Bảo vệ Tổ quốc : phạt nặng hơn tội giết người ?! (Võ Thị Hảo)
Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh và Trần Thúy Nga đã được các luật sư chứng minh là chỉ
dùng những bài viết, biểu ngữ và phát ngôn ôn hòa. Nguyện vọng mà họ thể
hiện chỉ là để bảo vệ môi trường, sự toàn vẹn chủ quyền của Tổ quốc...
Họ bảo vệ quyền làm người chính đáng của công dân.
Ủy
ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) thì nói "cách đối xử tàn nhẫn
của Việt Nam với những nhà báo như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nỗi xấu
hổ cho các nhà cầm quyền".
Quỳnh
đáng ra không phải chịu một ngày nào sau song sắt. Tuyên án 10 năm tù
chỉ vì những bài viết của cô là sự bất công đáng kinh tởm..." (1).
Xử nặng hơn tội giết người vì dám đụng đến Formosa và Trung Quốc ?!
Tội
giết người – tội ác ở mức độ tàn bạo nhất, tại Điều 93 Bộ luật Hình sự
Việt Nam quy định, nếu không thuộc trường hợp đặc biệt thì chỉ bị phạt
7 năm tù.
Trên
thực tế, những kẻ giết người tại Việt Nam, kể cả kẻ giết người hàng
loạt, những kẻ tham nhũng gây tổn hại cho cả nền kinh tế... vẫn được
quyền tiếp xúc, thăm nuôi bởi người thân. Họ được quyền xét xử và tranh
tụng trong những phiên tòa công khai. Gia đình, bạn bè cùng những người
quan tâm vẫn được quyền tham dự phiên tòa theo quy định của pháp luật.
Nhưng
trong hai phiên tòa vào 29 tháng 6 và 25 tháng 7 năm 2017, Việt Nam
đã xử hai nữ blogger hoàn toàn vô tội ở mức hình phạt còn cao hơn cả tội
giết người!
Đó
là ngón đòn thù tàn nhẫn giáng xuống blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bị
tuyên án 10 năm tù giam). Sau đó chưa đầy một tháng, blogger Trần Thúy
Nga cũng bị tuyên ở mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Hai
phiên tòa này đã vi phạm Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như những
cam kết quốc tế, khi nhà cầm quyền đã để cho các lực lượng công an
công khai và công an trá hình côn đồ bao vây, hành hung, ngăn cấm, không
cho ngay cả người ruột thịt, các phóng viên báo chí cũng như các nhà
quan sát quốc tế tới tham dự và quan sát phiên tòa.
Hai blogger đó đã làm gì mà khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam nổi giận tới mức bất chấp cả pháp luật để trả thù họ như vậy ?
Theo
các luật sư, cũng như đối chiếu với quy định trong các bộ luật Việt
Nam, thì dù hai công dân này đã bị xử phạt theo quy định của điều 88 Bộ
luật Hình sự, về tội “tuyên truyền chống nhà nước” Sự kết tội này hoàn
toàn bất công vì họ thực sự không phạm tội.
Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh và Trần Thúy Nga đã được các luật sư chứng minh là chỉ
dùng những bài viết, biểu ngữ và phát ngôn ôn hòa. Nguyện vọng mà họ thể
hiện chỉ là để bảo vệ môi trường, sự toàn vẹn chủ quyền của Tổ quốc...
Họ bảo vệ quyền làm người chính đáng của công dân.
Khi
nhà cầm quyền không thể kiểm soát nổi những tham nhũng tiêu cực tràn
lan trên khắp mọi lĩnh vực, đặc biệt là hành pháp và tư pháp, hai phụ
nữ ấy đã đứng lên bảo vệ dân oan bằng những biện pháp hợp lý hợp tình,
thông qua con đường khiếu kiện, yêu cầu đối thoại để những cá nhân và cơ
quan có trách nhiệm xem xét lại, sửa sai, ổn định trật tự xã hội.
Không
chỉ vô tội, họ còn là người có công lớn với đất nước khi trong nhiều
năm nay đã dành tâm sức của mình cất lên tiếng nói để bảo vệ Tổ quốc,
chống Trung quốc xâm lược và chống lại sự hủy diệt môi trường của
Formosa, công ty được biết là dù dưới danh nghĩa Đài loan nhưng khoảng
90% vốn là của Trung Quốc...
