Từ gánh rau Tết của mẹ, nghĩ về mùa xuân đất nước (Viết từ Sài Gòn)
Và
đầu mối, mầm họa của nó lại nằm vỏn vẹn trong hơn năm triệu hạt giống
cộng sản xã hội chủ nghĩa. Vì sao tôi gọi hơn 5 triệu hạt giống cộng sản
này là mầm họa ? Vì lẽ, không có cách chứng minh hay phân tích nào mạnh
hơn nhìn vào thực tiễn. Trong suốt gần nửa thế kỉ qua, những hạt mầm tư
tưởng cộng sản nằm trộn lẫn trong giáo dục, văn hóa, tôn giáo và kinh
tế đã dần đẩy nhiều thế hệ Việt Nam vào chỗ thực dụng, thiển cận và vô
cảm.
Nhìn
gánh rau của mẹ, nhìn nhành mai rồi lại nghĩ về đất nước liệu có logic,
có hợp lý? Và giữa gánh rau, nhành mai và đất nước có gì liên quan?
Trước
nhất, tôi muốn nói về sức nặng của đôi gánh cũng như giá trị thiết thực
và tầm nhìn chứa trong đôi gánh. Chuyện trồng rau, trồng cải, trồng
đậu, dưa... để bán vào dịp Tết của người nông dân Việt là câu chuyện
muôn thuở, từ thời trước 1975, rồi thời kinh tế tập trung bao cấp, cho
đến thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thời nào
người nông dân cũng trồng rau bán Tết. Có thể trước năm 1975, đất đai
phì nhiêu, rộng rãi và giống rau chưa bị biến đổi gen như bây giờ. Nhưng
thời nào, tư duy của người nông dân vẫn quanh quẩn theo thời vụ.
Và
ít ai nghĩ đến chuyện trồng thêm vài cây mai trong vườn rau để bán Tết,
gần đây thì người ta đã làm như vậy nhiều chứ trước đây chừng 10 năm,
dường như chẳng mấy ai làm vậy. Và có ai đó trồng vài cây mai trong đất
trồng rau, có khi lại bị cho là không bình thường hoặc có thể bị vợ hục
hặc vì ảnh hưởng đất trồng sau. Bởi cây mai phát triển chậm, không cho
thấy giá trị ngay tức thời trong quãng thời gian ngắn như cây rau. Với
tư duy ngắn hạn, với nếp nghĩ ăn xổi, sẽ chẳng mấy ai quan tâm tới việc
trồng những gốc mai xen canh để tính chuyện lâu dài. Và gánh rau nặng
trĩu trên vai những người mẹ vô hình trung lại chứa cả nỗi trĩu nặng của
một nền nông nghiệp lạc hậu, một kiểu tư duy có tính truyền thống, bền
bĩ của người Việt về những giá trị trước mắt, giá trị ngắn hạn.
Ngược
lại, một nhành mai nhỏ có thể giúp cho một gia đình nghèo có tiền ăn
Tết mặc dù nó không phải là điển hình hay mẫu mực của tư duy dài hạn hay
chuẩn mực nông cao sản. Nhưng nó lại phản ánh một cách suy nghĩ có tính
chất lâu dài và thậm chí đột phá, dám đập vỡ hoặc chịu đánh đổi với cái
ngắn hạn, với nếp nghĩ cố hữu để chọn một phương cách mới hơn, mạo hiểm
hơn và nhẹ nhàng hơn bởi nó đã được tính toán hoặc chí ít nó hàm chứa
tư duy bứt phá khỏi nếp truyền thống. Chính vì vậy mà nó trở nên nhẹ
nhàng nhưng lại chứa sức nặng về hiệu quả kinh tế. Cụ thể ở đây là giúp
người nông dân ăn Tết thoải mái hơn.
Điều
này cũng giống như đất nước phát triển, nếu nói suốt nửa thế kỉ nay
Việt Nam không phát triển hoặc đi thụt lùi thì không đúng. Việt Nam vẫn
phát triển, những con đường thời chiến tranh là đường bùn, sình lầy, thì
bây giờ đã được bê tông hóa, nhà cửa cũng khang trang, xe cộ cũng đầy
đường, mọi thứ cũng phát triển hơn rất nhiều so với các nước châu Phi,
các nước thế giới thứ ba. Bởi Việt Nam không phát triển kia mới là
chuyện đáng ngạc nhiên, chứ Việt Nam phát triển là lẽ đương nhiên. Bởi
xét về địa lý, tài nguyên, môi trường, Việt Nam là nước giàu tài nguyên,
từng có một thảm thực vật dày đặc điều hòa môi trường, từng có một lãnh
hải rộng lớn, phong phú. Và đáng nói hơn cả là tài nguyên con người.
Mặc dù không thể so sánh với những nước tiến bộ, văn minh nhưng rõ ràng
tài nguyên con người của Việt Nam là nguồn tài nguyên khổng lồ.
