TÂM SỰ MÙA GIÁNG SINH (Mai V. Phạm)

"...Đáng buồn hơn, vẫn còn nhiều người, cả lương và giáo dân, vẫn xem Đất Nước như một ngôi nhà trọ thay vì trân trọng Tổ Quốc như một tình cảm thiêng liêng, một không gian liên đới, đồng thuận và một tương lai chung cho Dân Tộc VN..."


1. Trần Đại Quang, ĐẠI DIỆN CHO NHÀ CẦM QUYỀN ÁC VỚI DÂN, thăm nhà thờ Đức Bà
Ông Quang, với tư cách của một vị khách đến thăm nhà thờ Đức Bà để “gửi tới các vị linh mục, tu sĩ nam nữ, đồng bào Công giáo lời chúc mừng tốt đẹp nhân dịp Giáng sinh” lại được sắp xếp cho một chỗ ngồi thật lạ: một cài bàn nhỏ và một cái ghế to được đặt trên cái bục cao. Vị trí ngồi của ông Quang không khác gì hình ảnh vua chúa ngày xưa ngồi nghe các quan bẩm báo. Ông Quang ngồi chễm trệ như một ông vua trong khi Linh mục Hồ Văn Xuân và những giáo dân khác thì đồng loạt đứng để trình bày. Hình ảnh này khiến cho tôi thật hoang mang và không khỏi bàng hoàng vì lẽ:
- Từ khi nào những tên “đầy tớ của Dân” được bố trí ngồi trên bục cao như vua để các ông bà chủ của chúng đứng khép nép hầu chuyện?
- Từ khi nào những người Công giáo đó có thói quen tiếp đón cung kính một thằng ác độc đại diện cho một chính quyền tàn ác như vua thế?
Sẽ có người phản biện rằng chuyện Linh mục Hồ Văn Xuân cùng giáo dân đứng trình bày trong khi ông chủ tịch nước ngồi nghe trên bệ cao là thể hiện nét lịch sự. Sắp xếp một cái bàn tròn hoặc dài để mọi người trò chuyện thuận tiện hơn; hoặc hai chiếc ghế giống nhau và đặt cạnh nhau: một cho Linh mục đại diện nhà thờ Đức Bà và một cho ông Quang kèm một cái bục đứng, để khi ai cần phát biểu thì đứng lên bục đó, vẫn sẽ KHÔNG làm kém đi vẻ trang trọng và lịch sự.
Khi Đức Giáo Hoàng Francis viếng thăm nhà Trắng vào năm 2015, Ngài và tổng thống Obama ngồi trên hai chiếc ghế ngang hàng nhau để trò chuyện. Hình ảnh đó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, nhưng không kém phần thân mật và trang trọng. Còn chuyến viếng thăm của ông Quang, là đại diện cho cường quyền thì KHÔNG XỨNG ĐÁNG với vị trí của một ông vua hay bậc trưởng thượng đáng kính vì Quang và đảng của hắn đã và đang:
- Không tôn trọng QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO và QUYỀN CON NGƯỜI
- Luôn sẵn sàng san bằng các cơ sở tôn giáo nếu có mâu thuẫn lợi ích với chúng
- Luôn sẵn sàng đàn áp, bức hại Dân nếu Dân dám phản kháng
- Luôn đại diện cho cái Ác, nên cần phải loại bỏ
Khi nhìn thấy hình ảnh một vị Chủ chăn cùng một đoàn chiên lớn “kính cẩn nghiêng mình” trước một thằng ÁC ÔN đã trực tiếp hạ lệnh đàn áp và giết hại nhiều Dân lành, thì lòng tôi quặn đau, nhức nhối kèm sự phẫn nộ. Phong cách tiếp khách đó không phải là lịch sự nhưng chính xác hơn là thái độ sợ hãi, cúi đầu trước cường quyền. Những bất công, tội ác của Quang và đồng bọn đã gây ra cho Dân Tộc Việt Nam chất cao còn hơn núi, nhưng lại được một nhóm tín hữu vui mừng, hớn hỡ chào đón một cách cung kính đến lố bịch.
