Một thế giới không có nước Mỹ (Minh Anh)
Như
vậy, hiện nay, nước Mỹ đang tự tách mình ra khỏi thế giới và đã đến lúc
thế giới phải có cách ứng xử phù hợp, không để cho các « hạt mầm chia rẽ
» mà tổng thống Mỹ gieo rắc, có thể nẩy mầm và phát triển. Thực ra, thế
giới đã và đang hành động theo hướng này. Tại những định chế mà Hoa Kỳ
tìm cách đánh sập, lãnh đạo các nước khác đã nỗ lực cứu chữa, khắc phục
và duy trì.
Hoa Kỳ đơn độc chống lại Châu Âu và Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại ; nước Ý sắp có chính quyền dân túy mới ; Nicolas Maduro tái đắc cử tổng thống Venezuela nhưng thiếu ánh hào quang là những chủ đề thời sự được các báo Pháp ngày 22/05/2018 quan tâm nhiều nhất.
Nhưng
trước hết xin được giới thiệu một bài nhận định trên Les Echos. Trước
các hành động đơn phương tự quyết của Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực khí
hậu, hạt nhân Iran, thương mại… ông Jean-Marc Vittori, một cây bút bình
luận của nhật báo cho rằng nên chăng cần có một « Thế giới không có Hoa Kỳ ».
Mở đầu bài bình luận, tác giả nói rõ : nước Mỹ được lãnh đạo bởi một ông lái buôn giỏi mặc cả. Trên sân khấu quốc tế, Donald Trump đàm phán không khác gì các cuộc thương lượng hợp đồng giữa các chủ doanh nghiệp xây dựng và các chính quyền địa phương. Trước kia, ông tìm cách làm giàu. Giờ đây, khi làm tổng thống, ông tìm cách củng cố « nguồn vốn chính trị » của mình bằng cách giành giật các nhượng bộ từ phía những quốc gia khác, những nơi không có cử tri Mỹ.
Theo Les Echos, thế giới đang chứng kiến một sự mới lạ hoàn toàn, được bắt đầu từ nửa thế kỷ qua và đồng thời cũng là sự tiếp tục truyền thống của nước Mỹ. Mới lạ vì chưa bao giờ, lãnh đạo một cường quốc lớn lại có cách hành xử như vậy. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh sự đi xuống của cường quốc Hoa Kỳ, kể từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ngược về quá khứ xa hơn một chút, thì tư duy co cụm đã từng nhiều lần xuất hiện trong lịch sử Hoa Kỳ, từ thời George Washington và Alexandre Hamilton.
Như vậy, hiện nay, nước Mỹ đang tự tách mình ra khỏi thế giới và đã đến lúc thế giới phải có cách ứng xử phù hợp, không để cho các « hạt mầm chia rẽ » mà tổng thống Mỹ gieo rắc, có thể nẩy mầm và phát triển. Thực ra, thế giới đã và đang hành động theo hướng này. Tại những định chế mà Hoa Kỳ tìm cách đánh sập, lãnh đạo các nước khác đã nỗ lực cứu chữa, khắc phục và duy trì.
Les Echos dẫn ra nhiều ví dụ : Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), UNESCO, Hiệp định Khí hậu Paris, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) Ngân Hàng Thế Giới (WB)…
Tuy vậy, Les Echos nhấn mạnh, khó có thể hình dung một trật tự thế giới mới mà lại không có Mỹ. Do vậy, để có thể tồn tại mà không phụ thuộc vào Mỹ, thế giới cần phải hành động chống lại Hoa Kỳ và đó sẽ là một thời kỳ bão tố lớn.
Cuộc chiến thương mại : Hoa Kỳ, « một chọi hai »
Căng thẳng quan hệ thương mại giữa Mỹ với châu Âu và với Trung Quốc được báo Les Echos quan tâm với nhiều bài viết và phân tích. Theo tờ báo, « Thương mại : một bản hòa tấu khó khăn đối với châu Âu khi phải đối mặt với Trump ». Hội nghị cấp bộ trưởng của Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles, hôm nay (22/05), phải làm rõ sẽ tiến hành đối thoại, thương lượng như thế nào với Hoa Kỳ.
Còn về quan hệ thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, Les Echos cho rằng đó là một « Thỏa thuận tối thiểu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ », bởi vì để giảm xuất siêu sang Mỹ, và tránh chiến tranh thương mại, chính quyền Bắc Kinh chỉ cam kết mua một khối lượng « đáng kể » hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, nhưng không có các cam kết cụ thể, rõ ràng. Các cuộc thương lượng song phương sẽ tiếp tục.
