Phe bảo thủ thanh trừng phe Nguyễn Tấn Dũng (David Brown)

Bộ Chính trị do Đại hội lần thứ 12 bầu ra có phần lớn thành viên thăng tiến trong bộ máy quan liêu của đảng và các tướng công an. Ông Trọng không thể làm việc mà không có cảnh sát, nhưng chính Bộ Công an là cơ chế tham nhũng nổi tiếng nhất Việt Nam, chỉ có hệ thống tư pháp Việt Nam mới sánh được.


 Vì sự "ổn định"
Theo dõi Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng năm ngoái, những người bên ngoài có thể nhận thức được cuộc đua tranh mang tính lịch sử giữa các phe cải cách và phe bảo thủ. Những người bảo thủ gọi những nhà cải cách là "những người cơ hội" và thường thì họ nói đúng. Những nhà cải cách đã phá lên cười khi những người bảo thủ lập luận rằng hệ tư tưởng (Leninist, chứ không phải chủ nghĩa Mác) sẽ giữ cho Việt Nam an toàn trong một thế giới hỗn loạn và đầy đe dọa.
Đại hội đã kết thúc với một thắng lợi rõ ràng của những người bảo thủ. Sự kết thúc của một cuộc tranh cãi công khai bất thường bên trong nội bộ Đảng là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghỉ hưu và lập ra Bộ Chính trị mới gồm các sĩ quan, tướng công an, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm ưu thế.
Hà Nội nhanh chóng trở nên nhàm chán. Những ngày này, ngoài sự phẫn nộ thường xuyên về môi trường, khó mà thấy một mẩu tin nổi bật ở Hà Nội. Các phóng viên mới Đông Nam Á vẫn đang theo đuổi ý tưởng cộng hưởng với những người bất đồng chính kiến Việt Nam, về sự thờ ơ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với các vấn đề nhân quyền đã làm cho nhà cầm quyền Việt Nam để tăng cường đàn áp các nhà bất đồng chính kiến.
Thật vậy, hoàn toàn đúng là các thuộc cấp của Hà Nội đã bắt các nhà hoạt động bất đồng chính kiến ​​nhanh hơn bình thường. Các nhà quản lý truyền thông Việt Nam cũng đã khiến cho Facebook và YouTube ngần ngại đưa ra nội dung mà họ xem là kích động. Tuy nhiên vấn đề là: mối quan hệ nhân quả giữa sự thờ ơ của Trump và cuộc đàn áp chống lại sự lật đổ bị cáo buộc là không khả thi và không thể chứng minh được. Các cơ quan an ninh nội bộ của Việt Nam và cấp trên của họ có lý do riêng cho hành động của họ. Họ là nòng cốt của một chế độ kiên quyết củng cố kỷ luật trong Đảng Cộng sản đầy quyền lực và đàn áp sự kích động thay đổi hệ thống trong dân chúng.

