Uncle Ho Loves You: Việt Nam và Sự Sùng Bái Cá Nhân
Đảng cộng sản muốn sử dụng sự Sùng bái Cá nhân Hồ Chí Minh để tuyên
bố rằng nó là tổ chức thích hợp nhứt để lãnh đạo Việt Nam.
Ở Sài Gòn, tôi đã từng nhìn thấy một tấm bảng quảng cáo: Hồ Chí Minh trong
chiếc áo phong cách quân sự nổi tiếng đang nhìn vào nhóm
quân lính Việt Nam, đang diễn hành đến một địa điểm nào đó của
thập niên 60. Nét mặt của Hồ diễn tả sự chấp nhận và nỗi quan tâm sâu sắc. Nó giống như Hồ đang ban phước lành
cho nhóm
lính khi họ tiến quân cho cuộc thập tự chinh về phía Nam. Thông qua hình ảnh này, Đảng cộng sản Việt Nam muốn truyền tải thông điệp rằng Hồ cảm thông với những nỗi sợ
hãi và đau khổ của người lính, chứ không phải cuồng tín vô nhân đạo: "Bác
Hồ" không phải là nhà lãnh đạo cách mạng tàn nhẫn và
máu lạnh của học thuyết cộng sản.
Hồ Chí Minh đã lên đến được những đỉnh cao tuyệt đối trong văn hoá Việt Nam và giờ đây Hồ không thể bị công kích. Ông là Jesus Christ - Chúa Jesus của Cộng sản Việt Nam. Hồ mang dép, có bộ râu, trông có vẻ thư thái, độc thân, (hoặc ít nhất là tình nhân của Hồ chưa bao giờ được công khai), yêu trẻ em, có một cuộc sống đơn giản, và ông đã thực hiện được các phép lạ (là đánh bại Pháp và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, những người Cộng sản vốn là vô thần, không thể tuyên bố Hồ sẽ quay trở lại trái đất một ngày nào đó, mặc dù họ có thể sẽ khẳng định như vậy trong tương lai khi khoa học có thể giúp hồi sinh người chết. Nếu ngày đó đến, xác của Hồ đã sẵn sàng để phục sinh trong lăng mộ kiểu Stalin ở Hà Nội. Hồ đã lên đến những đỉnh cao tôn sùng của sự thờ phượng và không ai có thể hoặc dám chạm tới Hồ.
Sau nhiều thập niên không mệt mỏi của Đảng cố gắng xây dựng hình ảnh Hồ, sự Sùng bái Cá nhân (Cult of Personality) đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Nạn sùng bái là công cụ chính, để dập tắt những lời chỉ trích trong nước về sự cai trị của Đảng cộng sản. Có nhiều lý do khiến cho sự sùng bái ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thứ nhất, tư tưởng và học thuyết cộng sản ở Việt Nam ĐÃ CHẾT. Chủ nghĩa Cộng sản về mặt tư tưởng và đạo đức đã phá sản toàn diện ở Việt Nam, cũng giống như ở Cuba, Nicaragua, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Cái ôm hôn thật chặt của Đảng đối với Hồ phản ánh sự phá sản tư tưởng này. Để giải quyết, Đảng cộng sản nhắc đi nhắc lại, tuyên truyền liên tục về quá khứ bằng cách tôn thờ Hồ, bởi sau 60 năm Cộng sản ở miền Bắc và 40 năm Cộng sản ở miền Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chứng minh nó là một sự thất bại. Nếu mà công chúng Việt Nam thực sự thấm nhuần sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản, thì việc Đảng tiếp tục nắm giữ quyền lực đang vô cùng lâm nguy. Bằng cách tạo ra hình ảnh Hồ Chí Mình đáng yêu và khôn ngoan là người con quảng bá cho chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, Đảng hy vọng sẽ tránh được sự hất cẳng khỏi quyền lực có thể xảy ra.
