Bài học nào từ phiên tòa Hội Anh Em Dân Chủ? (Việt Hoàng)
Tâm
lý nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, xem nhẹ vai trò của tổ chức và tư
tưởng dân chủ, đề cao các hành động ồn ào gây tiếng vang nhất thời… vẫn
còn trong suy nghĩ của nhiều người, nhiều nhóm. Không ít người vẫn cho
rằng cần "hành động" thay vì lý thuyết suông ?! Trần
Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga và bây giờ là Hội
Anh Em Dân Chủ đã "hành động" hết mình và đã phải nhận những bản án vô
cùng khắc nghiệt, rồi sao nữa ?
Phiên
tòa xử 6 người trong Hội Anh Em Dân Chủ là Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn
Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và cô Lê Thu
Hà đã kết thúc chóng váng trong ngày mồng 5/4/2018 tại Hà Nội với các
bạn án vô cùng nặng nề : 6 người đã bị tuyên án 66 năm tù giam ! Trong
đó nặng nhất là luật sư Nguyễn Văn Đài 15 năm, thấp nhất là Nguyễn Văn
Trội 7 năm. Hôm 10/4 ông Nguyễn Văn Túc (Thái Bình) bị kết án 13 năm tù.
Hôm 12/4 thêm ba người nữa bị kết án là Nguyễn Viết Dũng (Nghệ An) 7
năm tù, cô Trần Thị Xuân (Hà Tĩnh) 9 năm tù và thầy giáo Vũ Văn Hùng 1
năm tù.
Chúng
tôi luôn khẳng định rằng, những người trên là hoàn toàn vô tội, họ chỉ
làm những việc bình thường trong khuôn khổ luật pháp hiện hành. Việc
chính quyền Việt Nam kết tội họ "Lật đổ chính quyền" là hoàn toàn bịa
đặt và vu khống. Họ không hề dùng bạo lực và kêu gọi bạo lực, họ không
có vũ khí và không có quân đội thì làm sao có thể lật đổ được chính
quyền ? Cũng chưa có cơ quan thẩm quyền nào của Việt Nam mà cụ thể ở đây
là quốc hội định nghĩa thế nào là ‘lật đổ chính quyền". Việc thành lập
Hội và phát biểu quan điểm của họ hoàn toàn không vi phạm bất cứ điều
luật nào của pháp luật Việt Nam.
Sự
dã man, áp đặt và bất hợp pháp của phiên tòa xử những người dân Việt
Nam yêu nước, quan tâm đến xã hội của các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ
chúng tôi đã trình bày trong nhiều bài viết. Trong bài viết này chúng
tôi muốn đưa ra những ý kiến để những người dấn thân tranh đấu có thể
rút ra cho mình những bài học cần thiết sau phiên tòa này.
Điều
đầu tiên mà chúng ta có thể thấy được qua phiên tòa này là bản chất
khủng bố không cần che giấu của chính quyền cộng sản. Những người vừa bị
kết án nặng nề trên có đe dọa đến sự tồn vong hay an toàn của đảng cộng
sản không ? Chắc chắn là không. Thế tại sao chính quyền vẫn kết án họ
với những bản án kinh khủng như vậy ? Có mấy lý do.
-
Khủng bố tinh thần người dân Việt Nam. Trước sự bất mãn và phản kháng
ngày càng dâng cao trong mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là những người
dân oan mất đất thì nhu cầu khủng bố càng cấp bách nhằm đe dọa và trấn
áp người dân. Đảng cộng sản phải luôn tạo ra "kẻ thù" và hiện nay thì họ
xem chính người dân là kẻ thù. Tuy nhiên mục tiêu này hoàn toàn thất
bại. Tất cả những người bị kết án đều ngẩng cao đầu, không ai van xin
hoặc nhận tội. Đa số dư luận Việt Nam có hiểu biết hoàn toàn ủng hộ và
đồng lòng với những người bị nạn. Không ai ủng hộ chính quyền kể cả báo
đài chính thống của nhà nước.
-
Khủng bố người dân để che giấu những bất ổn và bối rối trong nội bộ
đảng. Nhà nước sắp hết tiền, họ đã phải bán đi cả những con bò sữa như
Công ty Bia rượi Sài Gòn hoặc Vinamilk. Cắt giảm tối đa cán bộ công chức
trong đó có cả Bộ Công an. Sắp tới sẽ giải tán nhiều hội đoàn ăn lương
nhà nước thuộc mặt trận tổ quốc. Đảng cộng sản không chỉ khủng bố người
dân mà còn khủng bố ngay cả trong nội bộ đảng. Họ khủng bố người dân
trước để rảnh tay khủng bố trong nội bộ. Đinh La Thăng, Phan Văn Vĩnh là
những ví dụ.