Nhưng
nguồn tài nguyên Việt Nam đã được khai thác, sử dụng ra sao ? Ở đây có
thể ví quốc gia như một mảnh đất, tài nguyên chính là hạt giống và chất
xám được gieo vào mảnh đất đó và chăm sóc ra sao. Thành tựu kinh tế, văn
hóa, giáo dục, chính trị chính là đôi gánh mẹ mang ra chợ, là nông sản
thu được. Và trong thời gian suốt gần nửa thế kỉ, mảnh đất Việt Nam được
trồng như hạt giống gì, thu hoạch những cây rau gì ? Rất tiếc phải nói
rằng suốt quá trình phát triển từ 1975 đến nay, những hạt giống đại trà,
có sức tồn tại và chịu đựng tốt nhưng lại không có giá trị thoát nghèo,
thậm chí trở thành gánh nặng trên đôi vai người mẹ Việt Nam đã gieo đầy
mặt đất Việt Nam.
Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khóa XI đã
bầu ra Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa XI ngày 13/12/2017
Và
đầu mối, mầm họa của nó lại nằm vỏn vẹn trong hơn năm triệu hạt giống
cộng sản xã hội chủ nghĩa. Vì sao tôi gọi hơn 5 triệu hạt giống cộng sản
này là mầm họa ? Vì lẽ, không có cách chứng minh hay phân tích nào mạnh
hơn nhìn vào thực tiễn. Trong suốt gần nửa thế kỉ qua, những hạt mầm tư
tưởng cộng sản nằm trộn lẫn trong giáo dục, văn hóa, tôn giáo và kinh
tế đã dần đẩy nhiều thế hệ Việt Nam vào chỗ thực dụng, thiển cận và vô
cảm.
Điều
này chẳng khác nào việc người nông dân miệt mài trồng những cây cải,
cây rau, miệt mài bơm thuốc trừ sâu và bón phân hóa học. Để đến một lúc
nào đó, niềm tin vào cây cải, cây rau không còn ở chính người nông dân
và nó trở thành một loại sản phẩm rẻ tiền, một gánh nặng trên đôi vai
những người mẹ khi ra chợ. Thử nhìn lại, đất nước sau 50 năm đã đặt gánh
nặng nào lên đôi vai nhân dân ? Đó là hệ thống cán bộ, đảng viên tham
nhũng không từ một thứ gì, đó là hàng chục ngàn cán bộ quản lý nhưng
thực tế là những tên trộm tài nguyên, trộm chính sách, đó là hàng trăm
ngàn nhân viên, cán bộ kiểm lâm nhưng thực chất là những tên lâm tặc, đó
là hàng trăm ngàn những nhà báo, nhà văn, nhà bút chiến nhưng thực chất
đó là những kẻ bới lông tìm vết, soi mói và có thể qui kết, chụp mũ
nhân dân vào thành phần "phản động, bán nước" một khi có những phản ứng,
phản tỉnh về tự do, nhân quyền, chống Trung...
Để
giữ độc tài, độc trị, đảng cộng sản Việt Nam đã không thoát khỏi luật
chơi của cộng sản thế giới, đó là dùng những chiêu bài rẻ tiền, những
chiến thuật man rợ nhất để trị dân, đàn áp dân. Và
những chiêu bài rẻ tiền này cũng chính là thứ "nông sản" mà họ phải
gánh chịu sau nhiều năm "canh tác". Hàng chục ngàn tiến sĩ, giáo sư, phó
giáo sư, cử nhân được đào tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam xã hội
chủ nghĩa không những không làm được gì mà còn có nguy cơ trở thành đám
ăn hại đất nước. Nhiều thế hệ trở nên máu lạnh, nhiều thế hệ trở nên
thực dụng và sẵn sàng đạp qua đồng loại để sung sướng... Những người
tốt, những người thiện lương và có lòng tự trọng chỉ có thể đếm trên đầu
ngón tay, trở nên hiếm hoi vô cùng trong chế độ cộng sản.
Trong
khi đó, mùa xuân của thế giới văn minh, tiến bộ không cần những thứ rau
xanh đầy độc tố, không cần những mùa vụ được ăn cả ngã về không, không
cần những mùa vụ được làm từ những bàn tay, khối óc thiển cận.
Rất
tiếc, suốt nửa thế kỉ và hơn thế nữa, Việt Nam đã chìm trong những vụ
mùa chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí y tế của bàn tay,
của nếp nghĩ thiển cận và vô trách nhiệm. Dẫu sao, một mùa xuân mới lại
về, đâu đó trong triệu triệu mùa xuân tâm hồn, có những tâm hồn đã nhen
nhóm một màu xuân khác, thơm tho hương tự do, tình yêu và sự tử tế giữa
người với người, người với thiên nhiên, vạn vật. Hãy tin là vậy !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 15/04/2018 (VietTuSaiGon's blog)