Theo phân tích của Les Echos, « cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh và Washington không giải quyết được gì những vấn đề cơ bản » trong quan hệ thương mại song phương. Điều mà Donald Trump đã đạt được là Trung Quốc tăng mua hàng hóa của Mỹ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, nguyên thủ Mỹ có thể làm hài lòng các cử tri vốn ủng hộ ông trong bối cảnh sắp có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Về phần mình, Tập Cận Bình cũng không bị mất mặt : Bắc Kinh đã kháng cự được trước các đòi hỏi của Nhà Trắng là phải giảm 200 tỉ đô la xuất siêu trong cán cân thương mại, đồng thời, Trung Quốc lập luận rằng việc nhập thêm hàng hóa Mỹ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của tầng lớp trung lưu.
Tuy vậy, vấn đề cơ bản trong quan hệ kinh tế giữa hai nước không hề được giải quyết, và có nguy cơ làm tăng thêm căng thẳng. Tuyên bố Bắc Kinh-Washington không đề cập đến chính sách công nghiệp cũng như kế hoạch chiến lược « Sản xuất tại Trung Quốc 2025 » nâng cao trình độ sản xuất và công nghệ của Trung Quốc, hiện đang gây nhiều tranh cãi và lo ngại tại Hoa Kỳ.
Vẫn theo báo Les Echos, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ gây khó khăn cho châu Âu : Khi tăng nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc sẽ phải giảm nhập khẩu từ châu Âu. Do vậy, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire báo động: « Hoa Kỳ và Trung Quốc có nguy cơ thỏa thuận với nhau trên lưng châu Âu nếu như khu vực này không có khả năng tỏ rõ sự cứng rắn ».
Con thuyền Ý đi về đâu trong Liên Hiệp Châu Âu ?
Các báo Pháp hôm nay cũng bình luận nhiều về tình hình chính trị nước Ý. Sau nhiều tháng thương lượng căng thẳng và không kém phần gây cấn, cuối cùng nền kinh tế xếp hàng thứ tư trong Liên Hiệp Châu Âu sắp có một chính phủ chính thức. Tuy nhiên, chính phủ tương lai này lại khiến châu Âu lo sợ.
Trên trang nhất, Les Echos cảnh báo : « Nước Ý đang trên đà lao vào cuộc phiêu lưu chủ nghĩa dân túy ». Libération bấm nút tính năm : « Ý, Năm số Không ». Le Figaro có bài đề tựa « Ý : Liên minh chống hệ thống trên đường ray ».
Liên minh chống hệ thống giữa phe cực hữu và phong trào 5 Sao đã đề nghị ông Giuseppe Conte, một nhân vật chưa từng được biết đến làm thủ tướng chính phủ, đồng thời để thực hiện một loạt các chính sách đang gây lo ngại cho châu Âu, đưa đất nước Ý đi vào bất định.
Trong bối cảnh này, xã luận Les Echos nhận định nền chính trị nước Ý lúc này chẳng khác gì « Quả bom tự chế theo kiểu Ý ». Quả bom là vì lãnh đạo của cả hai đảng dân túy này đều chống lại cách điều hành của Bruxelles và muốn chấm dứt chính sách « thắt lưng buộc bụng » bằng cách giảm thuế ồ ạt, đồng tăng chi cho các chính sách hỗ trợ xã hội, ước tính mỗi năm tiêu tốn hết 100 tỉ euro.
Tất cả những chương trình này còn được lồng trong một chính sách bài người tị nạn. Les Echos nhắc lại nợ công của Ý chiếm đến 132% tổng thu nhập quốc dân, tuy thấp hơn của Hy Lạp, nhưng mức nợ này tương đương với một số tiền khổng lồ 2.300 tỉ euro. Nói tóm lại, như tựa đề bài viết của La Croix « Liên minh chống hệ thống của Ý đang thách thức Bruxelles ».
Venezuela : Thắng lợi không vinh quang của Nicolas Maduro
Tại châu Mỹ La-tinh, thắng lợi của ông Nicolas Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela được tổ chức hôm Chủ Nhật 20/05/2018 vẫn được báo chí Pháp tiếp tục đề cập đến. Bài viết trên Le Figaro nhận xét ông Maduro « tái đắc cử tổng thống nhưng không vẻ vang ».