Chết vì kiêu căng
Độc giả thích sự tương quan trong lịch sử có thể nảy ý tưởng rằng Việt Nam đã bước vào thời kỳ Brezhnev. Cũng như khi lãnh đạo đảng Soviet không hứng thú với ý tưởng mới của Nikita Khrushchev, đã cho ông ta về vườn và khôi phục lại lối làm việc chính thống vào những năm 1980, Tổng Bí Thư Trọng và người của ông ta đã mệt nhọc với thái độ kiêu căng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với kỷ luật đảng và mối quan hệ nồng ấm của ông ta với các doanh nhân giàu có. Họ nhất trí dẹp bỏ gợi ý của ông Dũng để thay thế ông Trọng vị trí cao nhất trong đảng. Giờ đây họ dường như đã tái lập chính phủ Việt Nam sang Bộ chính trị với ủy ban lãnh đạo gồm 15 nam và 3 nữ.
Khi ông Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ Tổng bí thư thứ hai, có nhiều thông tin cho rằng ông ta sẽ từ chức vào năm 2018 để nhường vị trí cho đệ tử là ông Đinh Thế Huỳnh, nguyên trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và nay là trưởng ban Thư ký Đảng. Tuy nhiên, vào tháng 6, có tin rằng ông Huynh đi điều trị ở Nhật vì bệnh nặng; do đó, trong tháng Tám, dư luận khẳng định rằng ông Trọng 73 tuổi sẽ giữ nguyên chức cho đến năm 2021.
Ông Trọng là người khắc khổ; một số người cho ông ta là một người lỗi thời. Trong một hệ thống mà các quan chức cấp cao ít khi bỏ qua cơ hội để biến chức vụ thành lợi nhuận, từ lâu ông đã là kẻ thù của sự tham nhũng tàn bạo. Sau khi đánh bại ông Dũng tại Đại hội 12, không ai ngạc nhiên về sự hồi sinh của Quyết định số 4 của Đảng, một bản tuyên bố về việc làm sạch đảng đã được 200 thành viên Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua vào tháng 1 năm 2012. Quyết định số 4 đã mất hiệu lực sau khi ông Trọng đã thất bại trong việc cố hạ ông Dũng sau đó.
Hiện nay, Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng cho rằng, "tình trạng tham nhũng và lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện hàng ngày tinh vi, phức tạp hơn và làm ảnh hưởng đến dư luận".
Ông Trọng đã đúng. Tham nhũng lan tràn, lồng vào chính trị tại Việt Nam và là một sự trì kéo nặng nề cho kinh tế Việt Nam. Ở mức độ vi mô, người dân phải trả các khoản hối lộ lớn để đưa con vào các trường học tốt hơn, chủ cửa hàng phải đút lót cho cảnh sát khu vực mà sau đó phải lại quả cấp trên, tài xế xe tải và xe buýt giữ phong bì có sẵn tiền để bảo đảm rằng nếu bị dừng lại, họ không phải mất một, hai ngày vì một vụ vi phạm bịa đặt.
Ở cấp độ vĩ mô, việc tìm kiếm đặc lợi sử dụng nguồn vốn sai mục đích. Thông thường, việc làm được dành cho những người đưa tiền hối lộ nhiều nhất chứ không phải cho những người có trình độ cao nhất. Các công ty lại quả nhiều nhất dành được hợp đồng mà không phải vì họ là người có khả năng hay đấu thầu thấp nhất.
Chiến dịch thanh trừng
Trong thời của Dũng, một số giám đốc ngân hàng hoặc các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước với lòng tham lộ liễu đã bị bắt, tước bỏ đảng tịch, bị truy tố và thậm chí bị tử hình như để răn đe số còn lại. Vì vậy, vào thời của ông Trọng cũng vậy, nhưng bây giờ việc săn tìm những kẻ phạm pháp đã chủ động hơn một cách đáng chú ý. Cụ thể là, chế độ hiện tại đã nhắm mục tiêu một nhóm các quan chức cao cấp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), vì "quản lý kém và những hành động sai trái nghiêm trọng".
Người đầu tiên bị giam giữ là cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Vũ Huy Hoàng, và bạn thân Trịnh Xuân Thanh, nguyên là người đứng đầu công ty xây dựng của PVN. Sau đó, lần lượt là Chủ tịch HĐQT PVN Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Trầm Bê.
Phân tích web về vụ xì căng đan, các nhà báo độc lập kết luận rằng Đinh La Thăng sẽ sớm bị hạ. Mặc dù ông Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cao cấp của ông Dũng, đã được đưa vào Bộ Chính trị và được chỉ định làm bí thư thành uỷ Sài Gòn chỉ một năm trước đây, ông Thăng có liên quan mật thiết với các cá nhân vừa đề cập. Và thật vậy, vài tuần trước khi ông Trọng triệu tập một cuộc họp 6 tháng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào đầu tháng 5, ông Thăng đã bị triệu về Hà Nội, đưa ra khỏi Bộ Chính trị, và được tái bổ nhiệm một công việc vô danh.
Các nhà báo cùng dự đoán rằng Nguyễn Văn Bình và một số người trong số những người dưới quyền cũ của ông sẽ là người kế tiếp bị hạ. Ông Bình đứng đầu Ngân hàng Nhà nước dưới thời Thủ tướng Dũng và được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị trong Đại hội 12, nhưng ông không có vai trò quan trọng trong chế độ hiện nay.
Phạm Chí Dũng, một quan chức cao cấp sau trở thành một blogger bất đồng chính kiến, kết luận trong một bình luận gần đây trong một bài trên trang VOA tiếng Việt rằng "mọi con đường đều dẫn đến Nguyễn Tấn Dũng."
Trong kịch bản đó, Trịnh Xuân Thanh là người dẫn đường. Cựu giám đốc điều hành PVN đã trốn thoát khỏi Việt Nam năm ngoái khi bị bắt. Sang được Berlin, ông Thanh đã nộp đơn xin quy chế tỵ nạn nhưng ngay trước khi lời thỉnh cầu của ông được đưa ra vào ngày 24 tháng 7, ông Thanh lại biến mất, lần này về Hà Nội. Ông Thanh đã được các nhân viên an ninh nhà nước Việt nam đưa về nhà mà họ nhấn mạnh rằng ông Thanh đã tự nguyện quay trở lại.
Trong khi các quan chức Đức tức giận, những người phát ngôn của Hà Nội nhún vai phản đối của Berlin. Họ có vẻ tự tin rằng việc vi phạm Nghị định thư của Việt Nam sẽ không có hậu quả lâu dài đối với quan hệ song phương. Chỉ cần tìm ông Thanh để làm chứng chống lại các cộng sự cũ của mình, có lẽ bao gồm cả Dũng.
Ông Carl Thayer, chuyên gia quan sát Việt nam hàng đầu, cho rằng tiền lệ đó giải thích cho hầu hết những điều mà Đảng Cộng Sản Việt Nam làm. Ông Trọng cần giải quyết một việc cá nhân; ông Trọng đã bị ông Dũng làm nhục trong một cuộc đụng độ đáng chú ý cách đây năm năm. Liệu ông Trọng có tìm cách truy tố ông Dũng sau khi ông bị tước bỏ ảnh hưởng? Chắc là không; không có tiền lệ bỏ tù một thành viên về hưu của Bộ Chính trị.
Nói cách khác, nếu truy tố cựu lãnh đạo cao cấp trở thành chuẩn mực mới, hầu như không ai trong số họ được an toàn. Tham nhũng hệ thống đã nở rộ trong thập kỷ ông Dũng lãnh đạo. Phức tạp hơn trước đây, nhưng không có gì mới. Kể từ khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế bắt đầu xếp hạng mức độ tham nhũng ở các quốc gia 22 năm trước, Việt Nam ở gần cuối danh sách này.
"Ta sẽ không đập bể bình chỉ để bắt chuột," câu nói nổi tiếng của ông Trọng cách đây vài năm. Ý nghĩa của ông Trọng đã rõ ràng: đối với người bảo thủ, không có gì biện minh cho việc Đảng Cộng sản siết chặt chính phủ Việt Nam.
Thanh trừng có lựa chọn
Do đó, ông Dũng không phải là người nguy hiểm nhất vì ông đã xây dựng quyền lực của ông dựa trên chủ nghĩa tư bản thân hữu, nhưng vì ông thiếu sự tôn trọng các tổ chức của đảng. Sự khinh thường của ông Dũng đối với ông Trọng là rõ ràng. Ông Dũng không tính được rằng ông Trọng sẽ thành công trong việc coi ông là một Khrushchev hay Gorbachev người Việt. Ông Dũng không lường trước được rằng họ đã thành lập liên minh "bất cứ ai trừ ông Dũng" để che dấu tham vọng không được hoan nghênh của ông.
Công chúng Việt Nam sẽ không cổ vũ chiến dịch của ông Trọng, tuy nhiên, ít nhất là chưa. Rất nhiều việc tìm kiếm đặc lợi sẽ bị phơi bày nếu và khi các đồng nghiệp của cựu thủ tướng Dũng bị đưa ra xét xử, nhưng cho đến nay, chiến dịch của Trọng dường như là một vụ ám sát hơn là dọn dẹp nhà cửa. Những nhà yêu thích chính trị trong và ngoài đảng đang theo dõi chặt chẽ. Mặc dù hấp dẫn, họ không ngây thơ. Họ sẽ không vui vẻ trừ khi sự thanh trừng kéo dài đến các tham quan không nằm trong mạng lưới của ông Dũng.
Bộ Chính trị do Đại hội lần thứ 12 bầu ra có phần lớn thành viên thăng tiến trong bộ máy quan liêu của đảng và các tướng công an. Ông Trọng không thể làm việc mà không có cảnh sát, nhưng chính Bộ Công an là cơ chế tham nhũng nổi tiếng nhất Việt Nam, chỉ có hệ thống tư pháp Việt Nam mới sánh được.
 