Thứ hai, vào những năm 1960 và 1970, chủ nghĩa cộng sản là thích hợp ở Việt Nam. Đảng đã sử dụng chủ nghĩa Mác-Lênin để huy động dân chúng ở miền Bắc và miền Nam đánh bại Hoa Kỳ và thống nhất đất nước. Ngày nay, chiến lược Sùng bái Cá nhân liên tục nhắc nhở công chúng về thành công của Đảng đối với đế quốc Mỹ. Cuộc chiến là thành tựu lớn nhất của Đảng và Hồ đã dẫn Việt Nam tới thắng lợi. Để nhắc nhở nhân dân về những thành tích trong những năm 1960 và 1970, Đảng tìm cách khôi phục tính chính danh và sự xác đáng vào thời nay. Sự sùng bái của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Hồ Chí Minh không khác gì việc Ronald Reagan của Đảng Cộng Hòa được tôn vinh. Trong những năm 1980, Đảng Cộng Hòa đã có đóng góp ý nghĩa. Triết lý kinh tế năng động và theo đuổi học thuyết Oswald Spengler, sự lãnh đạo của tổng thống Đảng Cộng Hòa đã không bị mất uy tín bởi cuộc chiến thảm khốc tại Iraq và sự sụp đổ tài chính năm 2008 dưới thời tổng thống Bush. Sự sùng bái Ronald Reagan của Đảng Cộng Hoà là một nỗ lực nhằm lôi kéo người dân Mỹ nhớ đến một kỷ nguyên mà tư tưởng của đảng Cộng hòa vẫn còn chỉ huy được sự tôn trọng và tuân phục. Sự sùng bái là cần thiết khi một hệ tư tưởng và các định chế được thiết lập trên hệ tư tưởng đó, đã đánh mất ảnh hưởng vào hy vọng và nguyện vọng của nhân dân.
Thứ ba, sự Sùng bái Cá nhân xung quanh Hồ Chí Minh đã làm giảm bớt những nghi vấn công khai về quyết định của Hồ chiến đấu chống lại Hoa Kỳ. Sự chấp nhận của Đảng cộng sản về cải cách thị trường và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ trong những năm 1990 đã tạo ra những nghi ngờ nghiêm trọng giữa các đảng viên và quần chúng về sự cần thiết của cuộc chiến với Hoa Kỳ và những hy sinh cũng như thiệt hại quá lớn để giành được chiến thắng. Cụ thể, tại sao Đảng cộng sản đổ bộ vào miền Nam và khiến cho quá nhiều người phải chết, nếu cuối cùng Đảng lại đón nhận hệ thống kinh tế tư bản mà đảng đã chiến đấu tìm cách để đánh bại? Để xua tan những nghi ngờ của công chúng, Đảng cộng sản thông qua hình ảnh bắt mắt, liên tục tuyên bố rằng Hồ và Đảng cộng sản quan tâm đến những người lính đã thiệt mạng ở miền Nam. Hơn nữa, nhiều bảng quảng cáo hình ảnh "Hồ và nhi đồng" là nỗ lực mà Đảng cố gắng thuyết phục những người dân đã mất niềm tin rằng Hồ quan tâm đặc biệt đến thế hệ tương lai của Việt Nam. Nói cách khác, "Bác Hồ" không phải là nhà cách mạng không kiên quyết đã ra quyết định dẫn đến cái chết của hàng triệu người và gây ra chấn thương tâm lý của các thế hệ Việt Nam. Nếu như phần lớn dân tộc Việt Nam một lúc nào đó kết luận rằng Hồ đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong cuộc chiến với Hoa Kỳ, thì số phận Đảng xem như đã kết thúc.