Thời
gian của đảng cộng sản đã hết, họ không thể tự thay đổi về dân chủ nên
chỉ còn mỗi cách là đàn áp và khủng bố để tồn tại. Nga, Trung Quốc cũng
đều thế cả. Chính quyền cộng sản không cần giấu giếm bản chất khủng bố
của họ nữa. Đàn áp sẽ gia tăng cho đến lúc sụp đổ.
Trong
hoàn cảnh đó những người tranh đấu cho nền dân chủ Việt Nam cần cảnh
giác và thận trọng hơn. Con đường đến đích tuy không còn quá xa nhưng
trong lúc này mọi người cần cân nhắc hiệu quả của những việc mình làm.
Đành rằng khi đã dấn thân thì phải chấp nhận chuyện tù đày, bắt bớ…
Nhưng làm thế nào để sự hy sinh của mình mang lại hiệu quả cao nhất là
vấn đề cần suy tính. Có lẽ vấn đề đầu tiên là nên đi vào thực chất, bớt
phô trương và ồn ào.
Tất
nhiên là mỗi người dấn thân tranh đấu đều có lý tưởng và phương pháp
của riêng mình và đó là quyền của mỗi người. Tuy nhiên có một điều dễ
thấy nhất là ít người, ít hội nhóm có lộ trình cụ thể để đi đến thắng
lợi cuối cùng. Đa số vẫn còn tranh đấu vì lương tâm, vì cảm tính, vì bức
xúc thay vì lý trí. Có những người vô tình (hoặc cố tình) gây tiếng
vang để nhận được sự tung hô của một đám đông nhỏ mà chúng tôi gọi là "đám đông mì ăn liền".
Đám đông này luôn kêu gào "hành động", càng ồn ào càng tốt mà không cần
quan tâm đến sự chuẩn bị và chắc chắn là không cả quan tâm đến kết quả,
miễn là có những hành động thực địa để đăng ảnh, đăng tin là được rồi,
v.v.
Có
một điều mà những người tranh đấu đều đồng ý với nhau là chúng ta tranh
đấu bằng phương pháp "bất bạo động", mà đã bất bạo động thì lời nói và
lý luận là "hành động" quan trọng nhất. Hành động xuống đường biểu tình
là giai đoạn cuối cùng của cuộc vận động dân chủ sau khi mọi việc khác
đã chuẩn bị xong. Xuống đường biểu tình cũng không phải là "hành động"
duy nhất và quan trọng nhất trong lúc này. Việc đầu tiên cần làm hiện
nay là một cuộc "vận động tư tưởng". Người dân Việt Nam cần được hướng
dẫn là họ phải làm gì ? Và làm như thế nào ? Công việc này đòi hỏi sự
kiên nhẫn, bao dung và càng ít ồn ào càng tốt. Internet và các mạng xã
hội là công cụ tuyệt vời giúp chúng ta mang những giá trị dân chủ đến
với người dân. Lý thuyết phải đi trước hành động. Người dân cần được
giải thích và hướng dẫn rõ ràng rằng, chế độ dân chủ trong nay mai như
thế nào ? Mỗi người sẽ có chổ đứng ra sao ? Lộ trình nào để đi đến đích ?
Bằng những phương tiện gì ?... Nói tóm lại phải động viên được người
dân để họ sẵn sàng, trước khi kêu gọi họ "hành động".
"Nhưng
làm thế nào để động viên quần chúng ? Mọi nghiên cứu và kinh nghiệm đều
cho thấy một quần chúng dù bất mãn tới đâu cũng chỉ nổi dậy đấu tranh
nếu có đủ ba điều kiện :
Một
là : mọi người cảm thấy gắn bó trong một số phận chung và chỉ có thể có
lối thoát chung chứ mỗi người không thể luồn lách để tìm giải pháp cá
nhân ; mặt khác mọi người đồng ý rằng thảm kịch chung đến từ một tập thể
được nhận diện rõ rệt. Nói cách khác phải có ý thức về hai tập thể rõ
rệt, một "tập thể ta" nạn nhân của một "tập thể địch". Trong trường hợp
Việt Nam điều kiện này có nghĩa là quần chúng Việt Nam ý thức rằng Đảng
Cộng Sản là nguyên nhân của tình trạng tệ hại hiện nay và chỉ có thể có
giải pháp chung cho cả đất nước chứ mỗi người không thể luồn lách để tìm
một giải pháp cá nhân.
