Khi nào Việt Nam có dân chủ ? (Việt Hoàng-Thông Luận)
Một Dự Án Chính Trị (cương lĩnh chính trị) dù đơn giản và rõ ràng đến đâu đi nữa, ví dụ như tài liệu Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì cũng không phải người dân nào đọc cũng
hiểu. Muốn hay không thì trí thức Việt Nam phải "kiểm định" trước và nếu
nó đúng (dù chỉ khoảng 60-70%) thì trí thức Việt Nam cần lên tiếng và
ủng hộ nó. Ngay cả Kinh Thánh và Kinh Phật là dành riêng cho quần chúng
nhưng cũng cần đến hàng vạn giáo sĩ truyền bá và giải thích suốt hơn
2000 năm qua và vẫn đang tiếp tục.
Có
một "trào lưu" đã qua đi trong phong trào dân chủ Việt Nam chủ yếu xuất
phát từ những cán bộ lão thành cách mạng, hay những người muốn thay đổi
từ "bên trong" nội bộ đảng cộng sản đó là viết thư ngỏ và kiến nghị gửi
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội 12 vừa qua chúng ta không còn
thấy ai "kiến nghị" hay góp ý gì nữa.
Có
lẽ lý do chính khiến họ không viết các loại thư ngỏ và kiến nghị nữa là
vì chính quyền chẳng ai thèm nghe hoặc trả lời họ chứ không hẳn vì họ
mất niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những người theo chủ trương
này thì chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể tạo ra được sự "thay
đổi" cho Việt Nam. Ngoài ra họ không thấy ai hoặc tổ chức nào có khả
năng đó.
Có
thể trong tương lai những người thuộc trường phái "thư ngỏ và kiến
nghị" sẽ tiếp tục viết "kiến nghị và thư ngỏ", đối tượng được gửi lần
này sẽ là "nhân dân Việt Nam". Vậy "nhân dân Việt Nam" là ai ? Và liệu
"nhân dân Việt Nam" có ủng hộ họ không ? Rất dễ dàng thấy rằng khái niệm
"Nhân dân Việt Nam" rất mông lung và trừu tượng. Hơn nữa những người
theo trường phái này không hiểu gì về "nhân dân". Trong 90 triệu người
Việt Nam có mấy phần trăm thực sự quan tâm đến đất nước ? Bao nhiêu phần
trăm sẵn sàng dấn thân vì dân chủ ? Họ không biết ba đặc tính cơ bản
của người dân đó là "người dân không lãng mạn, không kiên nhẫn và thực
dụng (sẵn sàng luồn lách để được việc)".
Tất
cả các cuộc cách mạng đổi đời từ trước đến nay, kể cả với Đảng Cộng sản
Việt Nam đều phải do trí thức khởi xướng. Các lãnh đạo tiền bối của
đảng như Hà Huy Tập, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh…đều là con
nhà gia giáo và được ăn học tử tế. Trí thức cộng sản chỉ hết thời khi
cách mạng thành công.
Trong
suốt dòng lịch sử, người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng được một tổ
chức chính trị đúng nghĩa, tức là một tổ chức có "tư tưởng chính trị" và
một "đội ngũ chính trị". Từ Đảng Cộng sản Việt Nam đến Việt Nam Quốc
dân Đảng hay những tổ chức sau này đều là những tổ chức chính trị xây
dựng thuần túy dựa trên bạo lực và vọng ngoại.
Di
sản của lịch sử và văn hóa Khổng giáo đè nặng lên hình hài đất nước và
tâm hồn người trí thức Việt Nam. Trí thức Việt Nam vẫn chưa hiểu thế nào
là chính trị, hoạt động chính trị và đấu tranh chính trị. Đã bước sang
năm thứ 17 của thế kỷ 21 nhưng trí thức Việt Nam vẫn loay hoay không
biết làm gì để Việt Nam sớm có dân chủ. Họ vẫn chưa tham gia hay ủng hộ
cho bất cứ một tổ chức chính trị nào để góp phần làm cho tổ chức đó trở
nên có tầm vóc để có thể làm đối trọng và làm giải pháp thay thế cho
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trí
thức Việt Nam vẫn chưa hiểu rằng đấu tranh chính trị luôn luôn là đấu
tranh có tổ chức. Một người ưu tư với đất nước, hoặc phải tham gia vào
một tổ chức chính trị đã có sẵn hoặc phải tạo ra một tổ chức mới. Và một
tổ chức chính trị thực sự thì phải có "tư tưởng chính trị" và một "đội
ngũ chính trị". Đấu tranh chính trị ôn hòa, bất bạo động và dân chủ là
đấu tranh trên mặt trận tư tưởng và lý luận chứ không phải đấu tranh
bằng những "hành động" phô trương và gây thanh thế khi chưa có thực lực.