Lý
do nào khiến nhóm "quyền lực đen" đang thao túng nhà cầm quyền Việt Nam
ấy đã giáng đòn thù lên hai nữ bloger đang nuôi con thơ, nhẫn tâm cướp
đoạt tương lai của những trẻ em vô tội ? Ai mà chẳng thấy cần phải cảm
ơn, ủng hộ, ngợi khen hai blogger này khi khẩu hiệu của họ là “Cá cần
nước sạch, dân cần minh bạch”, “Đả đảo Trung quốc xâm lược”, “Formosa
cút khỏi Việt Nam”... ?
Nhận
xét về mức án nói trên, luật sư Nguyễn Khả Thành nói : “Thông thường về
tội 258 hoặc 88 người ta gọi là tội nhạy cảm, nên ai mà bị tội này thì
bản án cao lắm là 5 năm tù thôi. Vụ án này với chị Quỳnh thì lại gấp
đôi, tức là 10 năm , thì cao hơn cả tội phạm giết người nữa”... (2).
Hóa
ra, sự căm thù của nhóm "quyền lực đen" trong nhà cầm quyền Việt Nam
đối với những người dám phát ngôn bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của
Trung Quốc lại bùng nổ tới mức không kiềm chế nổi, đến mức họ bất chấp
cả luật pháp và thể diện tối thiểu.
Hành
động ấy của nhà cầm quyền Việt Nam, đương nhiên lại làm dấy lên những
làn sóng phản đối dữ dội từ các công dân, các tổ chức xã hội dân sự
trong nước, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.
Phải
trả tự do ngay và vô điều kiện cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thúy Nga
và những tù nhân lương tâm khác. Đó là yêu cầu nghiêm khắc của người
Việt Nam và cộng đồng quốc tế !
Nhưng
nhà cầm quyền Việt Nam, như mọi khi, vẫn không chịu trả lời hoặc tìm đủ
mọi cách bôi nhọ nạn nhân, bao biện cho tội lỗi vi phạm nhân quyền của
họ, tới mức bất chấp công lý và danh dự.
Nhiều
người nhận định rằng nhóm "quyền lực đen" mà quyền lợi của họ đồng nhất
với quyền lợi của Trung Quốc xâm lược và của nhà đầu tư hủy diệt môi
trường thì mới có thể hành xử hận thù như vậy với những công dân đang
bảo vệ đất nước của mình.
Nhưng
điều đáng ngạc nhiên là cả hệ thống tư pháp và lập pháp Việt Nam, đặc
biệt là Quốc hội, các Liên đoàn luật sư, Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội
Phụ nữ...cùng những cá nhân và tổ chức khác, vì sao thấy những phiên tòa
trái luật pháp, nguy cơ đe dọa bất ổn xã hội diễn ra lâu nay, đặc biệt
trong hai phiên tòa nói trên mà vẫn im lặng ?
Thật
hổ nhục cho thứ quyền lực đen ấy, khi công dân Việt Nam bày tỏ tiếng
nói lương tâm của mình thì trở thành nạn nhân của đòn thù tàn bạo với
những bản án còn nặng hơn cả nhiều kẻ giết người.
Vì
sao tập đoàn tội phạm khổng lồ đã cấp phép cho Formosa, đã che giấu và
tiếp tay cho chúng từ trung ương tới địa phương, lại được dung dưỡng,
bao che một cách bất chấp luật pháp và danh dự quốc gia ?
Những
thủ phạm đầu độc hủy diệt môi trường gây thảm họa lớn chưa từng có trên
thế giới lại được chính nhà cầm quyền của đất nước nạn nhân bảo vệ tới
mức ai dám nhắc đến tội lỗi của chúng là bị đàn áp, thậm chí còn kết án
nặng hơn tội giết người !
Vì
sao phản đối sự hủy diệt môi trường của Formosa – một công ty trên danh
nghĩa là đầu tư kinh tế, cũng ở vị trí bình đẳng như muôn vàn công ty
khác, lại là điều cấm kỵ và bị đàn áp tàn nhẫn đến thế ở ngay trên đất
nước Việt Nam ?