Thứ tư, dân tộc Việt Nam rõ ràng là ích kỷ, tư lợi. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh và khó khăn kinh tế, họ đã phát triển một một căn bệnh của sự ích kỷ. Khi họ không biết thẹn thùng tự nâng cao bản thân, thì họ một cách trơ trẽn tìm cách thúc đẩy lợi ích của gia đình mình. Chính sự thiếu ý thức xã hội đã dẫn tới sự sụp đổ của miền Nam vào năm 1975. Người miền Nam quan tâm đến sự sống còn của cá nhân và gia đình hơn là sự sống còn của miền Nam như là một quốc gia. Những người cộng sản đã làm việc cật lực kể từ khi áp dụng các cải cách kinh tế thị trường để thấm nhuần tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Sùng bái Hồ đã được sử dụng như một phương tiện bồi dưỡng ý thức xã hội của công chúng. Thông qua hình thức tuyên truyền, Hồ được miêu tả luôn có ý thức xã hội, dễ cảm xúc trước những người bị áp bức và rất yêu nước. Còn có một nguyên nhân khác mà Đảng tỏ ra quan tâm về trách nhiệm xã hội: nhằm che giấu nạn tham nhũng của các đảng viên và làm cho người dân sao lãng các chính sách kinh tế, đã làm suy yếu chủ quyền, môi trường và sự gắn kết xã hội của đất nướcViệt Nam.
Cuối cùng, Đảng cộng sản muốn sử dụng sự Sùng bái Cá nhân Hồ Chí Minh để tuyên bố rằng nó là tổ chức thích hợp nhứt để lãnh đạo Việt Nam. Bởi vì nếu công chúng nhận thức được Đảng đã phạm quá nhiều sai lầm trong quá khứ, cụ thể cuộc chiến chống Mỹ là một sai lầm khổng lồ và tàn phá cuộc sống cũng như huỷ diệt nhiều tiềm năng của đất nước, thì tại sao người dân nên tin đảng sẽ làm tốt công việc trong tương lai? Tất nhiên, Đảng đã có câu trả lời cho những mối quan tâm đó - nó nằm trong con người của Hồ Chí Minh.
Ở Sài Gòn, có một tấm quảng cáo tuyên truyền: Hồ ở giữa một nhóm công nhân người Việt Nam. Trong tấm hình, mọi người kể cả Hồ đang nhìn về phía trước. Hình nền là các tòa đang nhô cao. Đô thị hóa đang được triển khai. Sự tăng trưởng đang diễn ra. Thông điệp được chuyển tải quá rõ ràng: Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản sẽ giúp lãnh đạo người dân tiến tới thịnh vượng. Mọi người chỉ cần tin tưởng vào điều đó. Hãy quên đi những thành tích tồi của Đảng: nạn tham nhũng tràn lan, thất bại toàn diện, những cuộc đàn áp và các quyết định tai hại. Và hãy nhớ điều này: Bác Hồ yêu bạn.
Hồ Chí Minh đã lên đến được những đỉnh cao tuyệt đối trong văn hoá Việt Nam và giờ đây Hồ không thể bị công kích. Ông là Jesus Christ - Chúa Jesus của Cộng sản Việt Nam. Hồ mang dép, có bộ râu, trông có vẻ thư thái, độc thân, (hoặc ít nhất là tình nhân của Hồ chưa bao giờ được công khai), yêu trẻ em, có một cuộc sống đơn giản, và ông đã thực hiện được các phép lạ (là đánh bại Pháp và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, những người Cộng sản vốn là vô thần, không thể tuyên bố Hồ sẽ quay trở lại trái đất một ngày nào đó, mặc dù họ có thể sẽ khẳng định như vậy trong tương lai khi khoa học có thể giúp hồi sinh người chết. Nếu ngày đó đến, xác của Hồ đã sẵn sàng để phục sinh trong lăng mộ kiểu Stalin ở Hà Nội. Hồ đã lên đến những đỉnh cao tôn sùng của sự thờ phượng và không ai có thể hoặc dám chạm tới Hồ.
