Tại sao Tổ Quốc phải ăn năn ? (Nguyễn Việt Anh-Thông Luận)
Không
phải bằng cách thay đổi chính quyền mà ta có thể thay đổi tư duy, tình
cảm của một dân tộc. Lật đổ thể chế của một quốc gia nhiều khi không
đồng nghĩa với đổi mới được tâm hồn của dân tộc đó. Dù sao, từ đáy lòng
mình, tôi chúc ông và các cộng sự của mình thành công !
Một
cách giản dị, Tổ Quốc không chỉ là đất, nước, núi, sông, truyền thống,
văn hóa… Mà quan trọng hơn rất nhiều, Tổ Quốc còn hiện diện trong mỗi
một con người cùng chia sẻ một quá khứ, một hiện tại và một tương lai
chung. Mỗi con người, qua các thời kỳ lịch sử, chính là hình hài, là
hiện thân của Tổ Quốc. Quá khứ, hiện tại và tương lai của Tổ Quốc đều
thể hiện trong mỗi một con người Việt Nam hôm nay. Tổ Quốc ăn năn có
nghĩa là mỗi con người chúng ta phải ăn năn, phải nhìn lại mình, phải
xét lại mình trước ngưỡng cửa của những thay đổi nhức nhối mang tính
sống còn đối với Tổ Quốc.
Người
phương Tây có câu "thành La Mã không phải chỉ được xây nên trong một
ngày". Người Trung Quốc cũng nói "âm mưu giết vua, giết cha không phải
chỉ được ấp ủ trong ngày một, ngày hai". Mọi điều xảy đến đều có nguyên
nhân và có thời gian tích tụ của nó. Tổ Quốc Việt Nam chúng ta thua kém
hổ nhục như ngày hôm nay, và không có một tương lai nào, nguyên nhân
cũng không phải là trong ngày một, ngày hai. (Có vị còn bảo nguyên nhân
thua kém bắt đầu từ năm 1975 – sic !). Chúng ta thua kém, chậm chễ so
với bên ngoài, rồi tàn sát nhau, mạt sát nhau, chia rẽ nhau,… chính do
văn hóa truyền thống mấy nghìn năm của chúng ta, đa phần là độc hại.
Điều này thiết nghĩ không cần phải nói nhiều. Sự thực đã quá hiển nhiên,
chỉ có những ai còn tư duy con đà điểu "rúc đầu vào đống cát để khỏi
nhìn thấy bế tắc" mới lớn tiếng phản đối mà thôi.
Tổ
Quốc ăn năn và xét lại không phải là để phủ nhận chính mình, phủ nhận
quá khứ lịch sử của mình. Mà làm sao phủ nhận được chứ ? Quá khứ dù tồi
dở đến mấy cũng đã trở thành máu thịt, hơi thở và hồn cốt của mỗi con
người chúng ta hôm nay. Tổ Quốc ăn năn và xét lại là một hành động, một
tư duy tối cần thiết cho mỗi người trong công cuộc dân chủ hóa và bảo vệ
đất nước. Bảo vệ đất nước cũng chính là bảo vệ mỗi chúng ta. Dân chủ
hóa sẽ tạo điều kiện để mỗi chúng ta có thể tự do thực hiện những ước mơ
của mình.
Và,
nếu nói văn hóa truyền thống Việt Nam còn có một điểm sáng thì tôi xin
dẫn ra đây câu của các cụ "Nước nổi bèo nổi, nước cạn bèo chạm đất" – Có
nghĩa là gì ? Là cuộc sống của mỗi cá nhân đều có liên hệ cộng sinh mật
thiết với môi trường sống của nó. Ở đây Tổ Quốc Việt Nam ta là nước,
mỗi chúng ta là bèo. Tổ quốc hổ nhục thua kém thì mỗi chúng ta (kể cả
tiền nhiều, chức trọng ở mọi nơi) liệu có tự hào và vinh quang được
chăng ? (Liên hệ luôn với trường hợp cầm tấm hộ chiếu Việt Nam ra nước
ngoài). Trong một cái hồ, khi chất độc được đổ xuống, liệu nó có trừ ra
những con cá đẹp đẽ mạnh khỏe nào không, hay tất cả đều chết ?
Cái
nghĩa hợp quần, cái ý thức chung nó giản dị như vậy mà đa số người Việt
Nam ta vẫn chưa chịu hiểu. Và nếu thế thì Tổ Quốc ta vẫn sẽ còn phải
chịu nhục dài dài, bởi mỗi chúng ta không biết ăn năn và xét lại.
Cảm
ơn tác giả của "Tổ Quốc ăn năn" ! Xin gửi đến ông sự biết ơn sâu sắc !
Tư tưởng của ông sẽ là những viên gạch đầu tiên trong tiến trình xây
dựng lại một Tổ Quốc Việt Nam "mà thế hệ hôm nay có thể hãnh diện, thế
hệ mai sau có thể tự hào". Làm cách mạng thì dễ, nhưng thay đổi tâm hồn
của một dân tộc lại rất khó. Những cuộc cách mạng chính trị đôi khi lại
là những cuộc cách mạng ít quan trọng nhất. Còn những cuộc cách mạng vĩ
đại lại chính là những cuộc cách mạng về lối sống, thuần phong, mỹ tục
và tư tưởng.
Không
phải bằng cách thay đổi chính quyền mà ta có thể thay đổi tư duy, tình
cảm của một dân tộc. Lật đổ thể chế của một quốc gia nhiều khi không
đồng nghĩa với đổi mới được tâm hồn của dân tộc đó. Dù sao, từ đáy lòng
mình, tôi chúc ông và các cộng sự của mình thành công !
Nguyễn Việt Anh
Nguồn : Facebook, 11/02/2017