Bầu cử tổng thống 2017 : Viễn cảnh nào cho nền chính trị Pháp ? (Minh Anh-RFI)
Còn cánh trung thì chìm lặng
không hệ tư tưởng, cố gắng bám víu vào những đảng lớn để mà tồn tại. Tất
cả những điều đó mở ra một viễn cảnh u ám cho tương lai nền chính trị
Pháp với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đảng phái cực hữu, đứng đầu là đảng
Mặt Trận Quốc Gia FN, đe dọa ổn định của Pháp nói riêng và cả Liên Hiệp
Châu Âu nói chung.
Bất ngờ, đầy kịch tính và bất định, bầu cử
tổng thống năm nay có lẽ sẽ không giống với bất kỳ cuộc bầu cử nào trong
lịch sử nền Đệ ngũ cộng hòa Pháp. Một cuộc bầu cử chứa đầy những diễn
biến bất ngờ dồn dập, vượt ngoài dự đoán của giới chuyên gia.
François
Hollande, tổng thống sắp mãn nhiệm thuộc đảng Xã Hội từ bỏ cuộc chơi.
Nicolas Sarkozy - cựu tổng thống, Alain Juppé - cựu thủ tướng bên đảng
thiên hữu Những Người Cộng Hòa - LR và Manuel Valls, cựu thủ tướng thuộc
đảng Xã Hội thiên tả, những gương mặt nổi bật được cho có triển vọng đã
bị loại khỏi cuộc đấu sơ bộ dành chức ứng viên tổng thống.
Trong
khi đó, Benoit Hamon bất ngờ trúng cử ứng viên đại diện đảng Xã Hội.
Emmanuel Macron, thuộc phong trào Tiến Bước, được cho là còn non nớt về
chính trị ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ của những chính khách
tiếng tăm từ cánh tả cho đến cánh trung. Còn ứng viên đại diện đảng
Những Người Cộng Hòa François Fillon thì khốn khổ với vụ tai tiếng chính
trị - pháp lý vì bị điều tra vụ tạo việc làm giả cho vợ con. Riêng đảng
cực hữu Mặt Trận Quốc Gia với ứng viên Marine Le Pen, theo các thăm dò
dư luận, lọt vào vòng hai bầu cử.
Ông Gérard Lelerc, cựu tổng biên
tập mục Chính trị kênh truyền hình France 2 và France 3 trên trang mạng
HuffingtonPost, trong một bài viết đề tựa « Làm thế nào 60 năm diện mạo chính trị Pháp đã vỡ bung chỉ trong vòng vài tuần » cho rằng người dân Pháp năm nay sẽ đi bầu trên những đống đổ nát của cánh tả và hữu.
Theo
nhà báo Nguyễn Văn Huy tại Paris, trao đổi với ban tiếng Việt RFI qua
điện thoại, cho rằng cánh tả Pháp, nhất là đảng Xã Hội tan nát vì thiếu
tư tưởng cách tân, chia rẽ về mặt tư tưởng và vắng gương mặt nổi bật có
đủ uy tín để tập hợp thành viên và cử tri. Cánh hữu bị chia rẽ vì lợi
ích phe phái và bất đồng chính kiến.
Còn cánh trung thì chìm lặng
không hệ tư tưởng, cố gắng bám víu vào những đảng lớn để mà tồn tại. Tất
cả những điều đó mở ra một viễn cảnh u ám cho tương lai nền chính trị
Pháp với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đảng phái cực hữu, đứng đầu là đảng
Mặt Trận Quốc Gia FN, đe dọa ổn định của Pháp nói riêng và cả Liên Hiệp
Châu Âu nói chung.