Trí
thức Việt Nam vẫn chưa cho rằng Viết, Nói, Lý Luận và Thuyết Phục quần
chúng cũng là Hành Động và là Hành Động quan trọng nhất trong kỷ nguyên
của thông tin và truyền thông.
Trí thức thay vì phải đi trước và dẫn đường cho dân chúng thì lại luôn chạy theo các sự kiện và dư luận.
Trí
thức Việt Nam chưa hiểu rằng nếu chúng ta không đoàn kết và đứng cùng
nhau trong một tổ chức thì làm sao chúng ta có thể thuyết phục được
người dân đoàn kết và đoàn kết với ai ? Thậm chí có những "trí thức"
không muốn đứng vào một tổ chức nào vì sợ mất đi "sự ủng hộ" của một số
người dân.
Trí
thức Việt Nam vẫn chưa hiểu rằng "vận động quần chúng" và kêu gọi quần
chúng đứng dậy… luôn luôn là giai đoạn cuối cùng của mọi cuộc cách mạng
chứ không phải giai đoạn đầu tiên và duy nhất. Người dân làm sao có thể
ủng hộ một tổ chức non trẻ, thiếu thống nhất và đoàn kết, một tổ chức
không có cương lĩnh chính trị hay dự án chính trị, một tổ chức không có
đội ngũ cán bộ chính trị ?
Xây
dựng một cương lĩnh chính trị (tư tưởng chính trị) và một đội ngũ chính
trị là hai công việc khó khăn và chiếm nhiều thời gian nhất của bất cứ
một tổ chức chính trị nào nhưng đây là những giai đoạn không thể không
làm, không thể tiết kiệm và tránh né. Chính vì khó khăn và mất thời gian
nên đa số các tổ chức đều bỏ qua giai đoạn này.
Không
có một tư tưởng chính trị để làm kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ
chức thì không sớm thì muốn tổ chức đó cũng mất phương hướng và tan vỡ.
Không có một đội ngũ cán bộ chính trị nắm vững tư tưởng và đường lối của
tổ chức thì không thể động viên được quần chúng và nếu có thời cơ cũng
không có người để làm việc.
Một
bài học lịch sử mà trí thức Việt Nam không chịu nhớ đó là trường hợp
của Đảng Việt Quốc (Việt Nam Quốc Dân Đảng) và Việt Cách (Việt Nam Cách
Mạng Đồng Minh Hội) là hai tổ chức chống Pháp ra đời trước cả Đảng Cộng
sản Việt Nam, trong cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên năm 1946 hai đảng này
từng được Việt Minh "cho không" 70 ghế đại biểu quốc hội nhưng rồi số
phận họ ra sao thì ai cũng rõ. Tất cả đã bị Việt Minh tiêu diệt và truy
sát. Lý do chính dẫn đến bi kịch của họ là do họ không có lực lượng,
không có tổ chức và không có đội ngũ cán bộ… và vì thế không có được sự
hậu thuẫn của quần chúng.
Dân chủ và tự do không thể van xin, năn nỉ chính quyền mà chỉ có thể đòi lấy. Nhưng đòi bằng cách nào ?
Câu
trả lời chỉ có một : Phải có lực lượng. Một tổ chức muốn có lực lượng
và nhận được ủng hộ của quần chúng thì phải đi quan năm giai đoạn như
chúng tôi đã đề nghị trong dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai :
- Xây dựng cơ sở tư tưởng và dự án chính trị ;
- Xây dựng lực lượng và đội ngũ cán bộ nòng cốt ;
- Xây dựng và kiểm điểm phương tiện ;
- Xây dựng cơ sở quần chúng ;
- Vận động quần chúng tiến công giành thắng lợi.
Có
ý kiến cho rằng tại sao Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nói hay vậy mà vẫn
chưa thuyết phục được trí thức Việt Nam và vẫn chưa thành công ? Chúng
tôi không hề bao biện cho mình nhưng thật sự là đã có tổ chức chính trị
nào của người Việt Nam làm được gì đâu ? Tất nhiên nếu trí thức Việt Nam
không ủng hộ chúng tôi thì chúng tôi không thể thành công. Chúng tôi
chỉ thuyết phục chứ không áp đặt vì lập trường tranh đấu của chúng tôi
là bất bạo động. Chúng tôi vẫn cố gắng một cách bền bỉ với tinh thần bao
dung trong việc thuyết phục trí thức Việt Nam. Chúng tôi cho rằng phải
thuyết phục được trí thức Việt Nam trước và thông qua trí thức Việt Nam
thì sẽ thuyết phục được quần chúng Việt Nam.