Đất nước mình ngộ quá phải không Cha?!
Kẻ ác ôn được mừng rỡ chào đón
Người ta cúi đầu cung kính thằng TÀ ÁC
Đất nước mình sao ngộ thế, thưa Cha!
2. NGƯỜI SAMARIA NHÂN HẬU
Chắc hẳn ai là người Công Giáo cũng đã từng nghe qua đoạn ngụ ngôn người Samaria nhân hậu. Đoạn ngụ ngôn tường thuật một người đến từ Gierusalem "dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết." Có thầy tư tế và thầy Lêvi đi ngang qua nhưng tránh né, bỏ mặc. Chỉ có người Samaria thì "lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc."
Xin hỏi những anh/chị em công giáo rằng, nếu câu chuyện trên xảy ra ở VN vào thời nay thì liệu có bao nhiêu tín hữu sẽ dũng cảm hành động như người Samaria? Có lẽ nhiều người sẽ nói: "Chuyện nhỏ, nếu ở trong hoàn cảnh đó tôi cũng sẽ làm như người Samaria." Vâng, nói thì luôn dễ hơn làm. Nhưng trong thực tế đã có rất nhiều câu chuyện tương tự như thế xảy ra mỗi ngày tại Việt Nam. Tiêu biểu như:
- Đã nhiều lần những cơ sở tôn giáo ở Việt Nam: Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm Sài Gòn; dòng Phaolô Hà Nội; Đan viện Thiên An Huế… bị nhà nước cưỡng chiếm bất hợp pháp, nhưng, còn nhiều tín hữu Công giáo từ các bậc Tu sĩ đến giáo dân vẫn chưa mạnh mẽ lên tiếng phản đối sự cưỡng chiếm và hiệp thông ủng hộ những cơ sở công giáo đó.
- Đã có một thảm họa Formosa làm điêu đứng cuộc sống của hơn 200 ngàn ngư dân trong đó, có mấy chục ngàn hộ là người công giáo. Ngoài Giáo phận Vinh, Caritas Sài Gòn, Xuân Lộc và một số giáo xứ miền Bắc hiểu rõ tình hình và ủng hộ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của người dân miền Trung yêu cầu Formosa bồi thường thỏa đáng, thì đã bao nhiêu % giáo dân cả nước biết và hiểu về sự khó khăn mà cả lương và giáo dân đang phải gánh chịu? Vâng, có những Giám Mục và Linh Mục đã thật dũng cảm bảo vệ Công Lý bằng cách cất vang tiếng nói phản đối Formosa, ủng hộ bà con ngư dân, nhưng con số này còn rất lẻ loi trong tổng số hơn 3.700 Linh Mục và hơn 30 Giám Mục tại VN.
- Đã bao nhiêu lần một số tín hữu chọn cách im lặng như thầy tư tế và Lêvi “tránh qua bên kia mà đi” vì sợ rắc rối phiền hà đến bản thân thay vì đứng cùng Sự Thật và Lẽ Phải để ủng hộ tinh thần cho những người bị oan ức, bị nhà cầm quyền cưỡng chế nhà, vu khống tội? Đã bao nhiêu lần nhiều tín hữu, đặc biệt là các vị Chủ chăn, KHÔNG muốn đề cập đến những vấn đề nóng hổi của xã hội trong những bài giảng vì không muốn phật ý nhà cầm quyền?