Không vinh quang là vì tuy nhận được 68% lá phiếu ủng hộ, tức khoảng 5,8 triệu cử tri so với tỉ lệ 21% cho ứng viên đối lập Henri Falcon và 10% cho Javier Bertucci, nhưng tỉ lệ vắng mặt cao ngất ngưỡng hơn 53% so với mức 20% cách nay 5 năm.
Les Echos lấy làm lo lắng trước việc ông « Maduro tái đắc cử, đất nước Venezuela càng bị cô lập hơn nữa ». Ngay sau khi công bố thắng lợi của ông Nicolas Maduro, thế giới đã có phản ứng tức thì. Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào chế độ Caracas.
Hoa Kỳ, Canada và Liên Hiệp Châu Âu trước hôm bỏ phiếu đã lên án cuộc bầu cử này là một « trò hề ». Các nước láng giềng cũng lên tiếng không công nhận kết quả bầu cử. Mười bốn nước trong nhóm Lima hôm thứ Hai 21/05 đã cho triệu hồi các đại sứ ở Caracas. Nói một cách ngắn gọn như tựa bài viết trên Libération « Nicolas Maduro là kẻ chiến thắng, đất nước Venezuela mới là người thua cuộc ».
Môi trường : Phòng phẫu thuật cũng là kẻ gây ô nhiễm ?
Phải chăng các phòng giải phẫu cũng góp phần gây hiệu ứng nhà kính ? Le Figaro trích dẫn kết quả một khảo sát do nhóm các nhà khoa học Canada thực hiện tại 3 bệnh viện nói tiếng Anh đăng trên tờ The Lancet khẳng định « Các phòng phẫu thuật cũng là những nguồn gây ô nhiễm thầm lặng ».
Các nhà khoa học còn nêu rõ thủ phạm thường xuyên nhất gây ô nhiễm là từ loại khí dùng để gây mê. Nếu tính gộp hết các thao tác y khoa trong phòng phẫu thuật, lượng khí thải phát ra trong phòng mổ trung bình từ 150-230 kg khí CO2. Le Figaro so sánh mức khí thải này tương đương với hành trình đi Paris – Lyon bằng xe ô tô dài khoảng 600km.
Khảo sát này được thực hiện tại 3 bệnh viện nói tiếng Anh : Bệnh viện tổng quát Vancouver (Canada), Trung tâm Y khoa trường đại học Minnesota (Hoa Kỳ) và bệnh viện John Radcliffe (Anh Quốc). Nghiên cứu được tiến hành theo 3 tiêu chí : tiêu thụ năng lượng (ánh sáng, sưởi…), khí thải từ chất gây mê (được tính theo lượng khí CO2 thải ra) và cuối cùng ô nhiễm từ các chất thải dụng cụ y khoa của bệnh viện.
RFI
Mở đầu bài bình luận, tác giả nói rõ : nước Mỹ được lãnh đạo bởi một ông lái buôn giỏi mặc cả. Trên sân khấu quốc tế, Donald Trump đàm phán không khác gì các cuộc thương lượng hợp đồng giữa các chủ doanh nghiệp xây dựng và các chính quyền địa phương. Trước kia, ông tìm cách làm giàu. Giờ đây, khi làm tổng thống, ông tìm cách củng cố « nguồn vốn chính trị » của mình bằng cách giành giật các nhượng bộ từ phía những quốc gia khác, những nơi không có cử tri Mỹ.
Theo Les Echos, thế giới đang chứng kiến một sự mới lạ hoàn toàn, được bắt đầu từ nửa thế kỷ qua và đồng thời cũng là sự tiếp tục truyền thống của nước Mỹ. Mới lạ vì chưa bao giờ, lãnh đạo một cường quốc lớn lại có cách hành xử như vậy. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh sự đi xuống của cường quốc Hoa Kỳ, kể từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ngược về quá khứ xa hơn một chút, thì tư duy co cụm đã từng nhiều lần xuất hiện trong lịch sử Hoa Kỳ, từ thời George Washington và Alexandre Hamilton.
Như vậy, hiện nay, nước Mỹ đang tự tách mình ra khỏi thế giới và đã đến lúc thế giới phải có cách ứng xử phù hợp, không để cho các « hạt mầm chia rẽ » mà tổng thống Mỹ gieo rắc, có thể nẩy mầm và phát triển. Thực ra, thế giới đã và đang hành động theo hướng này. Tại những định chế mà Hoa Kỳ tìm cách đánh sập, lãnh đạo các nước khác đã nỗ lực cứu chữa, khắc phục và duy trì.