Một Dự Án Chính Trị (cương lĩnh chính trị) dù đơn giản và rõ ràng đến đâu đi nữa, ví dụ như tài liệu Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì cũng không phải người dân nào đọc cũng
hiểu. Muốn hay không thì trí thức Việt Nam phải "kiểm định" trước và nếu
nó đúng (dù chỉ khoảng 60-70%) thì trí thức Việt Nam cần lên tiếng và
ủng hộ nó. Ngay cả Kinh Thánh và Kinh Phật là dành riêng cho quần chúng
nhưng cũng cần đến hàng vạn giáo sĩ truyền bá và giải thích suốt hơn
2000 năm qua và vẫn đang tiếp tục.
Phong
trào dân chủ Việt Nam không yếu vì chúng ta có lẽ phải và chính nghĩa.
Tuy nhiên nếu chúng ta không biết cách tranh đấu thì cũng sẽ không mang
lại kết quả.
Một
thân hữu trẻ vừa gửi cho chúng tôi một bản Thỉnh nguyện thư (kiểu thư
ngỏ) gửi Đảng Cộng sản Việt Nam, quốc hội Việt Nam, "người dân Việt Nam"
và "mọi người trên thế giới" ủng hộ để "yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam
mở một cuộc trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng cho Việt Nam".
Nhóm bạn trẻ muốn Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tham gia ký tên vào kiến
nghị đó. Dù rất quí mến sự nhiệt tình của các bạn trẻ nhưng chúng tôi
cũng phải từ chối. Chúng tôi đã gửi cho các bạn trẻ bài viết "Quyền Con
Người" của ông Nguyễn Gia Kiểng với hy vọng các bạn trẻ hiểu vì sao có
những cái mà chúng ta phải đòi chứ không thể xin xỏ. Chúng tôi xin trích
một đoạn trong bài viết :
"Một
cách tóm lược ta có thể phân biệt hai loại quyền : những "quyền không
bị" (freedoms from/droits-libertés) và những "quyền được có" (freedoms
to/droits-créances).
Những quyền
không bị là những quyền căn bản tối thiểu : không bị xâm phạm tới cơ
thể, gia đình, tài sản ; không bị cấm đoán phát biểu lập trường, thu
nhận và phổ biến thông tin ; không bị cấm cản thành lập và tham gia các
tổ chức, ứng cử và bầu cử, v.v. Những quyền này qui định một không gian
cá nhân mà nhà nước hay bất cứ ai không thể xâm phạm. Đó là những quyền
tự do căn bản.
Những quyền
được có là những gì cá nhân có thể đòi hỏi ở cộng đồng, đặc biệt là nhà
nước, thí dụ như quyền được có một lợi tức bảo đảm một mức sống xứng
đáng về thực phẩm, sức khỏe, nhà ở ; được hưởng giáo dục miễn phí, được
trợ cấp sinh đẻ và nuôi con, được có công ăn việc làm và được hưởng một
số ngày nghỉ có trả lương, v.v. (những điều 23, 24, 25 và 26 của Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền).
Quyền
thuộc về luật và vì thế nó phải thẳng thắn, nó không thể chấp nhận thỏa
hiệp trên những điểm cơ bản, nếu không nó không còn là quyền. Quyền
luôn luôn đối nghịch với thực tại ; nhân danh thực tại để hy sinh quyền
là một thái độ đầu hàng hèn nhát ; quyền đòi hỏi nhìn thực tại với con
mắt của con người chứ không chấp nhận để nhìn con người từ thực tại ; sự
phản kháng là cốt lõi của quyền. Quyền cũng không thể chấp nhận sự vô
lý ; nó là thành quả của trí tuệ và nó không thể tách ra khỏi sự hợp lý
vì trí tuệ là nền tảng chính đáng của nó. Những gì đúng với khái niệm
quyền lại càng đúng với quyền con người bởi vì đó là những quyền bắt
buộc nhất. Trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền, cũng là tranh đấu cho
dân chủ, lập trường đúng nhất là không nhân nhượng, đòi hỏi thực hiện
tức khắc và trọn vẹn các quyền tự do cơ bản. Đừng sợ rơi vào bẫy giáo
điều, quyền con người chỉ là qui luật tự nhiên của sự sống".
Một
chia sẻ chân tình gửi đến các bạn trẻ muốn dấn thân để mang lại sự thay
đổi cho Việt Nam là hãy cố gắng tìm hiểu và học hỏi về các khái niệm
chính trị (lý thuyết) trước khi bắt tay vào "hành động". Hành động có ý
nghĩa nhất là kết hợp lại với nhau thành những nhóm nhỏ và trao đổi
thẳng thắn với nhau về mọi vấn đề của đất nước và cố gắng đạt tới một
đồng thuận chung.
Khi
nào các trí thức chính trị trẻ Việt Nam tạo được đồng thuận và chấp
nhận đứng vào một tổ chức chính trị thì khi đó Việt Nam sẽ có dân chủ.
Việt Hoàng (05/02/2017)