Người Việt Nam theo dõi các vấn đề quốc gia vẫn đọc báo chí lề phải, so sánh các bài báo ở các báo nổi tiếng với tin tức và bình luận được đưa lên mạng. Theo báo Tuổi Trẻ ngày 3 tháng 9 rằng trong chiến dịch chống tham nhũng kéo dài hàng năm kết thúc vào ngày 31 tháng 7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh chỉ khai quật được một trường hợp tham nhũng trong hàng ngũ công an.
Ông Bùi Quang Vinh giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5 năm, trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của Thủ tướng Dũng. Rời khỏi nhiệm sở, nói chuyện với Quốc hội lần thứ 12, một nhà kỹ trị gia nổi tiếng đã lên tiếng báo động. Ông Vinh nói Việt Nam đụng phải rào cản. Việt nam vẫn hưởng lợi từ lợi tức dân số và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trừ khi có một sự cải cách mới về chính trị và thể chế, không thì sự phát triển của quốc gia sẽ bị chậm lại. Việt nam sẽ không cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Việt nam sẽ không bao giờ trở nên giàu có.
Ông Vinh nói đảng phải lựa chọn. Họ có thể truy đuổi một cách có chọn lọc những cá nhân tham nhũng và duy trì sự thống nhất trong đảng. Hoặc theo cách khác, họ có thể nghiêm túc với tham nhũng bằng cách cải tổ thể chế vốn đang thúc đẩy tham nhũng.

Phương Thảo (dịch)

(Việt Nam Thời Báo)