Les Echos dẫn ra nhiều ví dụ : Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), UNESCO, Hiệp định Khí hậu Paris, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) Ngân Hàng Thế Giới (WB)…
Tuy vậy, Les Echos nhấn mạnh, khó có thể hình dung một trật tự thế giới mới mà lại không có Mỹ. Do vậy, để có thể tồn tại mà không phụ thuộc vào Mỹ, thế giới cần phải hành động chống lại Hoa Kỳ và đó sẽ là một thời kỳ bão tố lớn.
Cuộc chiến thương mại : Hoa Kỳ, « một chọi hai »
Căng thẳng quan hệ thương mại giữa Mỹ với châu Âu và với Trung Quốc được báo Les Echos quan tâm với nhiều bài viết và phân tích. Theo tờ báo, « Thương mại : một bản hòa tấu khó khăn đối với châu Âu khi phải đối mặt với Trump ». Hội nghị cấp bộ trưởng của Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles, hôm nay (22/05), phải làm rõ sẽ tiến hành đối thoại, thương lượng như thế nào với Hoa Kỳ.
Còn về quan hệ thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, Les Echos cho rằng đó là một « Thỏa thuận tối thiểu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ », bởi vì để giảm xuất siêu sang Mỹ, và tránh chiến tranh thương mại, chính quyền Bắc Kinh chỉ cam kết mua một khối lượng « đáng kể » hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, nhưng không có các cam kết cụ thể, rõ ràng. Các cuộc thương lượng song phương sẽ tiếp tục.
Theo phân tích của Les Echos, « cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh và Washington không giải quyết được gì những vấn đề cơ bản » trong quan hệ thương mại song phương. Điều mà Donald Trump đã đạt được là Trung Quốc tăng mua hàng hóa của Mỹ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, nguyên thủ Mỹ có thể làm hài lòng các cử tri vốn ủng hộ ông trong bối cảnh sắp có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Về phần mình, Tập Cận Bình cũng không bị mất mặt : Bắc Kinh đã kháng cự được trước các đòi hỏi của Nhà Trắng là phải giảm 200 tỉ đô la xuất siêu trong cán cân thương mại, đồng thời, Trung Quốc lập luận rằng việc nhập thêm hàng hóa Mỹ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của tầng lớp trung lưu.
Tuy vậy, vấn đề cơ bản trong quan hệ kinh tế giữa hai nước không hề được giải quyết, và có nguy cơ làm tăng thêm căng thẳng. Tuyên bố Bắc Kinh-Washington không đề cập đến chính sách công nghiệp cũng như kế hoạch chiến lược « Sản xuất tại Trung Quốc 2025 » nâng cao trình độ sản xuất và công nghệ của Trung Quốc, hiện đang gây nhiều tranh cãi và lo ngại tại Hoa Kỳ.
Vẫn theo báo Les Echos, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ gây khó khăn cho châu Âu : Khi tăng nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc sẽ phải giảm nhập khẩu từ châu Âu. Do vậy, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire báo động: « Hoa Kỳ và Trung Quốc có nguy cơ thỏa thuận với nhau trên lưng châu Âu nếu như khu vực này không có khả năng tỏ rõ sự cứng rắn ».
Con thuyền Ý đi về đâu trong Liên Hiệp Châu Âu ?
Các báo Pháp hôm nay cũng bình luận nhiều về tình hình chính trị nước Ý. Sau nhiều tháng thương lượng căng thẳng và không kém phần gây cấn, cuối cùng nền kinh tế xếp hàng thứ tư trong Liên Hiệp Châu Âu sắp có một chính phủ chính thức. Tuy nhiên, chính phủ tương lai này lại khiến châu Âu lo sợ.
Trên trang nhất, Les Echos cảnh báo : « Nước Ý đang trên đà lao vào cuộc phiêu lưu chủ nghĩa dân túy ». Libération bấm nút tính năm : « Ý, Năm số Không ». Le Figaro có bài đề tựa « Ý : Liên minh chống hệ thống trên đường ray ».