Sau nhiều thập niên không mệt mỏi của Đảng cố gắng xây dựng hình ảnh Hồ, sự Sùng bái Cá nhân (Cult of Personality) đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Nạn sùng bái là công cụ chính, để dập tắt những lời chỉ trích trong nước về sự cai trị của Đảng cộng sản. Có nhiều lý do khiến cho sự sùng bái ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thứ nhất, tư tưởng và học thuyết cộng sản ở Việt Nam ĐÃ CHẾT. Chủ nghĩa Cộng sản về mặt tư tưởng và đạo đức đã phá sản toàn diện ở Việt Nam, cũng giống như ở Cuba, Nicaragua, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Cái ôm hôn thật chặt của Đảng đối với Hồ phản ánh sự phá sản tư tưởng này. Để giải quyết, Đảng cộng sản nhắc đi nhắc lại, tuyên truyền liên tục về quá khứ bằng cách tôn thờ Hồ, bởi sau 60 năm Cộng sản ở miền Bắc và 40 năm Cộng sản ở miền Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chứng minh nó là một sự thất bại. Nếu mà công chúng Việt Nam thực sự thấm nhuần sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản, thì việc Đảng tiếp tục nắm giữ quyền lực đang vô cùng lâm nguy. Bằng cách tạo ra hình ảnh Hồ Chí Mình đáng yêu và khôn ngoan là người con quảng bá cho chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, Đảng hy vọng sẽ tránh được sự hất cẳng khỏi quyền lực có thể xảy ra.
Thứ hai, vào những năm 1960 và 1970, chủ nghĩa cộng sản là thích hợp ở Việt Nam. Đảng đã sử dụng chủ nghĩa Mác-Lênin để huy động dân chúng ở miền Bắc và miền Nam đánh bại Hoa Kỳ và thống nhất đất nước. Ngày nay, chiến lược Sùng bái Cá nhân liên tục nhắc nhở công chúng về thành công của Đảng đối với đế quốc Mỹ. Cuộc chiến là thành tựu lớn nhất của Đảng và Hồ đã dẫn Việt Nam tới thắng lợi. Để nhắc nhở nhân dân về những thành tích trong những năm 1960 và 1970, Đảng tìm cách khôi phục tính chính danh và sự xác đáng vào thời nay. Sự sùng bái của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Hồ Chí Minh không khác gì việc Ronald Reagan của Đảng Cộng Hòa được tôn vinh. Trong những năm 1980, Đảng Cộng Hòa đã có đóng góp ý nghĩa. Triết lý kinh tế năng động và theo đuổi học thuyết Oswald Spengler, sự lãnh đạo của tổng thống Đảng Cộng Hòa đã không bị mất uy tín bởi cuộc chiến thảm khốc tại Iraq và sự sụp đổ tài chính năm 2008 dưới thời tổng thống Bush. Sự sùng bái Ronald Reagan của Đảng Cộng Hoà là một nỗ lực nhằm lôi kéo người dân Mỹ nhớ đến một kỷ nguyên mà tư tưởng của đảng Cộng hòa vẫn còn chỉ huy được sự tôn trọng và tuân phục. Sự sùng bái là cần thiết khi một hệ tư tưởng và các định chế được thiết lập trên hệ tư tưởng đó, đã đánh mất ảnh hưởng vào hy vọng và nguyện vọng của nhân dân.
Thứ ba, sự Sùng bái Cá nhân xung quanh Hồ Chí Minh đã làm giảm bớt những nghi vấn công khai về quyết định của Hồ chiến đấu chống lại Hoa Kỳ. Sự chấp nhận của Đảng cộng sản về cải cách thị trường và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ trong những năm 1990 đã tạo ra những nghi ngờ nghiêm trọng giữa các đảng viên và quần chúng về sự cần thiết của cuộc chiến với Hoa Kỳ và những hy sinh cũng như thiệt hại quá lớn để giành được chiến thắng. Cụ thể, tại sao Đảng cộng sản đổ bộ vào miền Nam và khiến cho quá nhiều người phải chết, nếu cuối cùng Đảng lại đón nhận hệ thống kinh tế tư bản mà đảng đã chiến đấu tìm cách để đánh bại? Để xua tan những nghi ngờ của công chúng, Đảng cộng sản thông qua hình ảnh bắt mắt, liên tục tuyên bố rằng Hồ và Đảng cộng sản quan tâm đến những người lính đã thiệt mạng ở miền Nam. Hơn nữa, nhiều bảng quảng cáo hình ảnh "Hồ và nhi đồng" là nỗ lực mà Đảng cố gắng thuyết phục những người dân đã mất niềm tin rằng Hồ quan tâm đặc biệt đến thế hệ tương lai của Việt Nam. Nói cách khác, "Bác Hồ" không phải là nhà cách mạng không kiên quyết đã ra quyết định dẫn đến cái chết của hàng triệu người và gây ra chấn thương tâm lý của các thế hệ Việt Nam. Nếu như phần lớn dân tộc Việt Nam một lúc nào đó kết luận rằng Hồ đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong cuộc chiến với Hoa Kỳ, thì số phận Đảng xem như đã kết thúc.