3. VÀI LỜI CHIA SẼ
Có bao nhiêu tín hữu ý thức được những nỗi đau và hệ quả sau đây mà Dân Tộc Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu:
“Ách độc tài toàn trị và bị từ chối những quyền con người cơ bản, như quyền tự do ngôn luận, tự do kết hợp, tự do bầu cử và ứng cử, kể cả quyền sở hữu đất. Hàng triệu dân oan bị cướp đoạt đất sống lây lất trong uất hận. Đồng thời tài nguyên quý nhất của quốc gia là con người cũng bị xuống cấp một cách thê thảm. Sức khỏe của nhân dân suy nhược vì thiếu dinh dưỡng, thuốc men và chăm sóc. Các chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn một cách báo động mà không có biện pháp ngăn chặn. Thanh thiếu niên bỏ học hàng loạt. Trí tuệ dân tộc suy giảm nặng với sự xuống cấp bi đát của hệ thống giáo dục. Tệ nghiện hút, mại dâm, trộm cướp ngày càng gia tăng. Cuộc sống khó khan trong một xã hội băng hoại làm con người càng ngày càng rời xa các giá trị căn bản phải có của mọi quốc gia: đạo đức, lương thiện, thật thà, cần cù, kỷ luật, v.v. Dối trá, lừa đảo, thô lỗ trở thành thông thường trong quan hệ xã hội.” (Trích KSKNTH – THDCDN)
Một xã hội đầy dẫy bất công với những giá trị đạo đức bị suy đồi đến độ khủng hoảng. Thay vì đặt Nhân Bản và Đạo Đức làm Nền Tảng của xã hội, thì bạo lực kinh hoàng lại chiếm ngôi. Niềm tin giữa người với người ngày càng xói mòn. Đáng buồn hơn, vẫn còn nhiều người, cả lương và giáo dân, vẫn xem Đất Nước như một ngôi nhà trọ thay vì trân trọng Tổ Quốc như một tình cảm thiêng liêng, một không gian liên đới, đồng thuận và một tương lai chung cho Dân Tộc VN. Đảng cộng sản chính là căn nguyên của mọi bất công, đau khổ, và lụn bại. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, vẫn còn đó những tín hữu, từ các Tu sĩ nam nữ đến các vị Chủ chăn, chọn cách im lặng và thỏa hiệp trước cường quyền thay vì cất tiếng nói bênh vực cho Sự Thật và Công Lý như lời dạy của Thiên Chúa. Làm sao những giáo dân ở miền Nam, không có điều kiện cập nhật thông tin, biết được chuyện cưỡng chiếm Dòng PhaoLô của các Seur ở Hà Nội hoặc thảm họa môi trường ở miền Trung nếu như những vị Chủ chăn của những giáo phận ở miền Nam không dám thông báo cho giáo dân những tin "nhạy cảm" đó vì sợ phật ý nhà cầm quyền? Trong khi đó, tại sao khoảng 10.000 giáo dân của Giáo phận Vinh lại dám đồng hành, xuống đường yêu cầu Formosa đóng cửa? Xin thưa, là vì những giáo dân đó được sự hiệp thông và ủng hộ mạnh mẽ từ các vị Chủ chăn chính nghĩa, là những Kitô hữu công chính thực sự, đã không sợ hãi trước cường quyền.
Có một phản biện mà tôi thường được nghe: “Nói làm gì. Có thay đổi được chi. Đã có Chúa lo.” Với tôi, phản biện đó đơn giản là ngụy biện bởi lẽ Chúa đã ban cho chúng ta cuộc sống trần gian này, thì bạn và tôi nên có trách nhiệm không chỉ với chính bản thân mà còn với Xã Hội nữa. Tại sao những gì bạn nên và hoàn toàn có thể làm để bảo vệ Sự Thật, chấm dứt bất công, nhưng vì sợ hãi bạn không dám lại rồi lại đổ cho Chúa? Tôi hỏi bạn: “Nếu nhà bạn có những vũ khí sát thương nguy hiểm (súng, dao…), liệu bạn có cất những thứ đồ đó khỏi tầm với của đứa con nhỏ 0-5 tuổi, hay là bạn cứ để trước mặt chúng với niềm tin là “Đã có Chúa lo.” Tôi dám chắc rằng bạn sẽ cất những thứ đó đi vì an toàn của con bạn. Hoặc giả như khi bạn chứng kiến cảnh người thân chuẩn bị thực hiện một hành vi sai trái, liệu bạn sẽ lên tiếng can ngăn họ ngay lúc đó hay làm ngơ với suy nghĩ để Chúa lo? Nói cách khác, bạn và tôi phải làm tròn nghĩa vụ của một con người, đặc biệt nghĩa vụ của một người Kitô hữu là đứng cùng SỰ THẬT và bảo vệ CÔNG LÝ. Ví dụ, khi thấy những người hàng xóm bị đàn áp, cưỡng chiếm bất hợp pháp từ nhà cầm quyền, hành động cần và nên làm là đồng hành cùng những người thiếu may mắn đó để phản đối một cách ôn hòa hành vi sai trái của nhà cầm quyền, chứ không phải là đứng xa nhìn, rồi im lặng bỏ đi. Chúng ta đâu thể nào chỉ chọn những gì dễ dàng để làm, còn những gì ảnh hưởng đến lợi ích riêng, vì sợ hãi thì lại không dám làm rồi ngụy biện “để Chúa lo.”
