Thư gửi Việt Nam (Jonathan London)
Hiện nay người dân Việt Nam
ngày càng quan tâm hơn đến số phận của đất nước mình. Và đây chính là
lúc để cởi trói cho những giá trị chính trị quan trọng nhất đối với
người dân Việt Nam từ thời Pháp đến nay: tự do ngôn luận, tự do hội họp,
tự do báo chí, tự do tư duy chính trị. Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại lạc
quan khi những giá trị này chưa được tôn trọng đúng mức? Bởi vì tôi thấy
ngày càng nhiều người Việt nhìn nhận rằng những quyền này là cần thiết
hơn bao giờ hết.
Chúng ta đang sống những ngày rất lạ, và
rất tiếc phải nói rằng mỗi ngày một xa lạ hơn và không còn cảm giác an
toàn như trước. Vốn thường nghi ngờ những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng
lúc này tôi lại đồng ý với nhận định rằng, thế giới đang có nguy cơ rơi
vào một cơn khủng hoảng sâu rộng chưa từng thấy kể từ sau Thế chiến II,
riêng nước Mỹ thì rơi vào cơn khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ thời
Nội chiến.
Đối với Việt Nam, nguy cơ bị
tác động xấu là không thể coi nhẹ. Khác so với vài tháng trước, Việt Nam
ngày nay không còn chỗ dựa ngoại giao “an toàn” nữa, ít nhất cho đến
khi ẩn số Trump lộ diện. Trong không khí bất an đó, tôi xin chia xẻ vài ý
kiến về thời cuộc với tư cách là một công dân Mỹ và là bạn của Việt
Nam—một Việt Nam của cả dân lẫn người trong bộ máy, của cả những người
nghi ngờ về từ diễn biến, tự chuyển hoá, tự này tự kia…
Về an ninh quốc phòng.
Thứ nhất, về an ninh quốc phòng, các bạn hãy bình tĩnh. Dù Trump có vô
số những động thái khác lạ, nhưng quan điểm an ninh ở Biển Đông khó mà
có thay đổi lớn so với thới Obama. Riêng về quân sự và ngoại giao, “chế
độ mới” hẳn sẽ mạnh bạo hơn. Tuy nhiên, liệu bộ sậu của Trump có hành
động đủ cẩn trọng hay không là một câu hỏi lớn cho tương lai. Lúc này
chỉ có một điều chắc chắn là không có chuyện Mỹ rút lui khỏi biển Đông
và khoanh tay trước những đòi hỏi bất hợp pháp của Tập Cận Bình.
Điều đáng chờ đợi, thậm chí
rất đáng chờ đợi, là một số nhân vật trong bộ sậu của Trump. Chẳng hạn
tướng Mattis (nick Chó Điên) được đánh giá là có trí tuệ và được tôn
trọng từ lính đến sĩ quan. Trong khi đó, ông Rex Tillerson, ngoại trưởng
mới được đề cử, vẫn còn là một ẩn số trong vấn đề Đông Á. Tuần trước,
phát biểu “cấm Bắc Kinh không được tiếp cận các đảo nhân tạo ở biển
Đông” có lẽ là lời nói hơi thiếu thực tế, tuy nhiên nó là tín hiệu cho
thấy ông không phải là người thuận theo Bắc Kinh. Hơn thế nữa, hợp đồng
hợp tác dầu khí giữa Exxon Mobil và Việt Nam mới ký tuần trước là một
tín hiệu đáng ghi nhận khác (nhân tiện, cũng hy vọng rằng hợp đồng này
không biến thành một vài căn nhà ở Tam Đảo).
Câu hỏi ở đây là liệu Mattis
và Tillerson (nếu được phê chuẩn) cùng với những nhân sự khác của “chế
độ mới” Hoa Kỳ có đủ năng lực cáng đáng nhiệm vụ hay không, và không kém
phần quan trọng là khi cần họ có đủ ý chí lẫn trí tuệ để chống lại một
Tổng thống độc tài như Trump hay không. Còn Việt Nam thì sao?
Trong thời gian tới Việt Nam
phải (và tôi tin sẽ) tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác trong
khu vực. Tôi cũng khuyến nghị rằng dù kẻ lừa bịp đầu màu cam nói gì đi
nữa thì cũng hãy nhớ đại đa số các nước vẫn quyết tâm tìm kiếm một giải
pháp an ninh bền vững cho Biển Đông.
Về kinh tế xã hội:
Thứ hai là kinh tế, vì chúng ta chưa rõ Việt Nam có cơ hội gì mới trong
thời kỳ hậu Obama, nên những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt vẫn y
như cũ. Tất nhiên khả năng lớn là sẽ không còn hiệp định thương mại đa
phương nữa. Ngay sau thắng lợi bầu cử (được Putin góp tay dàn dựng) của
Trump, ta đã thấy cả Tập lẫn Abe đều đua nhau lấp đầy không gian mà Mỹ
đã chiếm.
Với tổng giá trị của xuất
khẩu Việt Nam sang Mỹ chiếm tới 20% GDP thì Mỹ là mối quan hệ kinh tế mà
Việt Nam không thể bỏ qua. Trong khi đó, hai nước (dù Trump hoặc ai
cầm quyền) vẫn còn chia sẻ những quyền lợi kinh tế xã hội. Vì thế tôi
khuyến nghị Việt Nam cứ tiếp tục nỗ lực tái cấu lại nền kinh tế, đầu tư
vào giáo dục sao cho hiệu quả hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người
dân càng nhiều càng tốt.