Hai
là : có một tổ chức để động viên và lãnh đạo quần chúng ; vai trò cốt
lõi của tổ chức là để giữ nguyên khí thế đấu tranh, tránh những sai lầm
gây chán nản. Quần chúng không kiên nhẫn. Cố gắng động viên quần chúng
sẽ thất bại nếu có những tổ chức khác nhau đưa ra những lời kêu gọi khác
nhau, hay nếu có chia rẽ trong tổ chức lãnh đạo.
Ba là : tổ chức lãnh đạo phải đủ mạnh để quần chúng tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi. Quần chúng không lãng mạn (Dự án Chính trị : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).
Một
quan điểm khá sai lầm của nhiều người tranh đấu là họ cho rằng phải ở
trong nước thì mới là đấu tranh còn ở nước ngoài là "người ngoài cuộc".
Trước một chế độ cực kỳ hung bạo và chuyên khủng bố như đảng cộng sản
thì các tổ chức, hội đoàn muốn thành lập công khai thì cơ quan lãnh đạo
phải đặt ở bên ngoài, là những nơi an toàn để tránh sự bắt bớ và đàn áp.
Các kế hoạch, đường lối của tổ chức nên được hoạch định từ bên ngoài.
Nhờ có mạng internet mà mọi thông tin có thể gửi về trong nước một cách
nhanh chóng và an toàn. Trước mắt cần giữ bí mật, khi nào điều kiện cho
phép khi đó hãy công khai mọi thứ. Nên nhớ Đảng cộng sản khủng bố không
chừa một ai, bất kể già trẻ, gái trai, con nhỏ, có tổ chức hay không…
Khi chính quyền càng khủng bố mạnh thì chúng ta lại càng cần linh hoạt,
uyển chuyển để họ không túm được. Nhu để khắc cương.
Hơn
nữa như đã trình bày, nhiệm vụ chính trước mắt của phong trào dân chủ
Việt Nam là "vận động tư tưởng" để tạo ra một sự đồng thuận chung về lộ
trình tranh đấu và thiết lập một mô hình cho chế độ mới. Việc vận động
tư tưởng này là những lời nói (các clip video), bài viết… qua đó hướng
dẫn người dân để họ hiểu về chính trị, về các giá trị dân chủ mà chúng
ta đang hướng tới. Những việc này thì bất cứ ai, dù ở bất cứ nơi nào
trên trái đất, nếu có ưu tư và quan tâm đến đất nước, đều có thể làm
được. Không nên phân biệt người trong nước hay ngoài nước mà nên ghi
nhận những gì mà họ làm được cho phong trào dân chủ.
Xin nhắc lại bốn điều kiện cần và đủ của một cuộc cách mạng dân chủ theo quan điểm của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên :
"Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi.
Điều
kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, vì mất đồng thuận trên lý
tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và đã mất bản năng
tự tồn của một đoàn thể.
Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới.
Điều
kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện
ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới" (Dự án Chính trị : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).
Hai
điều kiện đầu xem như đã có, phong trào dân chủ Việt Nam cần vận động
người dân để hai điều kiện sau sớm đạt được đó là thuyết phục người dân
Việt Nam "đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới"
và "có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn
dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới". Khi các điều kiện trên
đã hội tụ đầy đủ thì chỉ cần một biến cố nhỏ là cũng có thể động viên
người dân xuống đường làm một cuộc cách mạng dân chủ. Cũng như những
trái cây, khi đã chín muồi, chỉ cần một cơn gió thoảng cũng rụng xuống
đất.
Tâm
lý nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, xem nhẹ vai trò của tổ chức và tư
tưởng dân chủ, đề cao các hành động ồn ào gây tiếng vang nhất thời… vẫn
còn trong suy nghĩ của nhiều người, nhiều nhóm. Không ít người vẫn cho
rằng cần "hành động" thay vì lý thuyết suông ?!
Trần
Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga và bây giờ là Hội
Anh Em Dân Chủ đã "hành động" hết mình và đã phải nhận những bản án vô
cùng khắc nghiệt, rồi sao nữa ?
Dư luận ồn ào một lúc rồi lắng xuống bởi các sự kiện mới luôn xuất hiện và lại cuốn hút mọi người vào vòng xoáy mới. Nếu không có các tổ chức liên tục lên tiếng nhắc nhở dư luận thì họ rất dễ bị lãng quên và sự hy sinh của họ thật là uổng phí.
Hy vọng qua phiên tòa của Hội Anh Em Dân Chủ những người tranh đấu sẽ rút ra được những bài học cho chính mình và tổ chức mình.
Việt Hoàng
(10/05/2018)