Chiến tranh Ukraina : Vì sao tổng thống Zelensky đề xuất thương lượng trực tiếp với Nga (Anh Vũ)
Hơn sáu tuần sau vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Ukraina đã đề xuất tổ chức một cuộc gặp trực tiếp mới với Nga. Dù các yêu cầu của Nga vẫn bị xem là không thể chấp nhận được đối với Kiev, Ukraina hy vọng lần này có thể nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ phía Hoa Kỳ.
Thời gian đọc
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky họp Quốc Hội tại Kiev, Ukraina, ngày 17/07/2025. AP - Vadym Sarakhan
Viễn cảnh về một cuộc thương lượng mới giữa phái đoàn Nga và Ukraina lại lóe lên với đề xuất từ Kiev. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong thông điệp thường nhật hôm thứ Bảy 19/07 rằng ông muốn "tái khởi động đà đàm phán". Phía Nga chưa đưa ra phản hồi chính thức, nhưng trước đó đã tuyên bố chung chung sẵn sàng cho một cuộc gặp tiếp theo.
Cuộc gặp gần nhất giữa hai bên diễn ra ngày 2/6 tại Istanbul nhưng đã không mang lại kết quả rõ ràng, ngoại trừ một thỏa thuận về trao đổi tù binh. Các yêu sách của Nga đưa ra trong dịp đó bị coi là quá xa vời với khả năng chấp nhận của Ukraina.
Động thái của tổng thống Zelensky dường như cho thấy Ukraina đang chủ động tìm kiếm một lối thoát ngoại giao. Trong khi mà thực tế cho thấy lập trường của Matxcơva vẫn gần như không thay đổi khi họ tiếp tục áp đặt những điều kiện mà Kiev cho là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Kremlin đòi Ukraina phải thừa nhận việc Nga sáp nhập năm vùng lãnh thổ (Donetsk, Louhansk, Zaporijia, Kherson và Crimée), giải giáp hoặc cắt giảm quy mô quân đội, từ chối nhận viện trợ quân sự từ phương Tây, cam kết không yêu cầu bồi thường và không truy cứu tội phạm chiến tranh. Ngoài ra, Nga còn đòi Ukraina cam kết không gia nhập NATO, đồng thời đòi phương Tây gỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt. Tóm lại, những điều kiện Nga đưa ra được xem là một yêu sách đòi Ukraina đầu hàng hoàn toàn. Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Matxcơva thay đổi lập trường.
Về mặt hình thức, Nga tỏ ra cởi mở với mọi đề nghị đàm phán hòa bình. Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitri Peskov cho biết tổng thống Putin "sẵn sàng đối thoại" nếu các mục tiêu chiến lược của Nga được đảm bảo. Nhưng điều đáng nói là: những mục tiêu ấy không hề thay đổi và chính đó là rào cản lớn nhất cho một giải pháp hòa bình.
Câu hỏi luôn được dư luận quốc tế quan tâm hơn cả là: Liệu Nga có thực sự muốn đàm phán để chấm dứt chiến tranh?
Trên thực địa chiến trường, những tháng gần đây, Nga đã giành được một số lợi thế chiến thuật. Quân đội Nga kiểm soát thêm một số khu vực ở miền đông Ukraina, bao gồm các thị trấn nhỏ thuộc Donetsk và vùng Sumy.
Dù vậy, có thể nói Nga chưa thật sự nắm thế mạnh trên chiến trường. Những gì đạt được đến lúc này chỉ là kết quả tạm thời, nhưng phải đánh đổi bằng tổn thất khổng lồ, và chưa đủ để buộc Ukraina ngồi vào bàn đàm phán ở thế yếu.