Tập đoàn hận thù những công dân bảo vệ Tổ quốc ấy, theo lệnh quan thầy, họ sẽ còn tàn hại dân Việt Nam đến mức nào đây ?
Anh hùng thời bảo vệ nhân quyền :
Những
phiên tòa phi pháp mang tính khủng bố ngày càng tăng đối với các tù
nhân lương tâm Việt Nam, nhất là với hai bloger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và
Trần Thúy Nga vừa qua sẽ mãi mãi để lại trong lịch sử như một vết nhục
nhã không thể nào tẩy rửa của nhóm "quyền lực đen" trong số những nhà
cầm quyền độc tài Việt Nam. Nhưng ngược lại, trong khắc nghiệt của độc
tài, những phẩm chất dũng cảm của hai phụ nữ ấy đã càng tỏa sáng.
Sự
đàn áp tàn nhẫn ngày càng tập trung vào phụ nữ và đặc biệt là những
người trẻ tuổi. Nhưng sự điều đó thậm chí còn phản tác dụng, thậm chí
như “lửa thử vàng” và qua gian nan càng làm rạng rỡ những hành vi cao
đẹp.
Thực
sự anh hùng trong chiến tranh đã khó, nhưng anh hùng trong đời thường,
anh hùng để chiến đấu dài lâu trong cuộc chiến chống lại sự vi phạm nhân
quyền và tự do ngôn luận đòi hỏi sự hy sinh bền bỉ, trường kỳ và rất
lớn, trong có cả việc phải thường xuyên chống lại những cám dỗ bỏ cuộc
hoặc phản bội để được hưởng lợi từ phía kẻ đàn áp.
Chúng
ta đã chứng kiến, trước những bản án nặng nề, hai blogger Như Quỳnh và
Trần Thị Nga đã không run sợ và từ bỏ lý tưởng chính nghĩa của mình. Cho
đến nay, sự bạo tàn không khuất phục được họ, mà còn làm cho họ thêm
bền chí trên con đường tranh đấu vì lợi ích cộng đồng.
Dù
bị muôn vàn cấm đoán và nguy hiểm, nhưng tiếng nói phẫn nộ của nhiều
công dân trên mạng xã hội và những nhà tranh đấu ôn hòa cho dân chủ và
nhân quyền vẫn dám công khai đối diện với sự khủng bố, đến tận nơi để
ủng hộ hai blogger.
Dù
bị o ép đủ bề, lại thêm quy định bất lương về việc luật sư phải có
trách nhiệm tố cáo thân chủ nhưng các luật sư bảo vệ cho hai bloger
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga vẫn dũng cảm đưa ra những chứng cứ
chắc chắn, không thể chối cãi về sự vô tội của hai bloger và yêu cầu họ
phải được trả tự do ngay tại phiên tòa như quy định của pháp luật.
Trước
sự bưng bít và cấm đoán của phiên tòa xử Trần Thị Nga, chúng ta đã
không được nghe tiếng nói của chị, nhưng theo các luật sư thì chị đã rất
bình tĩnh và dù bị đe dọa vẫn không nhận bất kỳ bản kết tội sai sự thật
nào mà tòa đưa ra để được “khoan hồng do khai báo thành khẩn”. Thái độ
hiên ngang đó là phẩm chất của một anh hùng, cũng như phẩm chất của
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên tòa trước đó.
Phiên
tòa đã kết thúc nhưng lời cuối của Quỳnh ngay sau khi chị vừa phải nhận
bản án tàn bạo từ phía nhà cầm quyền :vẫn lay động tâm can và khiến cho
người Việt Nam khâm phục và tự hào về chị :
”
Con xin cảm ơn mẹ và các con, các luật sư đã cố gắng bảo vệ cho tôi.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như
vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào
vì con.
Tôi
mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự
cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do
và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn
luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng
mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản
thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn”.
Nhóm
“quyền lực đen” những tưởng sự đàn áp tàn bạo sẽ giết chết sự phản
khảng và lương tâm Việt Nam, cho Việt Nam tuyệt giống anh hùng để họ tha
hồ cưỡng đoạt.
Nhưng Việt Nam không thể tuyệt giống anh hùng !
Võ Thị Hảo
Nguồn : RFA, 29/07/2017 (vothihao's blog)