Muốn Việt Nam trở thành một
thị trường hấp dẫn, hãy chọn con đường chính đại. Hãy dũng cảm và sáng
suốt để bảo vệ người lao động Việt Nam. Hãy dứt khoát nói không với
những dự án không đảm bảo môi trường. Hãy hiểu và biết quý trọng giá trị
câu “dân cần nước sạch”. Làm như thế thì Việt Nam mới có lực để ‘chịu
phát triển’ bền vững, và có chất lượng hơn so với những năm gần đây.
Về giáo dục.
Cải cách giáo dục cách khác so với trước— không chỉ nói suông mà không
chỉ xem ngành là ngành hành chính: phải thực sự coi trọng, phát triển
năng lực lẫn tinh thần sáng tạo của nhà giáo, nhà nghiên cứu, và toàn xã
hội – và không chỉ những người mà đang ở độ tuổi trẻ. Phải thực sự sẵn
sàng tiếp nhận, thực hiện, và thí nghiệm với những cách dạy hiện đại,
phương pháp sư phạm mới. Mừng để thấy hiện nay đang có những nỗ lực về
vấn đề này.
Quan trọng là những nỗ lực
tiếp tục được để mạnh trong khi đó cách giới thiệu những ý tưởng, phương
pháp được nghiên cứu, điều chỉnh và khuyến kích. Những cải cách này
không thể mang tính ‘hành chính’ mà phải đưa sâu vào tinh thần của giáo
dục ở mọi bậc học và kể cả ngoài ngành.
Thị trường dĩ nhiên có vai
trò của thị trường, nhưng không có nghĩa là phải hy sinh giáo dục phi
lợi nhuận như chúng ta đang thấy. Đừng lạm dụng làm giàu bằng thương mại
hoá mọi thể loại giáo dục. Việc những trường đại học phi lợi nhuận có
tôn chỉ hoạt động, dựa trên giá trị của những vĩ nhân như Phan Chu Trinh
đang bị doạ đóng cửa, đang bị doạ bán là những sự kiện cực xấu.
Hãy đừng lấy PISA hoặc đào
tạo ra vài nhà toán học thực giỏi làm thước đo. Tinh thần sẵn sàng đầu
tư cho giáo dục của con cái sẽ vô cùng lãng phí nếu chúng ta (tức là
cộng đồng nhà giáo và người dân) không đòi hỏi và xây dựng được một hệ
thống giáo dục thực sự phản ánh tinh thần cởi mở, phản biện khoa học.
Nếu không thế, chúng ta không có cơ sở gì để kỳ vọng đất nước Việt Nam
cất cánh. Trong thời gian bất trắc này thì tốt nhất Việt Nam phải tìm
cách để khắc phục những trở ngại còn lại để thực sự cải cách và đẩy mạnh
nỗ lực cải cách.
Về chính trị, xã hội, và tương lai. Nguyên
nhân nước Mỹ có một kẻ lừa bịp mị dân lên nắm quyền bắt nguồn từ những
sai lầm của chính quyền Mỹ suốt 40 năm qua: mức sống của người lao động
không được cải thiện cộng với sự suy yếu của nền tảng dân chủ do…. quyền
lực nhóm!!! Một nguyên nhân khác là chiến lược tranh cử của bà Hillary
thiếu hấp dẫn, phản ánh bằng việc 1 tỷ đôla đã bỏ ra mà vẫn thua.
Dù nền dân chủ Mỹ có nhiều
vấn đề từ lâu, nhưng Mỹ đến ngày hôm nay vẫn được coi là một nước tiêu
biểu cho dân chủ và những nguyên tắc của chủ nghĩa tự do. Tôi thừa nhận
khoản khác giữa những nguyên tắc dân chủ ấy và tình hình thực tế ở bên
Mỹ quá là báo động – cho đến mức tôi lo về tương lai về số phận của nước
mình. Việc một nhân vật có nét độc tài như Trump thắng cử cộng với tình
hình ở Châu âu, Nga v.v. dấy lên lo lắng về tương lai của dân chủ không
chỉ là ở Mỹ mà còn cả trên thế giới.
Nhưng dù vậy, lý tưởng dân
chủ vẫn luôn là nguồn cảm hứng. Vấn đề chỉ là bảo vệ và thúc đẩy như thế
nào trong tình hình báo động của hôm nay. Ở đây vẫn phải lạc quan về
Việt Nam.
Hiện nay người dân Việt Nam
ngày càng quan tâm hơn đến số phận của đất nước mình. Và đây chính là
lúc để cởi trói cho những giá trị chính trị quan trọng nhất đối với
người dân Việt Nam từ thời Pháp đến nay: tự do ngôn luận, tự do hội họp,
tự do báo chí, tự do tư duy chính trị. Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại lạc
quan khi những giá trị này chưa được tôn trọng đúng mức? Bởi vì tôi thấy
ngày càng nhiều người Việt nhìn nhận rằng những quyền này là cần thiết
hơn bao giờ hết.
Dù không loại trừ khả năng
Ngài/kẻ lừa bịp mị dân sắp vào Nhà Trắng có thể gián tiếp đem lại lợi
ích cho Việt Nam, chúng ta có đủ lý do để lo ngại về những kịch bản
trước mắt có thể xảy ra trong khu vực cũng như trên thế giới.
Trong tình trạng bất an hôm
nay, tôi tin rằng người dân Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực học hỏi, tham
gia đóng góp và ra sức thúc đẩy một xã hội dân chủ hơn, văn minh, minh
bạch, công bằng, và có trật tự. Tôi nghĩ rằng dù ở Việt Nam hay ở Mỹ hay
bất cứ ở nơi nào trên trái đất, những nỗ lực phát triển xã hội thể theo
nguyện vọng dân chủ và nhân dân vẫn là vấn đề cốt lõi và cần được
khuyến khích hơn bao giờ hết.