Một số nhà phân tích cho rằng việc Nga tuyên bố "sẵn sàng đàm phán" thực chất là một chiến thuật chính trị, nhằm gây nhiễu thông tin, chia rẽ phương Tây và duy trì các áp lực quân sự. Đây không phải lần đầu Điện Kremlin đưa ra thông điệp hòa bình, trong khi vẫn tiếp tục các cuộc tấn công ban đêm bằng drone và tên lửa vào hạ tầng dân sự của Ukraina.
Ukraina kỳ vọng tăng cường sự ủng hộ từ Mỹ
Vậy tại sao Ukraina vẫn muốn nối lại đàm phán? Đó là vì Kiev tin rằng, lúc này là thời điểm tốt để tranh thủ sự hậu thuẫn mạnh mẽ hơn từ Washington. Gần đây, tổng thống Donald Trump tỏ ra mất kiên nhẫn với tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong cuộc gặp với tổng thư ký NATO hôm 14/7, ông Trump cho biết ông "thất vọng" với Putin. Ông Trump nói : “chúng tôi tưởng đã đạt được thỏa thuận đến bốn lần, nhưng rồi ông ấy lại tấn công người ta vào ban đêm”. Ông cũng cam kết sẽ gửi một lượng lớn vũ khí cho Ukraina. Không chỉ tỏ thất vọng về Putin, tổng thống Mỹ còn đưa ra tối hậu thư: nếu Nga không ngừng bắn trong vòng 50 ngày, Mỹ sẽ áp thuế 100% lên tất cả các nước mua dầu khí từ Nga.
Đề xuất của tổng thống Zelensky được phần đông giới quan sát cho rằng chỉ là một động thái ngoại giao mang tính biểu tượng nhằm thể hiện tính nghiêm túc chính trị, đồng thời chia sẻ áp lực giải quyết xung đột ở cấp cao nhất. Nó cũng truyền đi thông điệp tới quốc tế rằng Ukraina nghiêm túc trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị chứ không phải Nga. Mặt khác, việc Kiev chủ động kêu gọi đối thoại còn nhằm củng cố thêm sự ủng hộ từ phía ông Trump, người đang tỏ ra ngày càng mệt mỏi với chiến thuật trì hoãn và nước đôi của ông Putin. Viễn cảnh về một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Ukraina, kéo dài đến nay đã hơn ba năm rưỡi, vẫn còn xa vời.
Anh Vũ
21/07/2025
Nguồn: RFI Tiếng Việt
Thời gian đọc

Viễn cảnh về một cuộc thương lượng mới giữa phái đoàn Nga và Ukraina lại lóe lên với đề xuất từ Kiev. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong thông điệp thường nhật hôm thứ Bảy 19/07 rằng ông muốn "tái khởi động đà đàm phán". Phía Nga chưa đưa ra phản hồi chính thức, nhưng trước đó đã tuyên bố chung chung sẵn sàng cho một cuộc gặp tiếp theo.
Cuộc gặp gần nhất giữa hai bên diễn ra ngày 2/6 tại Istanbul nhưng đã không mang lại kết quả rõ ràng, ngoại trừ một thỏa thuận về trao đổi tù binh. Các yêu sách của Nga đưa ra trong dịp đó bị coi là quá xa vời với khả năng chấp nhận của Ukraina.
Động thái của tổng thống Zelensky dường như cho thấy Ukraina đang chủ động tìm kiếm một lối thoát ngoại giao. Trong khi mà thực tế cho thấy lập trường của Matxcơva vẫn gần như không thay đổi khi họ tiếp tục áp đặt những điều kiện mà Kiev cho là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Kremlin đòi Ukraina phải thừa nhận việc Nga sáp nhập năm vùng lãnh thổ (Donetsk, Louhansk, Zaporijia, Kherson và Crimée), giải giáp hoặc cắt giảm quy mô quân đội, từ chối nhận viện trợ quân sự từ phương Tây, cam kết không yêu cầu bồi thường và không truy cứu tội phạm chiến tranh. Ngoài ra, Nga còn đòi Ukraina cam kết không gia nhập NATO, đồng thời đòi phương Tây gỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt. Tóm lại, những điều kiện Nga đưa ra được xem là một yêu sách đòi Ukraina đầu hàng hoàn toàn. Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Matxcơva thay đổi lập trường.
