tỷ đồng để đầu tư vào ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Và số tiền này đa số là từ các doanh nghiệp. 

Dù cho nhà nước không bỏ một đồng nào đầu tư vào đây trong số tiền trên thì cũng chỉ đúng một phần. Trong suy nghĩ của gã, với ưu đãi 99 năm hay ít hơn 70 năm thì doanh nghiệp nào được chia phần đầu tư vào đây sẽ là một may mắn không dễ gì có được. Đất đai là tài sản của quốc gia, theo luật pháp của Việt Nam, “đất đai là sở hữu toàn dân” sao chỉ cố một số người, doanh nghiệp giàu có được lợi.

Tiền ở đâu đầu tư vào đây? Tiền từ nước ngoài mang vào, tiền của doanh nghiệp bỏ ra sẽ có... nhưng phần lớn sẽ là vốn vay từ các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Chẳng may các dự án này không thành công, phá sản... nền kinh tế Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ là người lãnh hậu quả. Thực sự đây cũng chỉ là tiền của dân Việt Nam đầu tư và làm hại cho Việt Nam. Ngân hàng đâu phải là nơi in ra tiền cho doanh nghiệp vay. 

Nếu tiền từ các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ là một nỗi lo lớn hơn. Các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng bỏ thầu với giá thấp để thắng, sau đó sẽ chây ì, viện lý do để tăng vốn. Thắng thầu thấp, không phải có mức đầu tư thấp luôn đúng cho các nhà thầu từ China.

Có dự án đầu tư nào ở Trung Quốc trên đất Việt mà chi phí không tăng đâu. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một câu chuyện điển hình dễ thấy. Dự án này đã tăng từ 552 triệu đô la Mỹ lên 868 triệu đô la Mỹ bởi những thủ thuật của nhà thầu Trung Quốc. 

Thực tế dù dự luật này chưa được thông qua nhưng thị trường bất động sản ở đây đã rục rịch tăng giá lên nhiều lần từ trước đó rất lâu ăn theo sẽ thành “đặc khu kinh tế”. Đầu cơ đất đai chỉ làm lợi cho vài cá nhân có quyền, có tiền... còn đa phần người dân, đặc biệt những người dân bao đời gắn bó nơi đây sẽ mất mát nhiều nhất. 

Khó là đôi đũa thần kỳ

Một số đặc khu như Thẩm Quyến, Chu Hải... thành công được nhờ ở gần các khu đô thị, tài chính, kinh tế, công nghiệp đã phát triển. Còn các đặc khu nếu được thông qua ở Việt Nam có gì? Thiên quả thật đã có những biệt đãi, nhưng nhìn vào tầm nhìn phát triển kinh tế của ba đặc khu này sẽ có đầy mâu thuẫn. Không thể phát triển công nghiệp cảng biển, du lịch đi đôi cùng nhau. Không thể thú vị khi tắm trên một bãi biễn mà cách đó không xa là một cảng biển cỡ lớn. 

Các ngành kỹ thuật, công nghệ ở những vùng này đang chẳng có gì... có thể thu hút được từ các đầu Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng... nhưng sẽ là không dễ dàng chút nào. Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở lĩnh vực nào cũng cần hậu cần, thị trường và họ đến những nơi này không phải dễ để thành công. Cơ hội ở các đặc khu không phải là đôi đũa thần kỳ gõ vào nền kinh tế.

Đặc khu kinh tế cũng chẳng thể là những sòng bài, phố đèn đỏ, khu vui chơi giải trí. 

Đầu tư gì, thế mạnh như thế nào của từng đặc khu thật không dễ và quá nhiều rủi ro để thành công. Nhà nước cộng sản Việt Nam xem ra đang bí trong một bài toán giấc mơ của mình. Từng nhà lập pháp hãy để tay lên nút bấm với tiếng nói lương tâm của mình trước khi hành động.

9/6/2018