Liên minh chống hệ thống giữa phe cực hữu và phong trào 5 Sao đã đề nghị ông Giuseppe Conte, một nhân vật chưa từng được biết đến làm thủ tướng chính phủ, đồng thời để thực hiện một loạt các chính sách đang gây lo ngại cho châu Âu, đưa đất nước Ý đi vào bất định.
Trong bối cảnh này, xã luận Les Echos nhận định nền chính trị nước Ý lúc này chẳng khác gì « Quả bom tự chế theo kiểu Ý ». Quả bom là vì lãnh đạo của cả hai đảng dân túy này đều chống lại cách điều hành của Bruxelles và muốn chấm dứt chính sách « thắt lưng buộc bụng » bằng cách giảm thuế ồ ạt, đồng tăng chi cho các chính sách hỗ trợ xã hội, ước tính mỗi năm tiêu tốn hết 100 tỉ euro.
Tất cả những chương trình này còn được lồng trong một chính sách bài người tị nạn. Les Echos nhắc lại nợ công của Ý chiếm đến 132% tổng thu nhập quốc dân, tuy thấp hơn của Hy Lạp, nhưng mức nợ này tương đương với một số tiền khổng lồ 2.300 tỉ euro. Nói tóm lại, như tựa đề bài viết của La Croix « Liên minh chống hệ thống của Ý đang thách thức Bruxelles ».
Venezuela : Thắng lợi không vinh quang của Nicolas Maduro
Tại châu Mỹ La-tinh, thắng lợi của ông Nicolas Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela được tổ chức hôm Chủ Nhật 20/05/2018 vẫn được báo chí Pháp tiếp tục đề cập đến. Bài viết trên Le Figaro nhận xét ông Maduro « tái đắc cử tổng thống nhưng không vẻ vang ».
Không vinh quang là vì tuy nhận được 68% lá phiếu ủng hộ, tức khoảng 5,8 triệu cử tri so với tỉ lệ 21% cho ứng viên đối lập Henri Falcon và 10% cho Javier Bertucci, nhưng tỉ lệ vắng mặt cao ngất ngưỡng hơn 53% so với mức 20% cách nay 5 năm.
Les Echos lấy làm lo lắng trước việc ông « Maduro tái đắc cử, đất nước Venezuela càng bị cô lập hơn nữa ». Ngay sau khi công bố thắng lợi của ông Nicolas Maduro, thế giới đã có phản ứng tức thì. Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào chế độ Caracas.
Hoa Kỳ, Canada và Liên Hiệp Châu Âu trước hôm bỏ phiếu đã lên án cuộc bầu cử này là một « trò hề ». Các nước láng giềng cũng lên tiếng không công nhận kết quả bầu cử. Mười bốn nước trong nhóm Lima hôm thứ Hai 21/05 đã cho triệu hồi các đại sứ ở Caracas. Nói một cách ngắn gọn như tựa bài viết trên Libération « Nicolas Maduro là kẻ chiến thắng, đất nước Venezuela mới là người thua cuộc ».
Môi trường : Phòng phẫu thuật cũng là kẻ gây ô nhiễm ?
Phải chăng các phòng giải phẫu cũng góp phần gây hiệu ứng nhà kính ? Le Figaro trích dẫn kết quả một khảo sát do nhóm các nhà khoa học Canada thực hiện tại 3 bệnh viện nói tiếng Anh đăng trên tờ The Lancet khẳng định « Các phòng phẫu thuật cũng là những nguồn gây ô nhiễm thầm lặng ».
Các nhà khoa học còn nêu rõ thủ phạm thường xuyên nhất gây ô nhiễm là từ loại khí dùng để gây mê. Nếu tính gộp hết các thao tác y khoa trong phòng phẫu thuật, lượng khí thải phát ra trong phòng mổ trung bình từ 150-230 kg khí CO2. Le Figaro so sánh mức khí thải này tương đương với hành trình đi Paris – Lyon bằng xe ô tô dài khoảng 600km.
Khảo sát này được thực hiện tại 3 bệnh viện nói tiếng Anh : Bệnh viện tổng quát Vancouver (Canada), Trung tâm Y khoa trường đại học Minnesota (Hoa Kỳ) và bệnh viện John Radcliffe (Anh Quốc). Nghiên cứu được tiến hành theo 3 tiêu chí : tiêu thụ năng lượng (ánh sáng, sưởi…), khí thải từ chất gây mê (được tính theo lượng khí CO2 thải ra) và cuối cùng ô nhiễm từ các chất thải dụng cụ y khoa của bệnh viện.
RFI