Về mặt hình thức, Nga tỏ ra cởi mở với mọi đề nghị đàm phán hòa bình. Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitri Peskov cho biết tổng thống Putin "sẵn sàng đối thoại" nếu các mục tiêu chiến lược của Nga được đảm bảo. Nhưng điều đáng nói là: những mục tiêu ấy không hề thay đổi và chính đó là rào cản lớn nhất cho một giải pháp hòa bình.
Câu hỏi luôn được dư luận quốc tế quan tâm hơn cả là: Liệu Nga có thực sự muốn đàm phán để chấm dứt chiến tranh?
Trên thực địa chiến trường, những tháng gần đây, Nga đã giành được một số lợi thế chiến thuật. Quân đội Nga kiểm soát thêm một số khu vực ở miền đông Ukraina, bao gồm các thị trấn nhỏ thuộc Donetsk và vùng Sumy.
Dù vậy, có thể nói Nga chưa thật sự nắm thế mạnh trên chiến trường. Những gì đạt được đến lúc này chỉ là kết quả tạm thời, nhưng phải đánh đổi bằng tổn thất khổng lồ, và chưa đủ để buộc Ukraina ngồi vào bàn đàm phán ở thế yếu.
Một số nhà phân tích cho rằng việc Nga tuyên bố "sẵn sàng đàm phán" thực chất là một chiến thuật chính trị, nhằm gây nhiễu thông tin, chia rẽ phương Tây và duy trì các áp lực quân sự. Đây không phải lần đầu Điện Kremlin đưa ra thông điệp hòa bình, trong khi vẫn tiếp tục các cuộc tấn công ban đêm bằng drone và tên lửa vào hạ tầng dân sự của Ukraina.
Ukraina kỳ vọng tăng cường sự ủng hộ từ Mỹ
Vậy tại sao Ukraina vẫn muốn nối lại đàm phán? Đó là vì Kiev tin rằng, lúc này là thời điểm tốt để tranh thủ sự hậu thuẫn mạnh mẽ hơn từ Washington. Gần đây, tổng thống Donald Trump tỏ ra mất kiên nhẫn với tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong cuộc gặp với tổng thư ký NATO hôm 14/7, ông Trump cho biết ông "thất vọng" với Putin. Ông Trump nói : “chúng tôi tưởng đã đạt được thỏa thuận đến bốn lần, nhưng rồi ông ấy lại tấn công người ta vào ban đêm”. Ông cũng cam kết sẽ gửi một lượng lớn vũ khí cho Ukraina. Không chỉ tỏ thất vọng về Putin, tổng thống Mỹ còn đưa ra tối hậu thư: nếu Nga không ngừng bắn trong vòng 50 ngày, Mỹ sẽ áp thuế 100% lên tất cả các nước mua dầu khí từ Nga.
Đề xuất của tổng thống Zelensky được phần đông giới quan sát cho rằng chỉ là một động thái ngoại giao mang tính biểu tượng nhằm thể hiện tính nghiêm túc chính trị, đồng thời chia sẻ áp lực giải quyết xung đột ở cấp cao nhất. Nó cũng truyền đi thông điệp tới quốc tế rằng Ukraina nghiêm túc trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị chứ không phải Nga. Mặt khác, việc Kiev chủ động kêu gọi đối thoại còn nhằm củng cố thêm sự ủng hộ từ phía ông Trump, người đang tỏ ra ngày càng mệt mỏi với chiến thuật trì hoãn và nước đôi của ông Putin. Viễn cảnh về một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Ukraina, kéo dài đến nay đã hơn ba năm rưỡi, vẫn còn xa vời.
Anh Vũ
21/07/2025
Nguồn: RFI Tiếng Việt