Sự tồn vong, công bằng, và hưng thịnh của Tổ Quốc Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người Dân, không phải là công việc riêng của một chế độ hay tổ chức nào. Một người Kitô hữu thực sự sẽ là người công chính, dám lên tiếng cho Sự Thật và không bao giờ sợ hãi trước cái Ác. Trong thực tế, chúng ta không thể cùng một lúc YÊU cả Thiện và Ác. Cụ thể, càng yêu mến Thiên Chúa nhiều, thì ta càng phải ghét cái Ác vì Thiên Chúa và sự Ác là đối nghịch nhau. Khi thái độ phản đối của ta trước điều Ác không còn mạnh mẽ, cũng là lúc ta cần nhận ra là tình yêu của ta đối với Thiên Chúa cũng đang yếu dần. Do đó, người Kitô hữu thực sự nên GHÉT cái ác và tội lỗi thay vì im lặng làm ngơ bởi lẽ Thiên Chúa cũng GHÉT cái ÁC và YÊU những những ai chính trực và công bình. Theo Proverbs 15:29: “Thiên Chúa xa cách kẻ ác; Nhưng Ngài nghe lời cầu nguyện của người công chính.” Thánh Vịnh 97:10 còn nhấn mạnh: “Ai yêu mến Thiên Chúa thì ghét điều ác.”
Người ngay thẳng và công chính sẽ lên tiếng cho Sự Thật và không bao giờ chấp nhận cúi đầu trước cái ÁC. Thiên Chúa không bỏ mặc thế giới loài người cho cái Ác thống trị, nhưng ban con Một xuống trần gian vì quá yêu nhân loại. Chính vì thế, là chứng nhân của Tình Yêu Thiên Chúa, chúng ta cũng đừng vô cảm, mặc kệ nhau trước những bất công của xã hội. Mùa Giáng Sinh, mùa của yêu thương, tôi nguyện cầu rằng những vị Chủ chăn sẽ luôn là những tấm gương của Chính Nghĩa, dám dũng cảm vạch trần những bất công xã hội, và của Yêu Thương, không bao giờ thờ ơ trước những đau khổ và oan khuất của đồng bào, như đoạn tin mừng Ephesians 5:11-12: “Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra mới đúng. Vì những việc chúng làm là lén lút, thì nói đến đã là nhục rồi.”
P.S. Nhân dịp Giáng Sinh, con xin gửi lời Cám ơn chân thành đến những vị Giám mục (Nguyễn Thái Hợp, Hoàng Đức Oanh, Nguyễn Kim Điền, Ngô Quang Kiệt, Lê Đắc Trọng…), Linh mục (Phạm Trung Thành, Đặng Hữu Nam, Phạm Sỹ Phương, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Đinh Hữu Thoại, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Toản, Vũ Khởi Phụng, Lê Quang Uy, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Trần Ðình Lai, Joseph Tôn Khanh Duy, Joseph Lê …) và những Tu sĩ nam nữ khác cùng vô số bà con Công giáo, đã luôn dũng cảm đứng cùng Sự Thật và Lẽ Phải, không bao giờ sợ hãi trước cường quyền. Với con, quí vị chính là “muối cho đời.” Nguyện Bình An và sự Quan Phòng của Thiên Chúa luôn ở cùng mọi người.
M.V.P
25/15/2016
-/-