Việc nhỏ cho thấy vấn đề lớn (Mạc Văn Trang)
CHUYỆN NHỎ, nếu như bà Ngọc xuống xe,
cùng mọi người chạy lại nâng em Kiên lên, hỏi han, đưa em ngay đi bệnh
viện, báo cho gia đình em và GV chủ nhiệm biết. Bà thành thật nhận lỗi
(ai chả không mắc lỗi lầm), xin lỗi gia đình em Kiên và mọi người, khắc phục
hậu quả, rút kinh nghiệm chung về việc đi xe vào sân trường… Đó là lương
tâm, trách nhiệm của một người bình thường.
Việc bà Tạ Bích Ngọc, Hiệu trưởng (HT) trường TH Nam
Trung Yên, Hà Nội đi xe taxi vào sân trường, đâm gãy chân HS Kiên lớp
2A4 đang chơi ở sân trường, thực ra chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng tại sao lại
thành chuyện lớn?
CHUYỆN NHỎ, nếu như bà Ngọc xuống xe,
cùng mọi người chạy lại nâng em Kiên lên, hỏi han, đưa em ngay đi bệnh
viện, báo cho gia đình em và GV chủ nhiệm biết. Bà thành thật nhận lỗi
(ai chả không mắc lỗi lầm), xin lỗi gia đình em Kiên và mọi người, khắc phục
hậu quả, rút kinh nghiệm chung về việc đi xe vào sân trường… Đó là lương
tâm, trách nhiệm của một người bình thường.
CHUYỆN LỚN bởi vì, người HT – linh hồn
của nhà trường – tấm gương đạo đức cho GV và HS, đã không làm được điều
bình thường, mà bộc lộ một nhân cách thấp kém:
1. Đi xe ô tô trong sân trường đã sai, đâm gãy chân HS của mình mà vô cảm bỏ đi, thật khó tưởng tượng, không thể chấp nhận được;
2. Khi gia đình HS có ý kiến, đã không
thừa nhận, lại gian manh chỉ đạo làm phiếu lấy ý kiến CB, GV, CNV, HS,
làm báo cáo, rằng ngày đó không có xe nào đi vào trường, em Kiên chơi và
tự ngã gãy chân. Đây là việc làm đổi trắng thay đen, lấp liếm khuyết
điểm của bản thân một cách trắng trợn, bất chấp sự thật. Hành động đó
vừa ngu xuẩn, vừa khinh khi, coi thường tất cả…
3. Bà Ngọc dám làm những chuyện ngang
ngược đáng đến như vậy, vì tin rằng ở cương vị hiệu trưởng của bà ta,
với các “mối quan hệ” và “ê kíp lãnh đạo” đã xây dựng được thì các GV,
HS, cha mẹ HS và dư luận xã hội “không là cái đinh gỉ”! Bà muốn che giấu
khuyết điểm, tội lỗi, báo cáo sai là chuyện “bình thường”. Chắc chuyện
này cũng đã quen với bà xưa nay, và vẫn trót lọt, nhưng không ngờ “đi
đêm lắm, có ngày gặp ma”!
4. Bà Ngọc mà trở thành hiệu trưởng theo
đúng “quy trình đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn” cán bộ lãnh đạo, thì
không hẳn chỉ một trường hợp. Có bao nhiêu phần trăm cán bộ lãnh đạo như
bà Ngọc? HT là linh hồn nhà trường. HT nào, nhà trường ấy. Hơn nữa HT
còn là “Bộ trưởng tại chỗ” (Hồ Ngọc Đại). Cán bộ quản lý yếu kém đúng là
vấn đề chí nguy của hệ thống giáo dục nay.
5. Khi HT hỏng thì tạo ra hiệu phó, ê
kíp lãnh đạo hỏng, nội bộ GV chia rẽ, môi trường văn hóa sư phạm tiêu
cực, hỏng cả một nhà trường. Bà hiệu phó trường TH Nam Trung yên đúng là
làm tay sai cho bà Ngọc một cách đê hèn. Bà này cũng cần cách chức cho
chuyển đi trường khác làm GV…
Tóm lại, ngành giáo dục không thể nào
chấp nhận một hiệu trưởng như bà Ngọc. Bộ trưởng GD và Chủ thích TP Hà
Nội đã yêu cầu xử lý nhanh “vụ bà Ngọc”. Nếu không xử lý nghiêm chuyện
này, cả chính quyền Hà Nội và Bộ GD&ĐT đều chẳng còn ai tin tưởng!