Thứ tư, dân tộc Việt Nam rõ ràng là ích kỷ, tư lợi. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh và khó khăn kinh tế, họ đã phát triển một một căn bệnh của sự ích kỷ. Khi họ không biết thẹn thùng tự nâng cao bản thân, thì họ một cách trơ trẽn tìm cách thúc đẩy lợi ích của gia đình mình. Chính sự thiếu ý thức xã hội đã dẫn tới sự sụp đổ của miền Nam vào năm 1975. Người miền Nam quan tâm đến sự sống còn của cá nhân và gia đình hơn là sự sống còn của miền Nam như là một quốc gia. Những người cộng sản đã làm việc cật lực kể từ khi áp dụng các cải cách kinh tế thị trường để thấm nhuần tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Sùng bái Hồ đã được sử dụng như một phương tiện bồi dưỡng ý thức xã hội của công chúng. Thông qua hình thức tuyên truyền, Hồ được miêu tả luôn có ý thức xã hội, dễ cảm xúc trước những người bị áp bức và rất yêu nước. Còn có một nguyên nhân khác mà Đảng tỏ ra quan tâm về trách nhiệm xã hội: nhằm che giấu nạn tham nhũng của các đảng viên và làm cho người dân sao lãng các chính sách kinh tế, đã làm suy yếu chủ quyền, môi trường và sự gắn kết xã hội của đất nướcViệt Nam.
Cuối cùng, Đảng cộng sản muốn sử dụng sự Sùng bái Cá nhân Hồ Chí Minh để tuyên bố rằng nó là tổ chức thích hợp nhứt để lãnh đạo Việt Nam. Bởi vì nếu công chúng nhận thức được Đảng đã phạm quá nhiều sai lầm trong quá khứ, cụ thể cuộc chiến chống Mỹ là một sai lầm khổng lồ và tàn phá cuộc sống cũng như huỷ diệt nhiều tiềm năng của đất nước, thì tại sao người dân nên tin đảng sẽ làm tốt công việc trong tương lai? Tất nhiên, Đảng đã có câu trả lời cho những mối quan tâm đó - nó nằm trong con người của Hồ Chí Minh.
Ở Sài Gòn, có một tấm quảng cáo tuyên truyền: Hồ ở giữa một nhóm công nhân người Việt Nam. Trong tấm hình, mọi người kể cả Hồ đang nhìn về phía trước. Hình nền là các tòa đang nhô cao. Đô thị hóa đang được triển khai. Sự tăng trưởng đang diễn ra. Thông điệp được chuyển tải quá rõ ràng: Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản sẽ giúp lãnh đạo người dân tiến tới thịnh vượng. Mọi người chỉ cần tin tưởng vào điều đó. Hãy quên đi những thành tích tồi của Đảng: nạn tham nhũng tràn lan, thất bại toàn diện, những cuộc đàn áp và các quyết định tai hại. Và hãy nhớ điều này: Bác Hồ yêu bạn.
Tác giả : ROBERT K. SCHNEIDERS
http://ecointheknow.com/uncategorized/uncle-ho-loves-you-vietnam-and-the-cult-of-personality/
http://ecointheknow.com/uncategorized/uncle-ho-loves-you-vietnam-and-the-cult-of-personality/
Biên dịch: Mai V. Phạm