Mỹ Phải Trợ Giúp Biến Trung Quốc Thành một Nước Dân Chủ (Forbes)

Trung Quốc đang tiếp tục một chuỗi xâm lược lãnh thổ trong khu vực chống lại các lực lượng đồng minh của Hoa Kì ở Biển Đông, Nam Trung Quốc và các khu vực Himalaya của Ấn Độ. Trung Quốc hưởng lợi, hoặc ít nhất không đủ cản trở, sự đe dọa của Bắc Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh chính châu Á là Nhật và Hàn Quốc. Vì thế, Mỹ phải vượt qua thách thức và ngăn chặn chiến tranh lạnh của Trung Quốc. Để có được thành công vĩnh viễn trước Trung Quốc, Mỹ có nhiệm vụ khổng lồ là biến TQ thành một nền dân chủ.



Đảng Cộng sản Trung Quốc cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ trong nước bằng cách xuất khẩu chính quyền độc tài và tham nhũng và tạo ảnh hưởng không chỉ trong khu vực châu Á, nhưng toàn cầu. Như phân tích của cả hai bên quan sát, một cuộc chiến tranh của các giá trị đang diễn ra, trong đó dân chủ, nhân quyền và luật pháp quốc tế chống lại sự độc đoán, lạm dụng và chủ nghĩa dân tộc. Dù Hoa Kỳ có nền dân chủ không hoàn hảo, nhưng thường phát huy nhân quyền và luật pháp quốc tế. Trung Quốc thì không có Dân chủ, và có lập luận chống lại những giá trị chung toàn cầu.

Là nước lớn thứ hai về GDP và chi tiêu quân sự, Trung Quốc không chỉ là một đối thủ cạnh tranh về ý thức hệ, mà còn là một đối thủ cạnh tranh về kinh tế và quân sự. Do đó, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh toàn diện, ngày càng trông giống như một cuộc chiến tranh lạnh, mới của Trung Quốc. Đồng thời, họ cố gắng ngăn cản hợp tác kinh tế và quân sự của nhau trên toàn cầu.

Sự cạnh tranh này là đặc biệt mạnh mẽ ở châu Á, mà Trung Quốc xem như là một sân sau. Và, cuộc chiến tranh lạnh mới kéo dài đến tận vùng lãnh thổ nhà của cả Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nước đang tìm cách sử dụng ảnh hưởng kinh tế để tạo nên tác động đến chính trị đến những nước khác. Tổng thống Richard Nixon mở cửa cho Trung Quốc vào năm 1972, với lý luận rằng thông qua thương mại và những ràng buộc, Mỹ có thể dân chủ hóa Trung Quốc. Chúng ta đã thất bại bằng những phương tiện đó.

Ngược lại, Trung Quốc tìm cách kinh doanh với các chính trị gia Hoa Kỳ trong quá khứ và tương lai, như một sự khuyến khích cho các chính trị gia hiện nay để có những nhượng bộ và chứng minh 'tình bạn' với Bắc Kinh. Các quan chức Hoa Kỳ đã nhận được sự đền đáp sau khi rời về hưu, lên đến hàng trăm triệu đô la giá trị giao dịch ở Trung Quốc.

Những Quốc gia đồng ý với các giá trị được bảo vệ bởi HK, như dân chủ, nhân quyền, và luật pháp quốc tế, nên hoan nghênh và ủng hộ tạm thời sự can thiệp của HK tại châu Á. Ngay cả các công dân Trung Quốc nên hỗ trợ sự tham gia của Hoa Kỳ sâu hơn ở châu Á, đặc biệt là nếu họ hy vọng một ngày nào đó có quyền bầu cử, tự do ngôn luận, và sự bình an, là kết quả của một quốc gia Dân chủ, tương tác với các nền dân chủ khác.

Không giống như các nước dân chủ, các nước độc tài hiếm khi tin tưởng lẫn nhau. Các nhà độc tài không bao giờ là đồng minh thật sự, để có thể sống trong hòa bình.

HK cần để bảo vệ châu Á không chỉ để bảo vệ các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines, nhưng để bảo vệ chính bản thân HK. Với việc mở rộng lãnh thổ tiến bộ của TQ đã trải qua gần 4.000 năm lịch sử và trên một chục triều đại, do đó không phải là không thể tưởng tượng rằng trong vòng 100 năm tới, Trung Quốc có thể chiếm đoạt được một đồng minh của HK ở châu Á.

Trong việc bảo vệ nền dân chủ cho con cháu và chắt, Hoa Kì phải suy nghĩ bằng nhiều thế kỷ, chứ không phải là từng quĩ có tính chất tài chính.

Trong khi Hoa Kỳ còn bận tâm với việc đánh bại Liên Xô, chúng ta còn làm ngơ sự chuyên chế của Trung Quốc. Trung Quốc đã tận dụng điều này bằng các hành động bành trướng lãnh thổ hoặc các cuộc chiến tranh chống lại Tây Tạng (1950 và chống lại cuộc nổi loạn vào năm 1959), Đài Loan (1954-5 và 1958), Miến Điện (1956), Ấn Độ (1962, 1967, 1987), Liên Xô (1969), và Việt Nam (1974, 1979, và 1988). Trung Quốc thậm chí xâm lược quân sự và thương mại qua biên giới của Bhutan trong những năm 1960. Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã có tổng cộng 20 cuộc tranh chấp biên giới với những nước láng giềng.

Các dân tộc Tây Tạng và Tân Cương đang bị chiếm làm thuộc địa thông qua các chính sách hỗ trợ bởi lực lượng quân sự mà luôn dành ưu tiên cho người Hán. Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận bàn giao năm 1997 với Hồng Kông, không còn được hưởng tự do bầu cử, tự do ngôn luận và hội họp. Thông qua chính sách "Một Trung Quốc", kết hợp với áp lực quân sự, kinh tế, ngoại giao và chính trị, Trung Quốc đang tìm cách biến nền dân chủ độc lập của Đài Loan thành một tỉnh của Trung Quốc, để thuần phục Bắc Kinh.

Không can thiệp vào sự kiểm soát rộng và sâu của Bắc Kinh sẽ khiến cho Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ trở nên yếu đi. Hoa Kì và các nước dân chủ đồng minh nên tăng cường sự cảnh giác và liên kết với nhau trong một liên minh toàn cầu của các nền dân chủ để bảo vệ một cách hiệu quả chống lại nỗ lực tiếp tục bành trướng của Trung Quốc.

HK không chỉ nên tìm cách bảo vệ các quốc gia quốc tế khỏi Trung Quốc, nhưng nên tìm cách sáng tạo để khuyến khích Dân chủ và Quyền con người bên trong Trung Quốc và lân cận. Chỉ có một Trung Quốc Dân chủ thì Châu Á mới trải nghiệm được nền hòa bình lâu dài. Các cuộc xung đột hiện nay ở Châu Á không phải là giữa Mỹ và Trung Quốc. Đó là giữa dân chủ và độc tài. Kết quả có thể định đoạt được phần còn lại của lịch sử thế giới.



Mai V. Phạm chuyển dịch từ

http://www.forbes.com/sites/anderscorr/2017/02/02/u-s-must-stop-chinas-militarism-permanently/#132716313b91